Ngã xe máy, nam thanh niên bị thanh tre đâm xuyên cổ
Ngã trong lúc đi xe máy, thanh niên 31 tuổi bị một thanh tre dài 15 cm đâm xuyên qua cổ.
Bệnh viện đa khoa Hùng Vương (Phú Thọ) vừa cấp cứu nam thanh niên bị một thanh tre dài đâm vào cổ do ngã xe máy.
Trước đó, chiều 2-9, anh H.V.C. (31 tuổi, quê ở Tuyên Quang) bị ngã xe máy khi đang đi trên đường. Lúc này, anh C. bị một thanh tre đâm xuyên qua cổ theo hướng từ trước về sau, từ dưới dái tai bên phải ra phía sau gáy bên trái.
Thanh tre đâm xuyên qua vùng cổ nam thanh niên – Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Ngay sau đó, nam thanh niên được người dân đưa vào bệnh viện cấp cứu. Khi nhập viện, bệnh nhân bị mất máu nhiều vùng đầu. Hình ảnh chụp CT cho thấy dị vật làm tổn thương vỡ bờ cung sau đốt sống C2 lệch phải, có vài bóng khí lân cận và tổn thương nhiều tổ chức khác.
Sau hơn một giờ phẫu thuật cấp cứu, các bác sĩ đã lấy được dị vật là một thanh tre dài khoảng 15 cm, được xác định đâm lệch động mạch cảnh khoảng 5 cm. Đây là điều rất may mắn với bệnh nhân.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân được theo dõi chặt chẽ tại Khoa gây mê hồi sức.
Dị vật được lấy ra là đoạn tre dài 15 cm
Các bác sĩ khuyến cáo trong trường hợp người dân gặp tai nạn tương tự tuyệt đối không được rút dị vật, nên bất động tại chỗ và gọi ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
Ngoài ra, với các vết thương chảy máu do bị vật đâm hoặc cắt nên bịt kín bằng cách ép mép vết thương sát với dị vật. Dùng miếng vải vuông hoặc một khăn tam giác quấn lại thành vòng đệm xung quanh dị vật, sau đó dùng băng ép lại như với vết thương không có dị vật, chú ý không gây áp lực trực tiếp lên dị vật.
Video đang HOT
Loãng xương: Cách kiểm soát và phòng ngừa hiệu quả
Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp ở người luống tuổi, diễn tiến âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng.
Nhiều người lầm tưởng rằng loãng xương chỉ xảy ra ở phụ nữ.
Thực tế loãng xương có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Vậy loãng xương khi nào cần đi khám; biện pháp nào phòng ngừa hiệu quả?
1. Loãng xương xảy ra khi nào?
Loãng xương là tình trạng rối loạn chuyển hóa của xương, xương bị suy yếu cấu trúc và giảm khối lượng dẫn đến xương mỏng, xốp và dễ gãy.
Trước năm 30 tuổi, quá trình tạo xương sẽ diễn ra mạnh hơn phá hủy nên xương phát triển và mạnh khỏe. Sau năm 30 tuổi, quá trình tu sửa xương vẫn diễn ra nhưng sự tạo xương chậm lại dẫn đến xương bị suy yếu, mỏng và xốp hơn. Nếu một người khi còn trẻ có được khối lượng và cấu trúc xương tốt thì sẽ giảm nguy cơ bị loãng xương hơn khi về già.
1. Loãng xương xảy ra khi nào?2. Yếu tố tăng nguy cơ loãng xương3. Dấu hiệu nhận biết loãng xương4. Hệ lụy loãng xương5. Ai nên khám và đo loãng xương?6. Cách phòng ngừa loãng xương hiệu quả
Bên cạnh đó, các khoáng chất có trong xương, các hormone nội tiết tố và các cytokin cũng là các yếu tố quyết định hoạt động của chu chuyển xương và mật độ xương.
Nếu canxi và các khoáng chất trong xương không đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến mật độ và sức mạnh của xương. Hormone estrogen (nội tiết tố nữ) và androgen (nội tiết tố nam) thấp sẽ làm tăng quá trình mất xương. Đó là lý do phụ nữ mãn kinh sớm, nam giới bị thiểu năng sinh dục có nguy cơ cao bị loãng xương.
2. Yếu tố tăng nguy cơ loãng xương
Có một số yếu tố làm tăng nguy cơ loãng xương như:
Thiếu canxi và vitamin D.Thường xuyên hút thuốc lá và uống quá nhiều rượu bia.Suy dinh dưỡng hoặc ăn uống thiếu chất.Ít vận động.Mắc một số bệnh suy giảm tuyến sinh dục nam & nữ như: suy buồng trứng sớm, cắt buồng trứng, thiểu năng tinh hoàn...Sử dụng thời gian dài các thuốc corticosteroid, heparin, phenyltoin,...Tiền sử gia đình bị loãng xương hoặc gãy xương cột sống, xương vùng hông.
