Nga và Ukraine lần đầu tập trận chung trên biển
Tại cuộc tập trận, các đơn vị tham gia đã diễn tập một cuộc tấn công từ biển vào đất liền với sự tham gia của các tàu cao tốc và tàu đổ bộ.
Kỷ niệm ngày truyền thống chung của Hải quân Nga và Hải quân Ukraine, ngày 29/7, Hạm đội Biển đen của Hải quân Nga và lực lượng Hải quân Ukraine đã tiến hành cuộc tập trận chung trên biển đầu tiên giữa hải quân hai nước.
Cuộc tập trận là một biểu hiện sinh động và rõ nét cho mối quan hệ bền chặt ngày càng phát triển giữa Nga và Ukraine (ảnh: Rian)
Diễn ra tại căn cứ hải quân Key Resolve của Ukraine, cuộc tập trận có sự tham gia của nhiều tàu chiến hạng nặng, tàu phóng lôi và tàu đổ bộ, trong đó có tàu hộ tống mang tên lửa “Samum” của Nga và tàu ngầm “Zaporizhye” của Ukraine.
Video đang HOT
Tư lệnh hạm đội Biển Đen của Nga, chuẩn Đô đốc Fedotenkov, Tư lệnh Hải quân Ukraine, Phó đô đốc Yuri IIyin cùng nhiều quan chức và tướng lĩnh quân đội hai nước đã tham dự và giám sát cuộc tập trận.
Bình luận về sự kiện này, Phó Chủ tịch Hạ viện Nga S.Neverov khẳng định, cuộc tập trận là một biểu hiện sinh động và rõ nét cho mối quan hệ bền chặt ngày càng phát triển giữa hai nước.
“Sự kiện chung được hai nước chúng ta tổ chức hôm nay, đó là một buổi lễ tuyệt vời, một biểu hiện rõ nét cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước chúng ta. Nga và Ukraine luôn có một nền tảng quan hệ vững chãi và cuộc diễn tập hôm nay một lần nữa cho thấy quan hệ của chúng ta sẽ tiếp tục phát triển”, ông Neverov nói.
Tại cuộc tập trận, các đơn vị tham gia đã diễn tập một cuộc tấn công từ biển vào đất liền với sự tham gia của các tàu cao tốc và tàu đổ bộ. Màn trình diễn hoành tráng và ấn tượng đã nhận được sự hoan nghênh và hưởng ứng nhiệt liệt của khoảng 50.000 cư dân trong vùng cùng nhiều du khách tập trung bên bờ biển theo dõi sự kiện.
Ông S.Balabin, một cư dân Sevatstopol nhận xét: “Chúng tôi đã có một cuộc diễn tập chung lần đầu tiên tại đây trong lễ mừng ngày truyền thống hải quân. Chúng tôi tự hào về cả hai hạm đội, hải quân Ukraine và hải quân Nga, tự hào về mỗi con tàu, mỗi thuỷ thủ đoàn và về tất cả những người đang khoác trên mình bộ quân phục”.
Nhân dịp này, nhiều hoạt động kỷ niệm ngày truyền thống của hải quân Nga cũng đã được tổ chức tại tất cả các căn cứ hải quân lớn của Nga từ vùng viễn đông Vladivocstok cho tới cảng miền Tây Sait Petebourg./.
Theo VOV
Nga sẽ di tản căn cứ Hải quân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp
Tuyên bố trên của Phó đô dốc Chirkov được đưa ra trong bối cảnh phe nổi dậy đe dọa tấn công căn cứ này nếu Moscow ủng hộ trực tiếp Damascus.
Trong trường hợp tính mạng của các nhân viên quân sự làm việc tại căn cứ Hải quân Nga ở cảng Tartus bị đe dọa nghiêm trọng, họ sẽ được sơ tán - Phó Đô đốc Hải quân Viktor Chirkov nói với đài phát thanh Moscow Echo ngày 28/7.
Tàu đổ bộ "Nikolai Filchenkov" của Hải quân Nga.
Theo ông Chirkov, Tổng thống Nga cũng đồng thuận với giải pháp trên trong trường hợp xảy ra tình huống như vậy.Tuyên bố trên của phó đô dốc Chirkov được đưa ra trong bối cảnh Hải quân Nga đang tiến hành tập trận tại Địa Trung Hải và xuất hiện những lo ngại cho rằng căn cứ Hải quân Nga tại Tartus có thể bị tấn công của quân nổi dậy Syria.
Trước đó, Hải quân Nga cho biết, họ có đủ khả năng để bảo vệ căn cứ tại Syria khỏi một cuộc tấn công của phe nổi dậy, sau khi lực lượng này tuyên bố sẽ họ sẽ nhắm mục tiêu vào căn cứ hoặc tàu chiến của Nga nếu nước này trực tiếp hỗ trợ của chính phủ Syria.
Căn cứ Hải quân Nga tại Tartus được sử dụng để hỗ trợ hoạt động sửa chữa và tiếp nhiên liệu cho tàu quân sự của Nga tại Địa Trung Hải. Nó được duy trì hoạt động bởi 50 thuỷ thủ và sĩ quan. Căn cứ này được thành lập vào những năm 1970 với nỗ lực cân bằng sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Israel ở Trung Đông của Liên Xô.
Căn cứ này từng bị bỏ bê trong những năm 1990, nhưng Moscow đã quyết định tăng cường trở lại sự hiện diện quân sự trong khu vực vào năm 2008 bằng việc đầu tư nhiều hơn cho căn cứ ở Tartus.
Một số phương tiện truyền thông phương Tây suy đoán rằng tàu và lực lượng mặt đất của Nga có thể được sử dụng để giúp Damascus trong chiến dịch đàn áp phe đối lập.
Tuy nhiên, Moscow đã bác bỏ những cáo buộc này và cho biết, cuộc tập trận tại Địa Trung Hải đã được lên kế hoạch từ trước và không liên quan tới cuộc xung đột đang leo thang ở Syria. Thậm chí, đội tàu của Nga sẽ không ghé thăm căn cứ ở Tartus trong quá trình tham gia tập trận như dự kiến trước đó.
Theo GDVN
Trung Quốc phái thêm 4 tàu Hải giám ra biển Đông để làm gì? Điều đó khiến người ta không loại trừ khả năng Bắc Kinh phái 4 tàu Hải giám này ra hoạt động (trái phép) trong khu vực thềm lục địa của Việt Nam, nơi CNOOC vừa tuyên bố 9 lô mời thầu thăm dò khai thác (phi pháp, vô hiệu) và trở thành lực lượng cảnh giới chogiàn khoan 981. Tân Hoa Xã ngày...