Nga và Ukraine kết thúc đàm phán, đạt được một số kết quả nhất định
Ngày 28/2, các phương tiện truyền thông đưa tin hai phái đoàn Nga và Ukraine đã kết thúc cuộc đàm phán tại Belarus và đạt được một số kết quả nhất định.
Khung cảnh cuộc đàm phán tại khu vực biên giới Belarus/Ukraine. Ảnh: Tass
Hãng thông tấn nhà nước Tass (Nga) và hãng tin Reuters đưa tin cuộc đàm phán của phái đoàn Nga-Ukraine tại khu vực Gomel, biên giới Belarus-Ukraine, đã khép lại sau 5 giờ đồng hồ.
Tass dẫn lời một quan chức tham gia đàm phán xác nhận: “Cuộc gặp đã kết thúc”.
Sau khi rời phòng họp, đại diện hai bên đã có cuộc gặp ngắn với báo giới. Phái đoàn của Nga và Ukraine cho biết hai bên đã tìm thấy một số điểm chung có thể nhất trí.
Quan chức hai nước sẽ trở về thủ đô Kiev và Moskva để tiến hành tham vấn lãnh đạo Ukraine và Nga, trước khi quay lại vòng đàm phán tiếp theo dự kiến được tổ chức trong vài ngày tới.
Hãng tin RT dẫn lời Trưởng đoàn đàm phán của Ukraine, Trợ lý Tổng thống Mykhailo Podolyak nói rằng mục đích chính của cuộc hòa đàm tại Gomel là thảo luận về một lệnh ngừng bắn tại Ukraine. Theo ông Mykhailo Podolyak, hai bên đã xác định được một số chủ đề ưu tiên và “các giải pháp cụ thể đã được nêu ra”.
Video đang HOT
Về phần mình, Trưởng đoàn đàm phán Nga Vladimir Medinsky cũng nói rằng hai bên đã tìm thấy một số điểm liên quan để từ đó lập trường chung có thể hình thành. “Cuộc đàm phán kéo dài 5 giờ và chúng tôi đã thảo luận chi tiết về tất cả các vấn đề trong chương trình nghị sự, tìm thấy một số điểm chung”
Ông Medinsky cho biết thêm, trước tiên và quan trọng nhất, kết quả đạt được là thỏa thuận tiếp tục thương lượng. Ông nêu rõ: “Cuộc gặp tiếp theo sẽ diễn ra trong vài ngày tới ở khu vực biên giới Ba Lan-Belarus. Chúng tôi có thỏa thuận về điều này. Từ nay tới lúc đó, hai phái đoàn sẽ tiến hành tham vấn lãnh đạo hai nước về quan điểm đàm phán”.
Đoàn đàm phán của Ukraine tới địa điểm đàm phán bằng trực thăng. Ảnh: TASS
Đây là cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên nhằm hạ nhiệt căng thẳng giữa Nga và Ukraine, 4 ngày sau khi xung đột quân sự nổ ra giữa hai bên. Phái đoàn Nga do Trợ lý Tổng thống, cựu Bộ trưởng Văn hoá Vladimir Medinsky dẫn đầu, cùng với Thứ trưởng Quốc phòng Alexander Fomin, Chủ tịch Uỷ ban Duma Quốc gia Nga về các vấn đề quốc tế Leonid Slutsky và Đại sứ Nga Belarus Boris Gryzlov.
Trong khi đó, phái đoàn Ukraine gồm Bộ trưởng Quốc phòng Oleksiy Reznikov, Chủ tịch Đảng “Phụng sự nhân dân” David Arakhamia, Cố vấn Chánh Văn phòng Tổng thống Mykhailo Podolyak, Thứ trưởng Ngoại Mykola Tochisky, Phó trưởng đoàn thứ nhất của Ukraine tham gia tại Nhóm liên lạc ba bên Andrey Kostin và đại biểu quốc hội Rustem Umerov. Tham gia cuộc đàm phán còn có Bộ trưởng Ngoại giao Belarus Vladimir Makei với tư cách người tổ chức.