3. Dấu hiệu nhận biết loãng xương
Đa số các trường hợp loãng xương không có biểu hiện lâm sàng cho đến khi xảy ra tình trạng gãy xương. Một số triệu chứng có thể xảy ra khi một người đã bị loãng xương là:
Đau ở lưng, háng, mông, đùi hoặc đầu gối ở nhiều mức độ khác nhau.Chiều cao giảm dần đi theo độ tuổi.Dáng đi khom, lưng gù.Gãy xương đốt sống, xương cổ tay, xương vùng hông (trong đó có gãy cổ xương đùi)... sau một cú ngã hoặc chấn thương nhẹ.
Bệnh loãng xương có thể phòng ngừa hiệu quả bằng chế độ ăn uống, vận động hợp lý.
4. Hệ lụy loãng xương
Loãng xương sẽ khiến dễ bị gãy xương do té ngã. Những vị trí dễ gãy là xương vùng hông (trong đó có gãy cổ xương đùi), xương cổ tay và xương đốt sống. Mặc dù hiện nay đã có nhiều tiến bộ trong phẫu thuật nhưng biến chứng của gãy xương do loãng xương, đặc biệt ở người cao tuổi vẫn là một vấn đề lớn ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh và chi phí của xã hội.
Các vị trí gãy quan trọng như xương đốt sống, xương vùng hông có thể gây ra biến chứng như đau đớn, tàn phế, thậm chí là tử vong.
5. Ai nên khám và đo loãng xương?
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây loãng xương, vì vậy chúng ta nên tầm soát loãng xương để phát hiện nguy cơ, chẩn đoán mức độ loãng xương. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Chống loãng xương thế giới, những người trên 50 tuổi, có một trong những yếu tố sau nên đo mật độ xương:
Người thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia và caffein;Người bị suy dinh dưỡng, còi xương ở thời kỳ trước khi trưởng thành;Người thường bị té ngã, yếu cơ;Người có tiền sử gia đình bị loãng xương hoặc bị gãy xương, đặc biệt là gãy xương cột sống và hông;Người bị thiếu canxi và vitamin D;Người bị bệnh nội tiết, bệnh thận hoặc hội chứng cushing;Người bị các bệnh về xương khớp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp...;Người đang điều trị bệnh loãng xương.Phụ nữ mãn kinh sớm;Người trên 50 tuổi từng gãy xương ở độ tuổi trưởng thành;
Ngoài ra, những người có tiền sử hoặc hiện tại có dùng corticoid liều bất kỳ liên tục trong thời gian trên 3 tháng cũng cần khám và đo mật độ xương.
6. Cách phòng ngừa loãng xương hiệu quả
Nguyên nhân dẫn đến loãng xương phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên, có thể hạn chế nguy cơ loãng xương bằng các cách sau đây:
Loãng xương sau sinh: Nguyên nhân và giải pháp hạn chế, khắc phụcĐỌC NGAY
- Bổ sung canxi bằng dinh dưỡng: Những người trên 50 tuổi nên bổ sung canxi 1200mg/ngày. Sữa là nguồn cung cấp canxi quan trọng nhất. Ngoài ra canxi có trong rau ngót, cải xoăn, bông cải xanh, trái cây màu đậm, cá nhỏ ăn nguyên con, cá hồi, cá mòi, đậu nành, đậu phụ, hạnh nhân... Nếu lượng canxi từ thực phẩm không đủ, có thể bổ sung canxi theo chỉ định của các bác sĩ.
- Vitamin D: Cơ thể người có thể tự hấp thụ vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó có thể bổ sung vitamin D bằng cách ăn lòng đỏ trứng, cá biển, bột mì, ngũ cốc... hoặc uống viên vitamin D theo theo chỉ định của bác sĩ.
- Tập thể dục: Các bài tập thể chất hỗ trợ làm chậm quá trình loãng xương. Những bài tập chịu trọng lực tác động nhiều vào chân, hông và cột sống là những bài tập tốt cho xương bao gồm: đi bộ, nhảy dây, chạy bộ, tennis, cầu lông, bóng chuyền,...
- Không hút thuốc: Thuốc lá làm giảm nội tiết tố và hạn chế khả năng hấp thu canxi.
- Không uống rượu bia: Nếu uống trên 2 ly rượu mỗi ngày sẽ hạn chế khả năng hấp thu canxi của hệ tiêu hóa, đẩy nhanh quá trình mất xương.
- Phòng tránh té ngã: Tất cả mọi người đều cần phòng tránh té ngã, đặc biệt là người cao tuổi. Đối với những vị trí dễ ngã như cầu thang, bậc cửa, nhà tắm, nhà vệ sinh, dốc... cần cẩn thận hơn.
Bên cạnh việc duy trì thói quen ăn uống và sinh hoạt lành mạnh và khám sức khỏe, tầm soát mật độ xương định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh tật, tình trạng loãng xương ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bị phạt 15 triệu vì đánh con riêng của chồng Sau hai lần đánh con riêng của chồng bằng thanh tre gây thương tích, một người phụ nữ đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt hành chính 15 triệu đồng. Trao đổi với PV Báo CAND chiều 6/6, ông Đinh Ngọc Dạn - Chủ tịch UBND huyện Sông Hinh (Phú Yên) cho biết, bà Dương Thị Thọ (SN 1979,...