Nga và Ukraine gia hạn hợp đồng quá cảnh dầu mỏ thêm 10 năm
Moscow và Kiev đã gia hạn thêm 10 năm hợp đồng vận chuyển dầu mỏ của Nga tới châu Âu qua Ukraine, đã bị gián đoạn trong năm nay bởi một sự cố ô nhiễm dầu lớn, Uktransnafta – công ty vận tải dầu của Ukraine cho biết trong một tuyên bố ngày 3/12.
Một kho chứa dầu của Uktransnafta
Trên Facebook, Uktransnafta cho biết đã ký một hợp đồng có giá trị từ 1/1/2020 đến năm 2030 với công ty Transneft của Nga. “Các nguyên tắc hợp tác cơ bản vẫn không thay đổi”, Uktransnafta nói.
Mặc dù không đưa ra thêm thông tin chi tiết, nhưng Uktransnafta khẳng định rằng thỏa thuận “bổ sung” được ký kết nhằm đảm bảo sự vận hành an toàn và bền vững của hệ thống vận chuyển dầu ở Ukraine về phía các nước châu Âu và là nguồn thu nhập ổn định trong thời gian dài cho Uktransnafta. Transneft cũng đã xác nhận vụ ký kết trên.
Theo các nhà phân tích của S&P Global Platts, việc vận chuyển dầu của Nga sang châu Âu trong năm 2018 là 13,3 triệu megaton, giảm 4,3% so với 13,9 triệu megaton năm 2017.
Video đang HOT
Từ tháng 1 đến tháng 9/2019, khối lượng này đã giảm 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu là do sự cố dầu mỏ của Nga bị ô nhiễm khi đi qua đường ống dẫn dầu quan trọng “Droujba” tới các nước châu Âu. Sự cố này đã gây ra sự gián đoạn chưa từng có trong việc quá cảnh dầu của Nga sang châu Âu thông qua đường ống này từ ngày 25/4 đến ngày 11/5 và một lần nữa từ ngày 17 đến ngày 21/5.
Nga và Ukraine cũng đang đàm phán một thỏa thuận trung chuyển khí đốt mới, do Liên minh châu Âu làm trung gian. Thỏa thuận quá cảnh khí đốt giữa Nga và Ukraine chấm dứt vào cuối năm 2019 và hai nước chưa có ý định ký tiếp do quan hệ căng thẳng. Tuy nhiên, việc ông Volodymyr Zelensky lên làm Tổng thống Ukraine vào tháng 5/2019 phần nào làm dịu mối quan hệ giữa hai nước.
Nh.Thạch
AFP
Theo petrotimes.vn
Lo Nga-Ukraine chiến tranh khí đốt, châu Âu vội làm điều này
Các quốc gia trong Liên minh châu Âu đã mua lượng khí đốt tăng cho các hồ chứa thương mại và chiến lược, lấp đầy tất cả các kho chứa khí ngầm có sẵn trước nguy cơ cuộc chiến khí đốt hiện nay giữa Nga và Ukraine sẽ leo thang trong mùa đông này.
Chỉ còn hơn 3 tuần nữa, hợp đồng hiện tại về việc vận chuyển khí đốt của Nga qua Ukraine sẽ hết hạn. Cho đến lúc này, dù quan hệ giữa Kiev và Moscow vẫn căng thẳng vì Nga sáp nhập Crimea và ủng hộ phe ly khai ở Donbas, gần một nửa lượng khí đốt do tập đoàn Gazprom của Nga bán cho EU vẫn đi qua Ukraine.
Vô số nỗ lực của Nga để không còn phụ thuộc vào Ukraine, vốn đã tiêu tốn hơn 20 tỷ USD trong 5 năm qua, đã thất bại. Dự án Dòng chảy phía Nam (North Stream) đã bị chặn bởi Bulgaria, Thổ Nhĩ Kỳ từ chối cung cấp ba dây chuyền xuất khẩu thuộc về Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ và chỉ đồng ý cung cấp một dây chuyền có công suất 15 tỷ mét khối (bcm) mỗi năm. Hy vọng cuối cùng của Gazprom là dự án Nord Stream 2, cũng chìm nghỉm trong vùng lãnh hải của Đan Mạch.
