Nga xây dựng kinh tế tự chủ: “Mỹ không dại gì ép Nga…”
Nếu bế quan toả cảng, nước Nga vẫn sống đến hàng trăm năm, trong khi Mỹ và các nước khác làm vậy thì họ sẽ “chết” trước.
TS Nguyễn Cảnh Toàn, Trung tâm nghiên cứu Nga và SNG (Viện Nghiên cứu châu Âu) khẳng định như vậy khi trao đổi với Đất Việt về việc nước Nga đi theo con đường kinh tế tự chủ trong bối cảnh Mỹ và phương Tây đang tiến hành các biện pháp trừng phạt lên Moscow.
Nước Nga sẽ ngày càng mạnh lên
Theo TS Nguyễn Cảnh Toàn, nguyên nhân sâu xa của các biện pháp trả đũa về kinh tế mà Mỹ và phương Tây đã và đang áp đặt lên Nga xuất phát từ bài toán lợi ích của nước Mỹ.
“Mỹ không hài lòng khi Nga cản đường lợi ích của mình. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Mỹ mang tham vọng một mình nước này bá chủ thế giới và Washington không ngờ sau 15 năm cầm quyền, Putin đã đưa nước Nga trở lại vị thế gần như trước, thậm chí có nhiều mặt vượt thời kỳ Liên Xô.
Điều đó ảnh hưởng đến quyền lợi của Mỹ, Mỹ không còn là kẻ một mình một chợ nữa. Bởi vậy, Mỹ không bao giờ muốn Nga mạnh bằng hoặc hơn mình. Muốn phá thế phát triển của Nga thì chọc ngay vào nách Nga và Ukraine là vị trí tốt nhất. Đây là vấn đề địa chính trị, là bài toán lợi ích của nước Mỹ chứ không phải Nga xâm lược Ukraine. Đất nước Nga rộng lớn, bằng 1/6 diện tích thế giới, họ còn có hơn 1 triệu km2 ở Bắc Cực nên Nga không cần làm điều đó”, ông chỉ rõ.
Nước Nga đang hướng đến nền kinh tế tự chủ để đối phó với đòn trừng phạt của phương Tây
Việc Nga xây dựng đường lối kinh tế độc lập, tự chủ, theo TS Nguyễn Cảnh Toàn, chính là để bớt phụ thuộc vào Mỹ và phương Tây về khoa học, kỹ thuật, nông sản… Muốn vậy, Nga phải cải cách cơ cấu kinh tế để không phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng và nguyên liệu, thay vào đó đẩy mạnh xuất khẩu những sản phẩm kết tinh trí tuệ, có hàm lượng chất xám cao.
“Một nền kinh tế nếu chỉ lấy nguyên liệu, năng lượng ra xuất khẩu thì khi các nước không mua nữa hoặc giá dầu giảm lập tức sẽ lâm vào khó khăn. Nga đang động viên tất cả, đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp phát triển lên. Cần phải lưu ý rằng tự chủ ở đây không có nghĩa là đóng cửa, bế quan toả cảng, mặc dù nếu nước Nga có đóng cửa, không buôn bán giao thương, không chơi với ai thì nước Nga vẫn sống đến hàng trăm năm. Còn nếu Mỹ và các nước khác bế quan toả cảng thì họ sẽ “chết” trước”.
Vị chuyên gia về nước Nga khẳng định, Moscow đang đi theo một đường lối đúng đắn khi tăng cường phát triển nội lực, tăng cường tiêu dùng trong nước, ít phụ thuộc vào nước ngoài nhưng vẫn sẵn sàng chìa tay hợp tác.
