Nga xuống nước hay thể hiện trên cơ?
Tổng thống Putin tuyên bố mềm mỏng sẵn sàng hợp tác với phương Tây và phát đi thông điệp về vai trò không thể thiếu của nước Nga.
Ngày 19/6, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố Nga cởi mở với thế giới và sẽ hợp tác với Phương Tây bất chấp những căng thẳng dai dẳng liên quan tới cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Phát biểu với các nhà đầu tư nước ngoài tại Diễn đàn kinh tế quốc tế St.Petersburg, Tổng thống Putin nói: “Nga cởi mở với thế giới. Chúng tôi tích cực hợp tác với các trung tâm tăng trưởng mới trên thế giới không có nghĩa là chúng tôi muốn giảm bớt sự chú ý tới việc đối thoại với các đối tác Phương Tây truyền thống”.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Diễn đàn kinh tế St.Peterburg 2015
Tuy nhiên, Tổng thống Putin đã đổ lỗi cho Phương Tây, đặc biệt là Mỹ, về cuộc khủng hoảng ở Ukraine. Ông đồng thời cho rằng Phương Tây cần gây sức ép lên Kiev để giúp giải quyết khủng hoảng.
Ngoài ra, nhà lãnh đạo Nga khẳng định Moskva sẵn sàng sử dụng ảnh hưởng của mình đối với khu vực miền Đông Ukraine để giúp các bên đi đến một thỏa hiệp và đảm bảo các thỏa thuận hòa bình đạt được hồi tháng Hai được thực thi đầy đủ.
Ông Putin tuyên bố: “Một khi các quyết định chính trị phát huy tác dụng thì sẽ không có vũ khí ở đó (miền Đông Ukraine-PV)”.
Nhà lãnh đạo Nga cũng tái khẳng định lập trường ủng hộ Tổng thống Syria Bashar al-Assad và phản đối nước ngoài can thiệp nhằm tìm cách chấm dứt cuộc xung đột đang ngày càng xấu đi tại quốc gia Trung Đông này.
Phát biểu ngắn của ông Putin đã phát đi thông điệp rõ ràng về sự sẵn sàng cũng như sức mạnh của Nga trong cuộc chiến trên nhiều mặt trận là kinh tế, chính trị và quân sự.
Về mặt kinh tế, ông Putin khẳng định bất chấp các biện pháp trừng phạt, bao vây của phương Tây, cũng như việc bị hạn chế tiếp cận thị trường vốn quốc tế và nội nhu giảm, nền kinh tế Nga vẫn không bị chìm sâu vào khủng hoảng.
Kinh tế Nga vẫn đứng vững bất chấp các biện pháp trừng phạt
Nga đã kiểm soát được lạm phát với chỉ số này trong tháng Tư chỉ là 0,5% và có xu hướng giảm. Ngoài ra, tỷ giá hối đoái cũng được bình ổn, tỷ lệ thất nghiệp được khống chế và chiến lược thay thế hàng nhập khẩu đã thu được những kết quả đáng ghi nhận.
Video đang HOT
Để thúc đẩy phát triển kinh tế, Tổng thống Putin yêu cầu cải thiện môi trường kinh doanh và tạo cơ hội cho các nhà đầu tư. Ông khẳng định Nga sẽ theo đuổi chính sách này và có đủ ngân quỹ để làm điều đó.
Tổng thống Putin nhấn mạnh cần phải củng cố liên kết trong Liên minh Kinh tế Á – Âu để phát triển khu vực Viễn Đông của Nga, đồng thời phải tăng cường quan hệ kinh tế với khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nơi hiện chiếm tới 1/4 tỷ trọng kinh tế thế giới.
Ông Putin cũng nhắc tới việc mới đây Liên minh Kinh tế Á – Âu đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA) đầu tiên với Việt Nam và khẳng định Nga sẽ nỗ lực hợp tác với tất cả các nước trên nguyên tắc bình đẳng, mở cửa với tất cả để đảm bảo thành công trong phát triển kinh tế.
Về mặt chính trị, phát biểu của Tổng thống Putin một lần nữa phát đi thông điệp về vai trò không thể thiếu của Nga trong nỗ lực giải quyết các vấn đề nóng mang tính toàn cầu, trong đó có cuộc khủng hoảng tại Ukraine và Syria.
Điều này cũng đồng nghĩa là một cảnh báo đối với các mưu đồ thao túng của Mỹ và phương Tây dựa trên cơ sở sức mạnh và số đông.
Lính dù của Nga
Về mặt quân sự, tuyên bố mạch lạc của ông Putin cho thấy Nga có đủ tự tin không chỉ để tự vệ mà còn duy trì tầm ảnh hưởng, khả năng kiềm chế và thế cân bằng chiến lược.
Ngay trong ngày 19/6, Tư lệnh lực lượng lính dù Nga (VDV), Thượng tướng Vladimir Shamanov cho biết họ đã thành lập các tiểu đoàn phản ứng nhanh có thể thực thi các nhiệm vụ chiến đấu cả ở Nga lẫn ở nước ngoài.