Sự chậm trễ quan liêu của chính quyền Đan Mạch đã khiến Gazprom phải trả giá đắt. Mặc dù tập đoàn khẳng định rằng họ có thể hoàn thành việc lắp đặt đường ống Nord Stream 2 vào cuối năm nay, nhưng giới quan sát cho rằng, họ sẽ không đủ thời gian để làm điều đó.
Đường ống dẫn khí đốt, với công suất 55 bcm mỗi năm và trị giá 10 tỷ USD, sẽ chỉ có thể bắt đầu hoạt động vào giữa năm 2020, Phó Thủ tướng Nga Dmitry Kozak thừa nhận.
Do đó, Nga buộc lòng phải từ bỏ các kế hoạch tước đi doanh thu quá cảnh khí đốt của Ukraine và các nhà lãnh đạo ở Moscow cùng đành phải ngồi xuống bàn đàm phán với Kiev. Vòng đàm phán mới nhất diễn ra tại Brussels vào cuối tháng 10 nhưng không đạt kết quả đáng chú ý nào.
"Sau cuộc gặp, tôi đã thất vọng", ông Maros Sefcovic, Phó Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Châu Âu chia sẻ.
Kiev đề nghị ký hợp đồng 10 năm với giá 90 tỷ mét khối mỗi năm, với 60 tỷ khối lượng cố định và 30 tỷ đồng biến đổi. Nhưng Gazprom chỉ muốn ký hợp đồng một năm một và yêu cầu Kiev từ bỏ tất cả các vụ kiện và các khiếu nại khác.
Trọng tài ở Stockholm đã phán quyết cho Naftogaz (tập đoàn khí đốt quốc gia Ukraine) khoản tiền bồi thường 2,6 tỷ USD trong vụ tranh chấp khí đốt với Gazprom. Ukraine thậm chí đe dọa sẽ đệ đơn kiện để kiếm thêm 22 tỷ USD nữa.
"Chuyện đó thật vớ vẩn! Họ chỉ đơn giản làm cho tình hình thêm trầm trọng", Tổng thống Nga Vladimir Putin giận dữ nói tại hội nghị thượng đỉnh BRICS vào giữa tháng 11. Ông cho biết, Nga sẽ giảm giá 25% khí đốt, với điều kiện Ukraine từ bỏ tất cả các yêu sách phi lý của họ. "Nếu không, có nguy cơ việc quá cảnh khí đốt sẽ chấm dứt", ông Putin cảnh báo.
Châu Âu đang chuẩn bị cho một kịch bản chính xác như vậy, theo thông tin từcông ty tư vấn Cedigaz tại Hội nghị thượng đỉnh về khí đốt và năng lượng quốc tế lần thứ 24 tại Paris. Theo thống kê, các quốc gia trong EU đã tích lũy một lượng khí đốt chiến lược chưa từng có: các hồ chứa dưới lòng đất đã đầy 96% và đây là một kỷ lục của mọi thời đại.
Ngoài ra, tốc độ mua khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cũng đang tăng tốc với tốc độ bùng nổ. Năm nay, nhập khẩu LNG đạt mốc 30 triệu tấn, cao hơn 80% so với năm ngoái. Pháp, Tây Ban Nha và Ý đã mua thêm 50-75% và Anh, Hà Lan và Hy Lạp mua gấp ba lần năm ngoái.
Theo danviet.vn
Mong đợi gì từ Hội nghị thượng đỉnh NATO ở London? Theo các chuyên gia, trọng tâm chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh London sẽ là bàn cách đối phó với Matxcơva và Bắc Kinh. Ngày 3/12, Hội nghị thượng đỉnh NATO kéo dài 2 ngày khai mạc tại London. Cuộc họp của lãnh đạo các quốc gia thành viên Liên minh Bắc Đại Tây Dương diễn ra đúng dịp kỷ...