“Nền khoa học cơ bản của Nga chỉ thua Mỹ. Nga hoàn toàn làm được tất cả, nhưng trong quan hệ quốc tế không phải lúc nào cũng thẳng thừng với nhau. Ví dụ, trong thương vụ tàu Mistral, Pháp không giao tàu thì Nga vẫn có thể đóng được tàu tốt hơn, rẻ hơn. Vệ tinh, tên lửa vũ trụ phức tạp, hiện đại hơn nhiều Nga còn làm được huống chi là tàu chiến. Nga chẳng đóng đuôi tàu Mistral rồi sắp tới đóng tàu sân bay thứ hai đó thôi? Nhưng tại sao họ lại chỉ tuyên bố vài câu rồi im lặng? Ấy là vì họ muốn giữ thể diện cho Pháp. Tàu Mistral không phải là một thứ gì quá kinh khủng nhưng người Pháp đã phát minh ra nó và bản quyền thuộc về họ”.
Bởi vậy, TS Nguyễn Cảnh Toàn cho rằng, người Mỹ dù sợ nhất Nga nhưng không dại gì mà ép Nga.
“Mỹ không dại gì ép Nga đến mức để nước này liên kết với Trung Quốc. Một khi Nga-Trung thành đồng minh chiến lược thì Mỹ sẽ “chết”. Trong hai ba thập kỷ nữa, quan hệ Nga-Mỹ có thể cải thiện và Nga sẽ không yếu đi, trái lại ngày càng mạnh lên, còn Mỹ thậm chí có thể yếu đi”.
Lệnh trừng phạt không có tác dụng với Nga
Video đang HOT
Theo TS Nguyễn Cảnh Toàn, khi Nga tiến tới nền kinh tế tự chủ thì những nước chậm thay đổi cơ cấu kinh tế sẽ tiếp tục phải xếp hàng sang Nga.
Ông dẫn câu chuyện Ba Lan kêu gọi người dân nước này ăn táo sau khi Nga cấm hoàn toàn nhập khẩu táo từ Ba Lan (Ba Lan là thành viên của EU). Theo đó, Ba Lan là một nước sản xuất táo lớn nhất thế giới, với sản lượng hơn 4 triệu tấn/năm. Nông dân Ba Lan chủ yếu sống bằng nghề trồng táo, và táo cũng là nguồn thu ngoại tệ chính cho đất nước nông nghiệp này. Trước đây, Nga là thị trường nhập khẩu táo chính của Ba Lan, chiếm tới gần 60% sản lượng táo xuất khẩu của nước này.
Tuy nhiên từ cuối năm 2014, cùng với các biện pháp trừng phạt kinh tế của EU, Nga đã cấm nhập táo từ Ba Lan. Điều này đã đẩy việc tiêu thụ táo của Ba Lan vào tình cảnh vô cùng khốn khó. Để cứu người trồng táo, Chính phủ Ba Lan đã kêu gọi người dân tăng cường tiêu thụ táo, coi nó như một phần của phong trào “lòng yêu nước trái cây”. Thậm chí, uống rượu táo và ăn táo đã trở thành “nghĩa vụ yêu nước” đối với người dân Ba Lan. Tuy nhiên giải pháp như vậy chỉ là tạm thời, không thể kéo dài.
Tương tự, 60% sản phẩm công nghiệp quốc phòng của Ukraine xuất khẩu sang Nga, giờ đây khi Nga ngừng nhập nước này bị rơi vào thế khó bởi các sản phẩm quốc phòng Ukraine muốn xuất khẩu sang các nước phương Tây buộc phải chuyển sang tiêu chuẩn NATO. Muốn làm được điều này phải cải tạo hạ tầng cơ sở, đòi phải một số tiền không lồ, Ukraine lấy ở đâu ra?
Với người Nga, ông Toàn cho rằng, khi cải tạo cơ cấu kinh tế, chắc chắn cũng sẽ vấp phải rất nhiều khó khăn bởi “muốn xây dựng kinh tế mạnh, khoa học kỹ thuật phải là ngọn cờ tiên phong. Nga phát triển khoa học công nghệ nhưng vẫn chưa đủ, phải nhập khẩu mà đối tác không bán, Nga sẽ bị đẩy vào thế khó. Hay người Nga vốn có thói quen dùng hàng hoá nhập khẩu, giờ phải tự sản xuất nên đòi hỏi phải có thời gian”.