Trước thềm đàm phán, hãng thông tấn TASS dẫn tuyên bố của Văn phòng Tổng thống Ukraine trên kênh Telegram cho biết “vấn đề quan trọng của cuộc đàm phán là đạt được thoả thuận ngừng bắn ngay lập tức và yêu cầu Nga rút quân khỏi Ukraine”.
Về phía Nga, Trưởng đoàn đàm phán Vladimir Medinsky cho biết Moskva mong muốn hai bên đạt được thỏa thuận càng sớm càng tốt và tất nhiên phải phù hợp với lợi ích của hai bên.
Cuộc đàm phán diễn ra một ngày sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khẳng định ông cần tận dụng mọi cơ hội để đảm bảo hòa bình cho Ukraine. Zelensky cũng cho biết, ông không thực sự tin rằng các cuộc đàm phán sẽ có kết quả, nhưng vẫn cho rằng đó là một cơ hội dù nhỏ để giảm leo thang tình hình.
Tổng thống Biden tránh trừng phạt lĩnh vực dầu khí của Nga
Mặc dù Tổng thống Mỹ Joe Biden đã áp đặt hàng loạt lệnh trừng phạt mới nhằm vào Nga nhưng có một lĩnh vực ông không ngăn chặn hoàn toàn đó là dòng khí đốt và dầu mỏ từ Nga.
Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu tại Nhà Trắng ngày 24/2. Ảnh: AP
Hãng thông tấn AP (Mỹ) đánh giá Tổng thống Biden vẫn bảo vệ quyết định duy trì khả năng tiếp cận nguồn năng lượng của Nga nhằm "hạn chế tác động đối với người Mỹ về giá xăng". Tuy nhiên, nhiều học giả, nghị sĩ và các nhà phân tích nhận định rằng việc không động chạm đến ngành công nghiệp vốn là "trái tim" của nền kinh tế Nga thực chất có thể mang lại lợi ích cho Moskva. Nga hiện nắm giữ 10% lượng cung dầu mỏ toàn cầu.
Nhà sử học Adam Tooze tại Đại học Columbia (Mỹ) nhận xét việc các chính khách tại Mỹ và châu Âu chọn lựa không đụng chạm đến ngành xuất khẩu năng lượng của Nga sẽ khiến Moskva cho rằng "phương Tây không thực sự dám chịu tổn thương vì vấn đề Ukraine".
Lệnh trừng phạt mới mà nhà lãnh đạo Mỹ tuyên bố ngày 24/2 chủ yếu nhắm vào các ngân hàng Nga, hạn chế xuất khẩu công nghệ then chốt đối với phát triển quân sự và kinh tế Nga. Mỹ và châu Âu còn gia tăng mức độ trừng phạt khi vào ngày 26/2 tuyên bố kế hoạch đóng băng dự trữ của ngân hàng trung ương Nga và chặn một số tổ chức tài chính nhất định khỏi hệ thống tài chính SWIFT.
Tàu chở khí tự nhiên hóa lỏng tại cảng Prigorodnoye, Nga. Ảnh: AP
Tuy nhiên, các quy định do Bộ Tài chính Mỹ ban hành vẫn "bật đèn xanh" với giao dịch năng lượng Nga qua các ngân hàng không nằm tại Mỹ. Giới chức Mỹ cũng nhấn mạnh rằng các lệnh trừng phạt được thiết kế để đảm bảo gián đoạn thị trường năng lượng toàn cầu ở mức tối thiểu.
Lạm phát tại Mỹ đang ở mức đỉnh của 40 năm và phần lớn bắt nguồn từ giá khí đốt tăng. Điều này này phần nào gây ảnh hưởng đến Tổng thống Biden trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vào tháng 11 sắp tới.
