Nga xây dựng trật tự thế giới năng lượng mới
Vị thế ngày càng được củng cố của Nga với tư cách là nhà cung cấp năng lượng toàn cầu quan trọng đang thể hiện rõ ở mức xuất khẩu dầu thô quốc tế cao, mức sản xuất ổn định bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây.
Ảnh hưởng của Nga trên thị trường năng lượng vẫn tiếp tục mở rộng trên toàn cầu. Ảnh: TASS
Chuyên gia người Ấn Độ Hriday Sarmal, nhà nghiên cứu độc lập về các vấn đề năng lượng nhận định, trong thời gian qua, bất chấp hàng loạt lệnh trừng phạt của phương Tây, Nga đã chứng tỏ được sự kiên cường và khả năng ứng phó với nhiều thách thức, khẳng định vị thế thống trị và có trách nhiệm của mình trong hệ thống năng lượng toàn cầu. Khả năng phục hồi này cho thấy tầm quan trọng chiến lược và sự thích ứng của Nga với những thay đổi địa chính trị, cũng như vai trò của nước này với tư cách là nhân tố chủ chốt trong việc định hình bản chất và trật tự năng lượng quốc tế mới nổi.
Vào tháng 3 năm nay, xuất khẩu dầu thô bằng đường biển quốc tế của Nga đã tăng lên mức cao nhất, với lượng xuất khẩu đạt 590.000 thùng mỗi ngày. Sự gia tăng này đã tái khẳng định vị thế của Moskva bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây nhắm vào xuất khẩu năng lượng từ Nga. Trước đó, Nga đã duy trì vị trí là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất toàn cầu trong tháng thứ 15 liên tiếp cho đến tháng 12/2023, theo ước tính của Vortexa, một nền tảng phân tích thị trường năng lượng và vận tải hàng hóa có trụ sở tại Anh.
Có thể nói, Nga đã nỗ lực thích ứng với những thay đổi bằng các biện pháp được tính toán kỹ lưỡng, bao gồm đa dạng hóa xuất khẩu dầu mỏ và tìm kiếm các thị trường mới ngoài các thị trường truyền thống để duy trì doanh số bán dầu thô ở mức 10 triệu thùng/ngày năm 2023 (theo báo cáo của Rosstat). Bất chấp những thách thức về vận tải và vận chuyển, xuất khẩu xăng, dầu diesel và dầu mazut vẫn ổn định. Sự đa dạng hóa đã giúp Moskva ứng phó hiệu quả tác động của lệnh cấm vận của EU.
Trong một động thái chiến lược, công ty dầu khí Nga Rosneft và Tập đoàn Dầu khí Ấn Độ đã chuyển sang sử dụng tiêu chuẩn dầu Dubai tập trung vào châu Á thay vì tiêu chuẩn dầu Brent do châu Âu thống trị. Điều này đã khuyến khích Nga hướng tới tiếp cận các thị trường đang phát triển nhanh, chủ yếu ở châu Á.
Ảnh hưởng của Nga trên thị trường năng lượng vẫn tiếp tục mở rộng trên toàn cầu. Theo Niels Rasmussen, Giám đốc phân tích vận tải tại BIMCO, kể từ khi EU trừng phạt xuất khẩu dầu của Nga vào năm 2022, dầu thô và các sản phẩm dầu (CPP) của đã tìm được người mua mới. Ấn Độ và Trung Quốc đã nhập khẩu phần lớn dầu thô và các sản phẩm dầu trong khi Thổ Nhĩ Kỳ và Brazil nổi lên là những khách hàng chính của CPP. Tính đến thời điểm hiện tại, nhập khẩu CPP Nga của Brazil đã tăng 135% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong lịch sử, Mỹ là nhà cung cấp CPP chính cho Brazil, chiếm khoảng 50% tổng lượng nhập khẩu CPP của Brazil. Kể từ tháng 4/2023, Nga là nhà cung cấp chính và khối lượng từ Mỹ đã giảm gần 50% từ đầu năm đến nay so với cùng kỳ năm ngoái. Thay vào đó, xuất khẩu của Mỹ sang châu Âu lại tăng lên.