Tuy nhiên, TS Nguyễn Cảnh Toàn khẳng định nước Nga sẽ làm được và khi đó, nước Nga sẽ càng mạnh lên.
“Nga dù khó khăn nhưng vẫn đầu tư 600 tỷ USD để phát triển quân sự đến năm 2020. Kế hoạch này không hề thay đổi trước và sau trừng phạt. Thứ nữa, Nga có nguồn dự trữ ngoại tệ rất mạnh, trên 500 tỷ USD. Nga đã linh hoạt chuyển hướng đề phòng Ukraine và EU không mua năng lượng, thay vì “dòng chảy phương Nam” Nga xây dựng “dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” khiến một loạt nước cuống lên. Chưa hết, Nga còn cả thị trường rộng lớn phía Đông với hợp đồng khí đốt 400 tỷ USD với Trung Quốc, chưa kể các nước Nhật, Hàn, Triều Tiên…”.
Bởi vậy, một lần nữa, ông Toàn khẳng định, lệnh trừng phạt của Mỹ và phương Tây không có tác dụng, nước Nga không chết, tín nhiệm của người dân đối với Tổng thống Putin ngày càng tăng.
“Nga có sức sống kỳ lạ. Nếu chỉ nhìn những cái thông thường thì không thể hiểu được nước Nga”, ông kết luận.
Theo Thành Luân
Đất Việt
Mỹ và EU sắp "hết võ" đấu với Nga?
Bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ và EU, kinh tế Nga đang có dấu hiệu khởi sắc và sẽ phát triển chậm nhưng ổn định trong giai đoạn trung hạn.
Nền kinh tế Nga đang có dấu hiệu khởi sắc
Ngày 23/03, Hãng tin Anh Reuters cho rằng, Hoa Kỳ hầu như không còn khả năng tăng cường trừng phạt chống Nga. Những lĩnh vực quan trọng nhất họ đều đã thực hiện và đã đạt được những hiệu quả ban đầu nhưng dần dần hiệu quả của chúng đã giảm đi rõ rệt.
Reuters cho rằng, Hoa Kỳ đã và sẽ cố tìm cách gia tăng bao vây, cấm vận, trừng phạt Nga, trong đó chống lại vũ khí chính của Moscow là năng lượng. Tuy nhiên, khi tính đến hàng loạt yếu tố khách quan thì thấy những "chiêu thức" của chính quyền Obama đưa ra khá là hạn chế.
Khối năng lượng là mục tiêu chính của lệnh trừng phạt mà phương Tây áp đặt chống Nga. Tuy nhiên, như nhận xét của hãng thông tấn, đối với những "mục tiêu dễ tiếp cận hơn cả", cụ thể như các cơ sở khai thác dầu khí ở Siberia và Bắc Cực, thì đòn tấn công đã thực hiện mà không mấy hiệu quả.
Theo góc nhìn của Reuters, Hoa Kỳ có thể áp đặt biện pháp trừng phạt đánh vào ngành xuất khẩu dầu mỏ của Nga, theo cùng một cách như người Mỹ đã làm với Iran. Thế nhưng, trong trường hợp như vậy Nga có thể đáp trả bằng cách hạn chế nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu hoặc tăng giá.
"Nếu Hoa Kỳ bắt đầu thao túng giá dầu, thì ắt là Nga sẽ thao túng với giá khí đốt. Và châu Âu sẽ không vì bất cứ cái gì mà chịu chấp nhận thiệt hại đó" - hãng Reuters dẫn lời ông Carlos Pascual, cựu nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chuyên trách vấn đề năng lượng.
Thời gian qua, châu Âu đã hô hào đa dạng hóa nguồn cung khí đốt để thoát khỏi sự phụ thuộc vào Nga. Tuy nhiên, chiến lược này có thực hiện được thì cũng nằm trong kế hoạch dài hạn, còn trên thực tế hiện châu lục này vẫn phải phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung cấp từ Nga.