Interfax dẫn lời ông Shamanov xác nhận: “Để ứng phó nhanh với các mối đe dọa từ tất cả các hướng, hiện trong thành phần lực lượng của chúng tôi có hơn 10 tiểu đoàn VDV, có thể ngay lập tức thực thi các nhiệm vụ chiến đấu cả ở Nga và nước ngoài”.
Đây chính là đòn đáp trả tương xứng trước hành động của NATO. Sau hội nghị thượng đỉnh NATO ở Xứ Wales hồi tháng 9/2014, khối quân sự này đã nhất trí tăng quân số lực lượng phản ứng nhanh từ 13.000 lên 30.000 người.
Lãnh đạo NATO giải thích điều này là do tình hình châu Âu đã thay đổi đáng kể. Ngoài ra, để đối phó với hành động “xâm lược của Nga”, các thành viên của liên minh này thống nhất thành lập các trung tâm chỉ huy lực lượng phản ứng nhanh NATO ở các quốc gia Đông Âu – gồm Latvia, Litva, Estonia, Ba Lan, Romania và Bulgaria.
Linh Tường
Theo_Báo Đất Việt
Kỳ quan cầu 3 tầng hoành tráng của đế chế La Mã cổ đại
Cầu dẫn nước Pont du Gard cùng hệ thống máng dẫn nước dài 50km là công trình thể hiện trình độ thiết kế và thi công rất cao của người La Mã.
Cầu dẫn nước Pont du Gard cùng hệ thống máng dẫn nước dài 50km là công trình thể hiện trình độ thiết kế và thi công rất cao của người La Mã.
Bắc ngang qua sông Gardon tại vùng Vers Pont du Gard phía Nam nước Pháp, cầu dẫn nước Pont du Gard (Cầu Gard) là một cầu ba tầng hết sức độc đáo do đế chế La Mã xây dựng từ thời cổ đại.
Cay cầu này là một phần của hệ thống máng dẫn nước dài 50 km đưa nước từ sông Eure ở Uzès, gần Saint-Quentin-la-Poterie, đến thành phố La Mã Nemausus, nay là Nmes.
Cầu gồm 3 tầng với chiều dài 275 mét và độ cao tối đa 49 mét. Đây là cầu dẫn nước cao nhất trong số các công trình tương tự thời La Mã.
Về thiết kế, độ mở của các nhịp cầu hai tầng đầu là tương tự nhau vì các trụ nhịp của hai tầng này được đặt trùng lên nhau. Độ mở của các nhịp thay đổi từ 24,52 mét cho các nhịp bắc qua sông và 19,50 mét cho các nhịp còn lại. Các nhịp hẹp nhất có độ mở 15,5 mét. Các nhịp của tầng trên cùng có độ mở không đổi là 4,8 mét.
Hai tầng đầu và các trụ của tầng thứ ba của cầu dẫn nước Pont du Gard được xây dựng bằng cùng một loại gạch đá dày nửa mét, dài 2 mét và cân nặng tới 6 tấn. Các phiến đá này được ghép chính xác với nhau bằng cách chạm trực tiếp tại nơi ghép.
Các máng dẫn nước rộng 1,2 mét, cao 1,85 mét được xây từ các phiến đá xây dày 0,85 mét. Hệ thống này được bao bọc bởi các phiến đá lát dày 0,35 mét, rộng 1 mét và dài 3,65 mét.
Cầu dẫn nước Pont du Gard cùng hệ thống máng dẫn nước dài 50 km là một công trình thể hiện trình độ thiết kế và thi công rất cao của người La Mã cổ đại.
Do nguồn nước chỉ cao hơn các bể chứa của thành phố Nmes 12 mét nên công trình dẫn nước phải được tính toán cực kì cẩn thận,cuối cùng nó được xây dựng với độ nghiêng đáng kinh ngạc là 34 cm/1 km chiều dài, trên địa hình uốn khúc qua nhiều ngọn núi thấp và thung lũng của vùng.
Hệ thống này được xác định xây dựng trong khoảng từ năm 40 đến năm 60 SCN dựa trên những mảnh vỡ đồ gốm còn sót lại ở công trình, cộng với các dấu tích khác.
Hệ thống đã vận chuyển khoảng 20.000 mét khối nước mỗi ngày cho thành phố trong khoảng vài thế kỉ. Đến khoảng thế kỉ 5 thì hệ thống dẫn nước, trong đó có cầu Pont du Gard không còn tác dụng và công trình bắt đầu bị hủy hoại do con người và thiên nhiên.
Từ thế kỉ 19, công trình được nhìn nhận như một di tích lịch sử quan trọng của nước Pháp và bắt đầu được tu sửa vào các năm 1834, 1855-1857.
UNESCO đã đưa cầu dẫn nước Pont du Gard vào danh sách Di sản văn hóa thế giới năm 1985.
T.B (tổng hợp)
Theo_Kiến Thức
WHO thừa nhận thiếu sót khi xử lý cuộc khủng hoảng đại dịch Ebola Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thừa nhận những thiếu sót nghiêm trọng trong việc đối phó với đại dịch Ebola, đồng thời cho biết tổ chức đã lên kế hoạch thành lập một đội phản ứng nhanh với 1.000 thành viên để hành động ngay lập tức với các tình huống khẩn cấp trong tương lai. "Chúng tôi đã có...