Nga xác nhận điều quân đến biên giới Ukraine
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 18.4 đã xác nhận sự hiện diện của các binh sĩ Nga ở biên giới với Ukraine, giữa lúc thỏa thuận 4 bên về vấn đề Ukraine có nguy cơ đổ vỡ.
Một tay súng thân Nga ở Slavyansk – Ảnh: AFP
“Chúng tôi có lực lượng tại khu vực biên giới với Ukraine. Một số đóng thường trực, số khác được tăng viện trước những diễn biến ở Ukraine”, ông Peskov nói trên kênh truyền hình Nga Rossiya 1.
Theo AFP, sự thừa nhận của ông Peskov dường như là lời cảnh báo với Mỹ rằng tình hình có thể xấu đi nhanh chóng nếu Moscow bị trừng phạt vì sự đổ vỡ thỏa thuận 4 bên giữa Nga, EU, Mỹ và Ukraine. Trước đó, Nhà Trắng cảnh báo Nga sẽ phải gánh chịu thêm các biện pháp trừng phạt mới nếu không tuân thủ thỏa thuận, khiến ông Peskov giận dữ tuyên bố lời đe dọa của Washington là “hoàn toàn không thể chấp nhận”. “Các đồng nghiệp phương Tây đang cố gắng đẩy trách nhiệm cho chúng tôi. Nhưng cần phải nhấn mạnh rằng đây là trách nhiệm chung”, ông Peskov nói.
Theo thỏa thuận đạt được tại Geneva (Thụy Sĩ), các nhóm vũ trang trái phép ở Ukraine sẽ bị giải giới và những người chiếm giữ các trụ sở chính quyền địa phương ở miền đông Ukraine sẽ rời các tòa nhà, đổi lại toàn bộ người biểu tình chống chính quyền sẽ được ân xá. Tuy nhiên, những nhóm biểu tình thân Nga tuyên bố sẽ cố thủ cho đến khi chính quyền “phi pháp” ở Kiev ra đi và tẩy chay thỏa thuận với lý do họ không phải là bên ký kết. Trong khi đó, quyền Ngoại trưởng Ukraine Andriy Deshchytsia hôm qua nói với BBC rằng Kiev sẽ tạm ngưng chiến dịch “chống khủng bố” nhân dịp lễ Phục sinh.
Theo TNO
Video đang HOT
Binh lực Nga tại biên giới Ukraine
NATO tố cáo Nga triển khai hàng chục ngàn quân trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao độ, có khả năng hành quân thần tốc vào miền đông Ukraine.
Quân Nga xung quanh Ukraine - Ảnh: Daily Mail
Trong buổi họp báo ngày 11.4, các quan chức tại tổng hành dinh Tổ chức hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã tung ra một loạt ảnh vệ tinh chụp các chiến đấu cơ, xe tăng, xe thiết giáp, pháo binh và căn cứ dã chiến của các lực lượng được cho là lính dù và đặc nhiệm Nga triển khai tại biên giới Ukraine.
Theo NATO, các bức ảnh được Công ty ảnh vệ tinh DigitalGlobe chụp từ ngày 22.3 đến ngày 2.4. NATO nói họ phải sử dụng ảnh của DigitalGlobe vì quy trình giải mật ảnh vệ tinh quân sự rất rườm rà. Trước đó, Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen khẳng định các binh sĩ Nga "không phải đang tập luyện mà đang sẵn sàng chiến đấu". Các quan chức NATO nói việc dồn quân diễn ra từ đầu tháng 3, sau khi nổ ra cuộc khủng hoảng ở bán đảo Crimea.
Moscow vốn khẳng định NATO sử dụng các bức ảnh cũ chụp từ những cuộc tập trận của Nga ở gần biên giới Ukraine từ mùa hè năm ngoái. Tuy nhiên, phát ngôn viên của NATO Jay Janzen phản bác: "Tất cả chụp từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4.2014. Chúng tôi không hề chỉnh sửa chúng".
Đại quân
NATO ước lượng có đến 40.000 binh sĩ Nga tại hơn 100 địa điểm khác nhau gần biên giới với Ukraine. Các bức ảnh chụp nhiều xe tăng, tiểu đoàn pháo binh và lữ đoàn bộ binh gần Novocherkassk, cách biên giới Ukraine chỉ 50 km cho thấy Nga sẵn sàng mở một cuộc tấn công, theo chuyên gia Igor Sutyagin thuộc tổ chức nghiên cứu về quốc phòng RUSI (Anh).
Một bức ảnh khác chụp hơn một chục chiếc trực thăng tấn công Mi-8 hoặc Mi-24 đậu tại sân bay ở Belgorod, cách biên giới Ukraine 40 km. Tại đây còn có sự hiện diện của lực lượng được cho là các trung đoàn bộ binh cơ giới, hàng chục xe tăng và xe chiến đấu. Cách biên giới Ukraine 150 km, tại căn cứ Buturlinovka bỏ hoang trước đây, hình ảnh vệ tinh cho thấy sự xuất hiện của các chiến đấu cơ Su-27, Su-24 và MiG-31.
Chuẩn tướng Gary Deakin, Giám đốc Trung tâm ứng phó khủng hoảng của NATO, ước lượng các binh sĩ Nga có thể được triển khai trong vòng 12 tiếng đồng hồ sau khi có chỉ thị từ Moscow. Theo ông Sutyagin, một số binh sĩ Nga hạ trại cách biên giới chỉ 6 - 7 km. "Trong một tiếng đồng hồ, một số binh sĩ đó có thể ở bên phía Ukraine", chuyên gia này nói.