Khi châu Âu thoát khỏi "thòng lọng" của Nga thì cũng đến lúc Moscow điều chỉnh xong cơ cấu nên kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào xuất khẩu năng lượng hoặc hình thành những thị trường mới, đặc biệt là ở châu Á. Đến lúc đó, chính châu Âu mới tiếc nuối nguồn khí đốt giá rẻ của Nga.
Bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ và EU, kinh tế Nga vẫn có dấu hiệu khởi sắc
Cũng trong ngày 23/03, Hãng tin Bloomberg của Mỹ đăng tải bài viết cho biết, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu, kinh tế Nga đang hồi phục chậm nhưng vững chắc. Đây là tín hiệu cho thấy lệnh trừng phạt của phương Tây bắt đầu hết hiệu quả.
Theo các nhà phân tích của hãng này, đồng rúp đã ổn định, và từ đầu năm 2015 đến nay, biến động của nó đã trở nên thấp hơn so với bất kỳ đồng tiền quốc gia nào trong danh sách 30 loại tiền tệ được giao dịch nhiều nhất.
Bloomberg lưu ý rằng lợi nhuận trái phiếu các công ty Nga đang tăng: Từ đầu năm đến giờ đã tăng 7,3%. Ví dụ như, công ty Micex của Nga cho thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn so với những đối thủ cạnh tranh của họ từ các nước khác.
Ngoài ra, bất chấp những lệnh trừng phạt Nga trong lĩnh vực hợp tác quân sự, tăng trưởng trong lĩnh vực xuất khẩu vũ khí của Nga vẫn đang ổn định. Không những mở thêm những thị trường mới, Nga còn "ẵm" mất một số thị trường truyền thống của Mỹ như Ai Cập hay Iraq.
Theo Cục Thống kê Nhà nước Liên bang, tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga trong năm 2014 giảm còn 0,6% từ mức 1,3% của năm trước đó. Ngoài ra, dự kiến thâm hụt ngân sách của Nga năm 2015 sẽ cao hơn mức 0,5% năm 2014, nhưng sẽ thấp hơn mức khủng hoảng 5,9% của năm 2009.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, đây là những con số chấp nhận được trong bối cảnh Moscow đang chịu khó khăn trùng trùng từ những lệnh trừng phạt của Washington và Brussels áp đặt lên nền kinh tế Nga. Thậm chí có thể nói rằng, kinh tế nước này đang có những dấu hiệu khởi sắc sau 1 năm chịu lệnh trừng phạt.
Nga đang nỗ lực thoát sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu m
Mỹ sắp "hết bài" trừng phạt Nga?
Các lệnh trừng phạt kinh tế và giá dầu giảm đã khiến kinh tế Nga hao hụt khoảng 200 tỷ USD khó khăn là thời điểm để Moscow chuyển mình theo hướng phát triển bền vững bằng cách đa dạng hóa nền kinh tế của mình, đặc biệt việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế.
Điểm cốt lõi trong lộ trình khôi phục kinh tế mà điện Kremlin đưa ra là nâng cao khả năng thích ứng với sự biến động của giá dầu thế giới, đồng nghĩa với việc giảm thiểu sự lệ thuộc của nền kinh tế Nga vào nguồn tài nguyên năng lượng, đồng nghĩa với tăng trưởng bền vững và khuyến khích đầu tư vào sản xuất thực tế
Các chuyên gia phân tích của Mosscow Times cho rằng, giá dầu và tỷ giá đồng Rúp ổn định là nhân tố quan trọng nhưng gói kích thích kinh tế 21 tỷ USD mà Moscow công bố hôm 21/1 và sự ổn định của tình hình Ukraine sau thỏa thuận Minsk mới là yếu tố quyết định của sự phục hồi kinh tế Nga.
Trong báo cáo trình Tổng thống Vladimir Putin, Phó thủ tướng Igor Shuvalov nêu rõ, hỗ trợ từ kế hoạch trên sẽ được thực hiện qua nhiều hình thức, trong đó có ngân sách, trái phiếu, các bảo đảm của Chính phủ và giãn nợ thuế.