Video đang HOT
Từ đầu năm đến nay, Nga đã cung cấp 50% tổng lượng CPP nhập khẩu của Brazil và Mỹ cung cấp 13%. Tổng cộng 16% tổng lượng xuất khẩu CPP của Nga đã được chuyển đến Brazil, quốc gia nổi lên là nước nhập khẩu CPP lớn thứ hai của Nga sau Thổ Nhĩ Kỳ với lượng nhập khẩu là 29%. Trước đó tờ Financial Times trích dẫn số liệu chính thức của chính phủ Nga cho biết, vào năm 2023, nhập khẩu dầu diesel từ Nga của Brazil đã tăng 6.000% lên 6,1 triệu tấn, từ mức chỉ 101.000 tấn một năm trước đó. Theo dữ liệu của chính phủ Nga, giá trị nhập khẩu dầu diesel của Brazil bằng đô la Mỹ đã tăng 4.600% lên 4,5 tỷ USD, so với lượng dầu diesel trị giá 95 triệu USD mua từ Nga vào năm 2022.
Tương tự, Cuba phụ thuộc nhiều vào dầu thô nhập khẩu của Nga để đáp ứng nhu cầu điện trong bối cảnh thách thức kinh tế và các lệnh trừng phạt của Mỹ. Tại Venezuela, các khoản đầu tư và cho vay đáng kể của Nga đã củng cố vị thế của nước này trên thị trường dầu mỏ, trong đó Roszarubezhneft chiếm tới 15-20% tổng sản lượng dầu của Venezuela.
Hơn nữa, sự hợp tác ngày càng tăng của Nga với các nước Trung Á trong việc vận chuyển khí đốt và cung cấp dầu cho thấy chỗ đứng ngày càng vững chắc của Nga trong khu vực. Ví dụ, xuất khẩu dầu của Nga sang Kazakhstan đạt 1,5 tỷ USD vào năm 2023 (so với 1,2 tỷ USD của năm trước). Bên cạnh đó, sự hợp tác của Nga với Uzbekistan trong việc thành lập liên minh khí đốt ba bên, cùng với Kazakhstan, làm nổi bật tầm ảnh hưởng ngày càng mở rộng của Nga. Điều này cũng được chứng minh bằng hợp đồng được ký kết gần đây giữa Gazprom và đối tác phía Uzbekistan về dịch vụ vận chuyển khí đốt.
Các quốc gia châu Phi cũng thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến việc hợp tác với Nga vì họ nhận ra những lợi ích tiềm tàng của việc hợp tác trong lĩnh vực năng lượng. Nga đáp lại bằng cách tăng cường hợp tác với các quốc gia này. Đáng chú ý, Ai Cập đã nổi lên như một nước nhận đầu tư năng lượng chính của Nga, với các dự án như Nhà máy điện hạt nhân El Dabaa, liên quan đến khoản đầu tư trị giá 30 tỷ USD, báo hiệu sự hợp tác sâu sắc hơn trong lĩnh vực này.
Tại Sudan, những nỗ lực của Nga nhằm thành lập một cảng biển với khoản đầu tư ước tính khoảng 500 triệu USD, nhấn mạnh lợi ích chiến lược của nước này trong việc đảm bảo khả năng tiếp cận các nguồn năng lượng của châu Phi. Ngoài ra, Algeria đã tăng cường hợp tác với Nga trong sản xuất và thăm dò khí đốt tự nhiên, với các liên doanh như dự án In Salah CCS góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung. Những diễn biến này thể hiện cam kết của Nga trong việc mở rộng sự hiện diện năng lượng ở châu Phi, phù hợp với mục tiêu rộng lớn hơn là đa dạng hóa quan hệ đối tác năng lượng trên toàn thế giới.