Chọn cách trừng phạt có thể khiến Tổng thống Biden phải đánh đổi các lợi ích chính trị ở trong và ngoài nước. Ông Biden đang cố gắng tạo cân bằng giữa trừng phạt Nga và lá phiếu củac cử tri Mỹ. Nhà lãnh đạo Mỹ nêu rõ: "Các gói trừng phạt của chúng ta được thiết kế đặc biệt để tạo điều kiện cho việc duy trì khả năng chi trả giá năng lượng (của người dân)".
Tổng thống Biden đồng thời cũng phải tính tới nhu cầu của các đồng minh châu Âu. Khí đốt tự nhiên từ Nga chiếm tới 1/3 lượng tiêu thụ năng lượng hóa thạch ở châu Âu. Tờ TIME (Mỹ) đánh giá căng thẳng Ukraine đã làm trầm trọng thêm khủng hoảng giá nhiên liệu tồn tại từ năm 2021 tại "cựu lục địa" do thiếu hụt nguồn cung vì dịch COVID-19.
Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen chỉ cho biết rằng EU sẽ nhắm đến ngành năng lượng Nga qua lệnh cấm các công ty của châu Âu chuyển công nghệ mà Moskva cần để năng cấp các nhà máy lọc dầu.
Ông Mark Finley tại Viện Chính sách Công Baker thuộc Đại học Rice (Mỹ) nhận định: "Chắc chắn Nga sẽ chịu nhiều tổn thất hơn nếu lĩnh vực năng lượng cũng được đưa vào lệnh trừng phạt. Tiền thuê mỏ và thuế dầu mỏ chiếm tới 40% doanh thu của chính phủ Nga". Ông Finley cũng nhấn mạnh rằng trong những năm gần đây Nga đã dựa vào nguồn thu từ dầu mỏ và khí đốt để xây dựng kho dự trữ ngoại hối trên 600 tỷ USD. Trong khi đó, xung đột giữa Nga và Ukraine đang khiến giá dầu mỏ không ngừng tăng. Giá dầu đã vượt qua mốc 100 USD/thùng, mức cao kỷ lục trong hơn 7 năm qua.
Trong trường hợp thiếu nguồn cung khí đốt và dầu mỏ từ Nga, Mỹ dường như khó có thể nhanh chóng tăng sản lượng trong khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cùng các nhà sản xuất liên minh, còn gọi là OPEC , chưa chính thức cam kết tăng sản lượng. Thậm chí ngày 27/2 vừa qua, Saudi Arabia đã xác nhận cam kết của nước này về thỏa thuận OPEC với Nga. Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman khẳng định Saudi Arabia quan tâm đến sự ổn định và cân bằng của thị trường dầu mỏ cũng như giữ nguyên cam kết của nước này đối với thỏa thuận OPEC .
Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết OPEC dự kiến nhóm họp vào ngày 2/3. Nhiều khả năng OPEC vẫn duy trì kế hoạch bổ sung 400.000 thùng/ngày vào tháng 4 tới.
Cũng trong ngày 27/2, tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga cho biết đường ống dẫn khí đốt của Nga sang châu Âu qua Ukraine vẫn vận hành bình thường. Theo đó, lượng đặt hàng qua tuyến đường này trong ngày 27/2 là 107,5 triệu mét khối.
Vũ khí hạt nhân - Yếu tố then chốt khiến Mỹ không điều quân đến Ukraine Vũ khí hạt nhân đang kìm nén cuộc chiến Ukraine và chúng cũng góp phần gây ra nó. Lính Mỹ tham gia huấn luyện ở Đức vào ngày 27/1/ 2022. Ảnh: Getty Images Năm 1990, Iraq đưa quân vào chiếm đóng Kuwait. Năm tiếp theo, Mỹ và các đồng minh đã can thiệp dưới sự bảo trợ của Hội đồng Bảo an Liên...