Trong tổng số 1.375 tỷ Rúp (tương đương 21 tỷ USD), 50 tỷ Rúp sẽ được chi bổ sung cho lĩnh vực nông nghiệp, trong khi lĩnh vực công nghiệp sẽ nhận thêm 20 tỷ và 16 tỷ dành cho lĩnh vực y tế.
Chính phủ Nga sẽ xây dựng một số chương trình hỗ trợ xuất khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp lớn thuộc các ngành công nghiệp, năng lượng, nông nghiệp, giao thông, thông tin liên lạc...
Trong bối cảnh đó, Chính phủ và Ngân hàng Trung ương Nga đã phối hợp thực hiện các biện pháp và thỏa thuận với các nhà xuất khẩu lớn để các tập đoàn này cung cấp nguồn ngoại tệ thu được cho nhà nước, giúp Moscow thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nước ngoài, thay vì bán ra thị trường.
Nếu không ra được "chiêu mới", ngón đòn cấm vận của Mỹ sẽ hết tác dụng?
Ngoài ra, Thỏa thuận Minsk 2 được các bên thông qua ngày 12/2 vừa qua chính là giá trị của "ẩn số" Ukraine đối với sự phục hồi kinh tế của Nga. Thỏa thuận Minsk 2 đã có tác động ngay lập tức đến thị trường chứng khoán ở Nga cũng như diễn biến tỷ giá của đồng ruble so với USD.
Nếu so sánh giá dầu là yếu tố sống còn của nền kinh tế Nga, thì tình hình Ukraine diễn biến theo chiều hướng tích cực sẽ là nhân tố hứa hẹn tháo gỡ những căng thẳng trong kinh tế Nga. Tuy nhiên, Moscow sẽ phải đề phòng những "nhân tố bí ẩn" phá hoại thỏa thuận này, để có cớ gia tăng trừng phạt.
Hãng tin Mỹ Bloombeg cho rằng, ngón đòn cấm vận của Mỹ sẽ chỉ phát huy tác dụng trong giai đoạn ngắn hạn và chỉ đạt được hiệu quả cao nhất nếu những khó khăn về kinh tế Nga chuyển hóa thành những biến động về chính trị, khiến các nhà đầu tư sợ hãi và rút vốn ồ ạt ra khỏi đất nước này.
Tuy nhiên, mặc dù trong thời gian qua, kinh tế Nga gặp khó khăn nhưng đã có dấu hiệu khởi sắc trở lại, đó là những dấu hiệu mà các nhà đầu tư không thể không nhìn thấy. Đồng thời, nền chính trị của họ tiếp tục ổn định thì không có lí gì những nhà tư bản bỏ qua cơ hội kiếm tiền ở thị trường màu mỡ, chưa khai phá hết của Nga.
Bản thân Điện Kremlin ở thời điểm hiện tại cũng đang dần tìm cách tháo gỡ tình trạng bao vây về kinh tế do các lệnh trừng phạt của các nước phương Tây tạo ra. Số thành viên EU ủng hộ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt kinh tế với Nga ngày càng tăng lên, trong đó có cả Pháp và Đức vốn là hai thành viên quan trọng nhất.
Các chuyên gia kinh tế-chính trị thế giới cho rằng, nếu Washington không đưa ra được những "chiêu mới" để gây sức ép lên Moscow thì chiến lược bao vây, cấm vận, trừng phạt của Mỹ sẽ thất bại trong thời gian ngắn tới và Liên minh châu Âu sẽ là đối tượng chịu thiệt đầu tiên.
Theo Đất Việt
"Nếu Hoa Kỳ thao túng giá dầu, Nga sẽ thao túng khí đốt" Hoa Kỳ sẽ cố tìm cách gia tăng trừng phạt chống lại các công ty năng lượng của Nga, tuy nhiên khi tính đến hàng loạt yếu tố khách quan thì thấy các chiêu thức của chính quyền Obama khá là hạn chế, hãng tin Reuters viết. Khí đốt vẫn là một vũ khí hữu hiệu của người Nga khi phải đối mặt...