Nga xây trạm không gian mới, rời ISS từ năm 2025
Động thái trên sẽ chấm dứt hai thập kỷ hợp tác trong không gian giữa Mỹ và Nga, hai quốc gia cùng xây dựng và vận hành Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) từ sau Chiến tranh Lạnh.
Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Ảnh: NASA
Tân lãnh đạo của cơ quan vũ trụ Roscosmos Nga, ông Yuri Borisov ngày 26/7 tuyên bố các nhà du hành nước này sẽ rút khỏi dự án ISS từ năm 2025.
Báo cáo với Tổng thống Vladimir Putin tại cuộc họp ở Điện Kremlin cùng ngày, ông Borisov cho biết Roscosmos dự định hoàn thành mọi nghĩa vụ đối với các đối tác nước ngoài trong khuôn khổ dự án ISS, song vẫn quyết định rút khỏi trạm này sau năm 2024.
Video đang HOT
“Tôi cho rằng đến lúc đó, chúng ta sẽ bắt đầu lắp đặt một trạm quỹ đạo của riêng Nga,” ông nói thêm.
Theo kế hoạch của ông Borisov, các chuyến bay có người lái ra vũ trụ của Nga phải là một phần của chương trình khoa học có hệ thống để khai thác tối đa hiệu quả của mỗi sứ mệnh.
Ông Dmitry Rogozin, cựu Tổng giám đốc Roscosmos, từng dự đoán kế hoạch duy trì hoạt động ISS đến năm 2030 của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ sụp đổ trừ khi được đầu tư khoản tiền lớn để sửa chữa.
Trước đó, hồi tháng 4, ông Borisov cũng thừa nhận rằng các mô-đun trên ISS của Nga đã hết tuổi thọ.
Năm 1998, ISS được phóng vào không gian trong nỗ lực chung của các cơ quan vũ trụ Nga, Mỹ, Nhật Bản, Canada và châu Âu. Trạm vũ trụ này được chia thành hai phần riêng biệt, với phần sau do Mỹ và những đối tác khác của dự án điều hành.
Roscosmos trước đó đã chia sẻ bản phác thảo về Trạm dịch vụ quỹ đạo của Nga (ROSS). ROSS sẽ gồm bốn mô-đun và một nền tảng bảo trì tàu vũ trụ. Nó được thiết kế để tiếp đón phi hành đoàn từ hai đến bốn người.
Mỹ, Nga ký thỏa thuận nối lại các chuyến bay lên ISS
Ngày 15/7, Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga Roscosmos cho biết đã ký một thỏa thuận với Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) nhằm đảm bảo duy trì các hoạt động trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).
Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Ảnh: Reuters
Thỏa thuận trên cho phép các phi hành gia Nga bay trên tàu vũ trụ do Mỹ sản xuất và đổi lại, các phi hành gia Mỹ có thể đi trên tàu vũ trụ Soyuz của Nga.
Trong khi đó, NASA cho biết sẽ nối lại các chuyến bay lên ISS với Nga để đảm bảo hoạt động của ISS cũng như sự hiện diện của các nhà du hành Mỹ trên trạm nghiên cứu không gian này. Theo NASA, dự kiến nhà du hành người Mỹ Frank Rubio sẽ cùng hai đồng nghiệp người Nga bay lên ISS bằng tàu vũ trụ Soyuz của Nga vào ngày 21/9 tới.
Mỹ và Nga cùng quản lý ISS và cho đến nay, sự hợp tác giữa hai nước trong các chương trình liên quan đến vũ trụ vẫn được duy trì ổn định mặc dù giữa hai bên còn nhiều bất đồng. Phương Tây đã áp đặt các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga sau khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào cuối tháng 2. Bất chấp căng thẳng leo thang, hôm 30/3 vừa qua, một nhà du hành người Mỹ cùng 2 đồng nghiệp của Nga trên ISS đã trở về Trái Đất bằng tàu vũ trụ Soyuz MS-19 của Nga.
Phi hành gia Nga cầm cờ hai nước cộng hòa tự xưng ở Donbass trên trạm ISS Cơ quan vũ trụ Nga Roscosmos đã công bố bức ảnh cho thấy các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) cầm cờ của Cộng hòa Nhân dân Luhansk và Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng. Các nhà du hành vũ trụ Nga Oleg Artemyev, Denis Matveev và Sergey Korsakov chụp ảnh với lá cờ của Cộng hòa Nhân...