Nga và Ukraine kết thúc vòng hòa đàm thứ 2, nhất trí mở các hành lang nhân đạo
Tối 3/3 (rạng sáng 4/3 theo giờ Việt Nam), Nga và Ukraine đã khép lại vòng đàm phán hòa bình thứ hai.
Quốc kỳ hai nước Ukraine (trái) và Nga tại bàn đàm phán ở Belovezhskaya Pushcha thuộc vùng Brest, Belarus. Ảnh: Tass
Theo truyền thông nhà nước Nga, phái đoàn của hai nước đã khép lại vòng đàm phán hòa bình thứ 2. Dù hai bên chưa đạt được một thỏa thuận đình chiến hoặc chấm dứt chiến dịch quân sự đặc biệt hiện nay của Nga ở Ukraine, song đã đạt tiến triển liên quan tới các vấn đề nhân đạo.
Hãng tin Interfax dẫn lời Trưởng phái đoàn đàm phán Nga, ông Vladimir Medinsky, nói rằng Nga và Ukraine đã thương lượng về hình thức của các hành lang nhân đạo an toàn để người dân Ukraine sơ tán khỏi các thành phố và chuyển hàng cứu trợ, cũng như vấn đề hòa giải chính trị trong tương lai.
“Chúng tôi đã có được sự hiểu biết lẫn nhau đối với một số vấn đề đưa ra thảo luận, nhưng vấn đề chính được giải quyết hôm nay là giải cứu dân thường, những người mắc kẹt trong vùng chiến sự”, ông Medinsky nói với báo giới.
Ông Leonid Slutsky, một thành viên khác trong phái đoàn Nga, cho biết thêm các quan chức đàm phán của hai nước đã đạt được nhận thức chung về vấn đề này, song quân đội Nga và Ukraine vẫn chưa quyết định các chi tiết cụ thể.
Video đang HOT
Theo ông Slutsky, quân đội Nga sẽ sớm triển khai việc mở các hành lang nhân đạo tại Ukraine.
Về phần mình, Cố vấn Tổng thống Ukraine, Trưởng đoàn đàm phán Mykhailo Podolyak, nói rằng “đáng tiếc là chúng tôi vẫn chưa đạt được một thỏa thuận đình chiến như mong đợi”, song hai bên nhất trí sẽ gặp lại nhau trong tương lai gần. Ông từ chối tiết lộ thời điểm cụ thể.
Ông Podolyak xác nhận “hai bên đã tiến tới nhận thức về việc thiết lập các hành lang nhân đạo chung với một lệnh ngừng bắn tạm thời. Nga và Ukraine sẽ sớm mở các kênh liên lạc và phối hợp để tổ chức các hành lang nhân đạo này”.
Quan chức đàm phán của Nga (phải) và Ukraine bắt tay nhau tại vòng hòa đàm thứ hai ngày 3/3/2022. Ảnh: Tass
Trước đó, vòng đàm phán đầu tiên giữa hai nước đã diễn ra ngày 28/2 tại khu vực Gomel trên biên giới Belarus-Ukraine. Tuy cuộc gặp chưa tạo được bước đột phá lớn nào, xong hai bên đã tìm thấy một số điểm chung, đồng thời thống nhất trở lại thủ đô mỗi nước để tham vấn trước khi gặp lại nhau.
Phát biểu với báo giới ngày 2/3, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov tuyên bố Nga sẵn sàng đàm phán với Ukraine, trong bối cảnh chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine bước sang ngày thứ 7.
Khi được hỏi về khả năng thành công của các cuộc đàm phán giữa Moskva và Kiev, ông Peskov cho biết ông “không đưa ra những dự đoán về điều này”, đồng thời khẳng định tất cả các điều kiện tiên quyết cần thiết để giải quyết căng thẳng đã được Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra nhiều lần và khá rõ ràng.