Cùng với đó, mục tiêu của Nga hướng tới việc thành lập Trật tự Năng lượng BRICS châu Phi nhấn mạnh chiến lược của nước này nhằm phát triển một trật tự năng lượng toàn cầu mới, chủ yếu bao trùm các quốc gia mới nổi và đang phát triển nhanh trên toàn thế giới. Việc Tổng thống Nga Vladimir Putin tái đắc cử cũng sẽ cho phép ông biến tầm nhìn của mình về BRICS thành các cam kết và quan hệ đối tác hữu hình, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng, nơi vai trò của Nga vừa quan trọng vừa ngày càng mở rộng.
Tóm lại, chuyên gia Sarmal kết luận, trong bối cảnh nhu cầu năng lượng toàn cầu ngày càng tăng và xu hướng tìm kiếm các nguồn năng lượng đa dạng, đáng tin cậy, vị thế ngày càng được củng cố của Nga với tư cách là nhà cung cấp năng lượng toàn cầu quan trọng đang thể hiện rõ ở mức xuất khẩu dầu thô quốc tế cao, mức sản xuất ổn định bất chấp lệnh trừng phạt của phương Tây và sự công nhận từ các nước đang phát triển như một cường quốc năng lượng thực sự.
Sự tham gia tích cực của Nga trong BRICS và sự hợp tác sâu rộng ở châu Phi báo hiệu một cách tiếp cận mang tính thay đổi nhằm tái cấu trúc các liên minh và trật tự năng lượng toàn cầu. Chiến lược này không chỉ giúp đa dạng hóa chuỗi cung ứng năng lượng toàn cầu mà còn nuôi dưỡng hệ sinh thái an ninh năng lượng chung và sự thịnh vượng kinh tế giữa các quốc gia đang phát triển. Nó phù hợp với lợi ích kinh tế và khát vọng địa chính trị rộng lớn hơn của Nga, đồng thời mở đường cho một khuôn khổ hợp tác năng lượng toàn cầu toàn diện hơn, thách thức các quyền bá chủ truyền thống và ủng hộ một trật tự thế giới cân bằng, đa cực.
Kazakhstan, Uzbekistan tăng cường hợp tác năng lượng với Nga
Nhiều yếu tố đã làm thay đổi quan điểm của Uzbekistan và Kazakhstan trong hợp tác với Nga về khí đốt.
(Từ trái sang) Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev tại cuộc gặp ở Moskva ngày 7/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nhận định của chuyên gia Cosimo Antonio Strusi thuộc Viện Phân tích Quan hệ Quốc tế (IARI), việc hợp nhất liên minh ba bên với Kazakhstan và Uzbekistan cho phép Nga tìm ra một lối thoát mới để xuất khẩu khí đốt tự nhiên, sau khi Moskva ngày càng rời xa thị trường châu Âu. Ở cấp độ địa chính trị, thỏa thuận này sẽ cho phép Nga khai thác vị thế là nhà cung cấp năng lượng để tăng cường ảnh hưởng ở Trung Á.
Cụ thể, cuối tháng 2 vừa qua, hãng thông tấn Gazeta.uz (Uzbekistan) đưa tin Chính phủ Uzbekistan dự định phân bổ 500 triệu đô la Mỹ để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng năng lượng nhằm tăng hiệu quả. Khoản đầu tư này sẽ tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường nhập khẩu khí đốt của Nga vào quốc gia Trung Á này, từ 9 tỷ mét khối như thỏa thuận ban đầu với Gazprom, lên 32 tỷ mét khối mỗi ngày.
Các bên đã đạt thỏa thuận chính thức hóa việc Nga gia nhập thị trường năng lượng Trung Á vào tháng 6/2023, nhân dịp Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg với sự tham gia của Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng người đồng cấp Uzbekistan là Shavkat Mirziyoyev và người đồng cấp Kazakhstan là Kassym-Jomart Tokayyev.