CNNdẫn lời Chuyên gia Keir Giles thuộc Tổ chức nghiên cứu Chatham House (Anh) nhận xét: "Những gì chúng ta đang chứng kiến ở biên giới không nhất thiết là Nga chuẩn bị xâm lược nhưng có vẻ như Nga muốn hoàn toàn sẵn sàng để phát động cuộc tấn công nếu Vladimir Putin thấy cần". Ông Giles cũng cho biết thêm rằng các sĩ quan quân đội Nga mà ông thường xuyên trao đổi nay đột nhiên im tiếng. "Chỉ có thể giải thích là họ được chỉ thị cắt liên lạc với người nước ngoài. Nếu đây là lý do, thì đó không phải là một tín hiệu tốt", ông Giles nói.
Ảnh vệ tinh chụp các chiến đấu cơ Su-27, Su-24 và MiG-31 đậu tại căn cứ Buturlinovka - Ảnh: AFP/NATO
Phản ứng của NATO
Việc NATO cung cấp hàng loạt hình ảnh về lực lượng Nga gây ra không ít thắc mắc về động cơ. Theo ông Giles, phải có lý do gây báo động khiến NATO phải thực hiện điều này. "Bạn phải thừa nhận rằng có các cuộc tham vấn ở hậu trường giữa Nga và NATO song chúng rõ ràng không mấy hiệu quả khiến NATO phải công bố hình ảnh, điều mà họ không thường làm", ông Giles nói.
Tờ The Daily Beast cũng dẫn lời một nghị sĩ Mỹ nhận định việc Tư lệnh tối cao của NATO Philip Breedlove chỉ thị công bố các bức ảnh là điều bất thường. Theo tờ báo, hiện có bất đồng giữa chính quyền của Tổng thống Barack Obama và viên tướng người Mỹ về cách thức xử lý cuộc khủng hoảng Ukraine. Tướng Breedlove muốn đẩy mạnh hỗ trợ về quân sự cho Ukraine song vấp phải sự lưỡng lự của giới chức chính phủ Mỹ. Một bất đồng khác là vấn đề chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine. Cộng đồng tình báo Mỹ đã kết luận rằng có nguy cơ Moscow sẽ nắm được các nguồn tin và phương pháp thu thập tin tức nếu Mỹ chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine. Tuy nhiên, ông Breedlove không muốn giữ kín thông tin và vì thế đã ra lệnh công bố các bức ảnh qua kênh của NATO như một cách thức để cảnh báo người Ukraine, theo The Daily Beast.
Theo tờ The Wall Street Journal, NATO đang đối mặt với vấn đề hóc búa trước chuyển động quân sự của Nga. Một mặt, khối này muốn trấn an các đồng minh giáp giới Nga nhưng mặt khác lại không muốn động thái của họ tạo thêm cớ để Moscow tiếp tục leo thang căng thẳng trong khu vực. Theo NATO, ông Breedlove chuẩn bị đề xuất các biện pháp trấn an đồng minh lên đại sứ các nước thành viên vào tuần tới.
Chuẩn tướng Gary Deakin không tiết lộ những khuyến nghị của tướng Breedlove song nói chúng sẽ đi xa hơn những đề nghị của Anh, Đan Mạch, Pháp, Bồ Đào Nha và Đức về việc tăng cường tuần tra phòng không ở các nước Baltic. Trong khi đó, các quan chức NATO nói họ dự kiến sẽ có thông báo về việc điều động các lực lượng hải - lục - không quân của NATO trong vài tuần tới.
Các tay súng chiếm đồn cảnh sát ở Ukraine Quyền Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov hôm qua thông báo một số tay súng lạ mặt đã chiếm một đồn cảnh sát ở thành phố miền đông Slaviansk, giữa lúc người biểu tình vẫn tiếp tục trấn giữ các trụ sở hành chính ở hai thành phố Donesk và Lugansk. Cảnh sát cho biết nhóm vũ trang này đã nổ súng và dùng lựu đạn gây choáng để đột kích vào đồn, theo BBC. Ông Avakov tuyên bố các tay súng là những kẻ khủng bố và sẽ bị lực lượng đặc nhiệm trấn áp. "Phản ứng sẽ rất cứng rắn vì có sự khác biệt giữa người biểu tình và những kẻ khủng bố", ông Avakov viết trên Facebook. Reuters dẫn lời cảnh sát địa phương đưa tin nhóm tay súng ngụy trang không đưa ra yêu cầu cũng như không hé răng về xuất xứ của họ. Slaviansk thuộc vùng Donetsk của Ukraine và cách biên giới với Nga khoảng 150 km. Trung tâm hành chính ở Donetsk vốn bị một số tay súng kiểm soát từ cuối tuần trước. Nhóm này đã tuyên bố thành lập "Cộng hòa nhân dân Donetsk" và kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa quân vào miền đông Ukraine. Theo AFP, vào tối qua, khoảng 200 người biểu tình trang bị dùi cui và gậy sắt đã ập vào chiếm giữ trụ sở cảnh sát ở Donetsk.
Theo TNO
Hệ thống theo dõi vụ nổ toàn cầu của Mỹ Lầu Năm Góc được cho là sở hữu một hệ thống có khả năng phát hiện các vụ nổ lớn trên toàn cầu trong mọi lúc mọi nơi. Một vụ thử hạt nhân của Pháp năm 1971 - Ảnh: AFP Trong lúc cả thế giới chú tâm theo dõi số phận chiếc máy bay mất tích bí ẩn của Malaysia, Lầu Năm Góc...