Theo Tass, trong cuộc điện đàm ngày 3/3 với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Putin đã tái khẳng định quyết tâm đạt mục tiêu phi quân sự hóa và trung lập hóa Ukraine. Trong thông cáo đưa ra sau cuộc điện đàm này, Điện Kremlin nêu rõ Tổng thống Putin đã khẳng định rằng Moskva sẽ tiếp tục cho đến khi đạt được các mục tiêu trong chiến dịch tại Ukraine . Thông cáo cũng cho biết “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine đang diễn ra “đúng kế hoạch”.
Dư luận khu vực và quốc tế đã đánh giá cao việc Nga và Ukraine xúc tiến hòa đàm, coi đây là bước đi mang lại hy vọng hạ nhiệt xung đột giữa hai bên. Ngày 1/3, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã hoan nghênh các cuộc đàm phán hòa bình Nga-Ukraine, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiến hành đàm phán.
Nhiều nhà quan sát cho rằng cuộc xung đột tại Ukraine có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro đe dọa an ninh châu Âu và toàn cầu. Việc đạt được đối thoại là một bước tiến đáng ghi nhận, song các bên liên quan cần kiềm chế các bước đi làm leo thang tình hình, tiếp tục đối thoại để sớm tìm kiếm giải pháp giải quyết hòa bình cho cuộc xung đột.
Anh tuyên bố không gửi quân đến Ukraine tham chiến
Thủ tướng Anh Boris Johnson cam kết hỗ trợ Ukraine nhưng khẳng định nước này sẽ không triển khai quân tham chiến để đối đầu với lực lượng Nga.
Theo trang tin Euronews.com ngày 2/3, Thủ tướng Anh Boris Johnson cam kết ủng hộ người dân Ukraine nhưng nước này sẽ "không chiến đấu với các lực lượng Nga ở Ukraine".
Người tị nạn từ Ukraine sang Ba Lan ngày 1/3. Ảnh: AP
Trong chuyến công du tới Estonia và Ba Lan ngày 1/3, ông Johnson nói: "Tôi muốn nói rõ rằng chúng tôi sẽ không chiến đấu với các lực lượng Nga ở Ukraine và lực lượng tiếp viện của chúng tôi, giống như những lực lượng tiếp viện này ở Tapa (căn cứ quân sự của NATO ở Estonia), vẫn chỉ ở trong biên giới của các thành viên NATO và đó thực sự là điều đúng đắn cần làm".
Thủ tướng Johnson cũng cho biết Chính phủ Anh đã công bố "giai đoạn đầu tiên của lộ trình nhân đạo dành riêng" cho những người tị nạn đến Anh. Trước đó, Chính phủ Anh đã bị chỉ trích vì không hành động tương xứng với Liên minh châu Âu, vốn cho phép người Ukraine ở lại đến ba năm mà không cần xin tị nạn.
Anh cho biết họ sẽ cho phép người Ukraine ở nước này đưa các thành viên gia đình của họ đến Anh, nhưng chỉ áp dụng đối với vợ/chồng và con cái, không áp dụng cho cha mẹ hoặc anh chị em.
Trả lời câu hỏi về việc Anh và các đồng minh NATO có thực thi vùng cấm bay trên lãnh thổ Ukraine hay không, ông Johnson cho biết: "Đó không phải là điều chúng tôi có thể làm và đã dự tính trước", lưu ý điều này có nghĩa là các lực lượng của Anh sẽ tham chiến trực tiếp với phía Nga.
Theo ông Johnson, Anh là quốc gia châu Âu đầu tiên cung cấp hỗ trợ quân sự cho Ukraine và London đang "làm mọi thứ có thể để trừng phạt kinh tế Nga", hy vọng rằng "nó sẽ hiệu quả".
Cháy nhà máy điện hạt nhân, Ukraine cảnh báo nguy cơ cho thế giới Ukraine cho rằng quân đội Nga tấn công gây hỏa hoạn tại nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu, với nguy cơ "lớn hơn gấp 10 lần Chernobyl". Ukraine cáo buộc Nga khai hỏa vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.ẢNH CHỤP MÀN HÌNH DAILY MAIL Tờ The Guardian dẫn lời Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba ngày 4.3 nói có một...