Thỏa thuận đã thiết lập liên minh khí đốt ba bên giữa Nga, Kazakhstan và Uzbekistan. Đây là một dự án do Điện Kremlin đề xuất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nguồn năng lượng này trong không gian hậu Xô Viết. Nga bắt đầu cung cấp khí đốt cho hai nước trên chính thức từ ngày 7/10/2023.
Nguồn gốc thỏa thuận và tác động địa chính trị
Ý tưởng thành lập liên minh khí đốt trên nảy sinh trong cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và ông Tokayev vào tháng 11/2022, với khả năng có sự tham gia của nước láng giềng Uzbekistan. Tuy nhiên, trong những tuần tiếp theo, chính phủ hai nước Trung Á tỏ ra không quan tâm nhiều đối với dự án, có lẽ do lo ngại bị trừng phạt từ phương Tây trong thời điểm nhạy cảm liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Sau đó, cả hai nước dần dần từ bỏ thái độ thờ ơ ban đầu, chấp nhận đề xuất của Nga và tham gia vào các cuộc đàm phán và ký kết thỏa thuận lịch sử.
Có rất nhiều lý do khiến cả Uzbekistan và Kazakhstan từ bỏ quan điểm ban đầu, bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng ảnh hưởng đến toàn bộ Trung Á trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến năm 2023. Bất chấp nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, cả Kazakhstan và Uzbekistan cũng như những nước khác trong khu vực đã phải đối mặt với tình trạng mất điện và thiếu khí đốt liên tục trong những tháng mùa đông.
Nguyên nhân của tình trạng thiếu năng lượng có thể khác nhau, nhưng trong số các yếu tố quan trọng nhất, nhu cầu nội địa tăng lên và cơ sở hạ tầng yếu kém đã đóng một vai trò quan trọng. Hơn nữa, ở Uzbekistan, cuộc khủng hoảng càng trở nên trầm trọng hơn do lựa chọn của chính phủ loại bỏ một phần khí đốt sản xuất trong nước khỏi tiêu dùng trong nước, với mục đích phân bổ cho thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Chỉ trong giai đoạn gay gắt nhất của cuộc khủng hoảng mùa đông, Tashkent mới quyết định đình chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc, trước sự phản ứng của người dân.
Thứ hai là thực tế không có đối tác và giải pháp thay thế khí đốt Nga nào mà đủ khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng của khu vực.
Việc thành lập liên minh khí đốt ba bên sẽ cho phép Nga vượt qua, ít nhất một phần, những khó khăn kinh tế mà nước này phải đối mặt sau khi quan hệ với châu Âu ngày càng xấu đi.
Trong ngắn hạn, nguồn cung khí đốt từ Moskva chắc chắn cũng sẽ hữu ích cho Uzbekistan và Kazakhstan, giúp tránh được một cuộc khủng hoảng năng lượng mùa đông mới, cũng như được hưởng lợi từ các khoản đầu tư do Nga thúc đẩy để tăng cường cơ sở hạ tầng địa phương. Đồng thời, nguồn cung cấp năng lượng của Nga có thể cho phép các nước Trung Á này khởi động lại xuất khẩu sang Trung Quốc, từ đó sẽ có thể hưởng lợi từ việc mua khí đốt với mức giá phải chăng để đáp ứng nhu cầu của mình.
Trong trung và dài hạn, thỏa thuận này dường như củng cố vai trò của Nga trong các động lực địa chính trị ở Trung Á, tái khẳng định vị thế của Moskva với tư cách là đối tác kinh tế, đồng thời là nhà bảo đảm an ninh năng lượng trong khu vực.
Armenia vẫn phụ thuộc năng lượng quá lớn vào Nga Bất chấp những nỗ lực nhằm đa dạng hóa các liên minh chính trị và xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với phương Tây, nền kinh tế và năng lượng Armenia vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào Nga. Nga sẽ giúp hiện đại hóa nhà máy điện hạt nhân của Armenia. Ảnh: AFP/TTXVN Theo mạng tin eurasianet.org mới đây, bất chấp...