Nga và Ukraine đều tin có thể giải quyết xung đột thông qua đàm phán
Ngày 22/3, Đặc phái viên Trung Quốc về các vấn đề Á-Âu Lý Huy ( Li Hui) nhận định cả Nga và Ukraine đều tin rằng cuộc xung đột hiện nay có thể được giải quyết thông qua đàm phán, ngay cả khi hai bên đều giữ vững quan điểm của mình và có những khác biệt lớn khi nói đến đàm phán hòa bình.
Đặc phái viên Trung Quốc về các vấn đề Á-Âu Lý Huy. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo sau chuyến thăm các nước Nga, Ukraine, Đức, Pháp và Ba Lan mới đây, ông Lý Huy cho biết phía Nga hoan nghênh những nỗ lực của Trung Quốc trong hoạt động ngoại giao con thoi mới nhất đến châu Âu, trong khi Ukraine xem chuyến thăm trên có ý nghĩa quan trọng. Bất chấp những khác biệt trong quan điểm về các cuộc hòa đàm, ông Lý Huy cho biết các bên “vẫn tin rằng cuộc xung đột cuối cùng sẽ được giải quyết” bằng biện pháp hòa bình. Trung Quốc mong đợi một hội nghị hòa bình quốc tế được cả Nga và Ukraine công nhận và tham gia một cách bình đẳng.
Cũng tại buổi họp báo, ông Lý Huy nêu rõ Trung Quốc đã đưa ra các đề xuất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho lệnh ngừng bắn với mục đích duy nhất là đảm bảo hội nghị hòa bình tại Thụy Sĩ trong năm nay có thể diễn ra thành công. Ông khẳng định Trung Quốc hoan nghênh mọi giải pháp giúp giảm leo thang căng thẳng.
Tháng trước, Thụy Sĩ công bố kế hoạch tổ chức một hội nghị thượng đỉnh hòa bình vào mùa Hè tới, mặc dù chưa ấn định ngày cụ thể cũng như danh sách những bên tham gia. Ukraine cho biết Nga chỉ có thể được mời nếu Moskva đồng ý trước với một loạt điều kiện tiên quyết Kiev đặt ra. Tuy nhiên, Nga tuyên bố không có ý định tham gia, ngay cả khi được mời chính thức.
Video đang HOT
Các cuộc đàm phán hòa bình trước đây giữa Moskva và Kiev được tổ chức tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) vào mùa Xuân năm 2022 nhưng đã đổ vỡ. Các bên đều cáo buộc bên kia đưa ra những yêu cầu không thực tế.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết phái đoàn Ukraine ban đầu đã đồng ý với một số điều khoản của Moskva nhưng sau đó đột ngột từ bỏ thỏa thuận.
Ba Lan lại yêu cầu Đức bồi thường hàng nghìn tỷ euro
Sau chuyến thăm chính thức đầu tiên của tân Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk tới Berlin, có nhiều dấu hiệu bình thường hóa quan hệ Ba Lan - Đức.
Tuy nhiên, vấn đề bồi thường vẫn chưa được giải quyết.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk (trái) trong cuộc gặp với thủ tướng Đức Olaf Scholz ở Berlin vào tháng 2/2024. Ảnh: Chính phủ Đức
Theo Đài phát thanh Quốc tế Deutsche Welle (Đức), Ba Lan và Đức vẫn bị ám ảnh bởi quá khứ. 85 năm sau khi Đức xâm lược Ba Lan, khơi mào cho Thế chiến thứ hai, câu hỏi liệu Đức có nên bồi thường cho nước láng giềng hay không lại được đặt ra trong chương trình nghị sự.
Thủ tướng mới của Ba Lan Donald Tusk nói với người đồng cấp Đức Olaf Scholz trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Berlin vào tháng 2 vừa qua: "Việc giải quyết vấn đề sẽ hợp lý về mặt lịch sử".
Ông Tusk nói rằng Đức "vẫn còn việc phải làm" liên quan đến vấn đề bồi thường về tinh thần và vật chất, nhưng nói thêm rằng chủ đề này không được phép gây ảnh hưởng tiêu cực đến mối quan hệ giữa Đức và Ba Lan trong tương lai.
Hai tuần trước đó, tại cuộc gặp ở Berlin với người đồng cấp Đức Annalena Baerbock, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski đã kêu gọi chính phủ Đức "suy nghĩ sáng tạo về việc tìm ra hình thức đền bù" cho những tổn thất của Ba Lan trong Thế chiến thứ hai.
Yêu cầu bồi thường của Ba Lan không phải là mới. Trong 8 năm, Chính phủ của đảng Luật pháp và Công lý (PiS) Ba Lan trước đây đã sử dụng vấn đề này nhằm vào Đức để thu hút sự ủng hộ của công chúng trong nước.
Lãnh đạo PiS, cựu Thủ tướng Jaroslaw Kaczynski, nhiều lần nhấn mạnh Đức vẫn chưa giải quyết được "món nợ lịch sử". Chính phủ của ông tính toán rằng Đức nợ Ba Lan hơn 1,3 nghìn tỷ euro.
Vào tháng 9/2022, Quốc hội Ba Lan đã thông qua nghị quyết kêu gọi Đức nhận trách nhiệm. Cùng năm, Ba Lan đã gửi công hàm ngoại giao tới Đức, 50 quốc gia khác, Liên hợp quốc, NATO và Mỹ về vấn đề trên.
Kể từ khi thay đổi lãnh đạo ở Warsaw, cuộc tranh luận về việc bồi thường chiến tranh lại bùng lên.
Quan điểm phổ biến hiện nay ở cả Ba Lan và Đức là mặc dù vấn đề bồi thường có thể đã được giải quyết theo luật pháp quốc tế nhưng ở cấp độ đạo đức thì vẫn chưa được giải quyết.
Berlin cũng đã bày tỏ sẵn sàng hợp tác về vấn đề này. Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đức nói: "Chúng tôi đang tham gia vào một cuộc trao đổi mang tính xây dựng và dựa trên quan hệ đối tác với phía Ba Lan về các vấn đề lịch sử phức tạp giữa hai bên".
Ông Mecke đề xuất rằng Đức có thể hỗ trợ bằng cách mang lại cho Ba Lan nhiều đảm bảo an ninh hơn. Trước cuộc xung đột Nga - Ukraine, ông Meckel tin rằng hợp tác chặt chẽ hơn giữa Đức và Ba Lan về chính sách an ninh là điều cần thiết và cho rằng Đức nên hiện diện nhiều hơn ở sườn phía Đông của NATO.
Như vậy, chủ đề bồi thường vẫn nằm trong chương trình nghị sự của mối quan hệ Đức-Ba Lan. Trong tám năm qua, trước yêu cầu bồi thường hàng nghìn tỷ euro từ Ba Lan, Berlin đã rời xa Warsaw. Tuy nhiên, giờ đây, Đức rõ ràng sẵn sàng tham gia vào các cuộc thảo luận một lần nữa về những chủ đề khó khăn nhất.
Tổn thất thiết bị quân sự do phương Tây cung cấp cho Ukraine tăng mạnh Khả năng ngụy trang hạn chế các thiết bị quan trọng và thực tế là xe tăng hạng nặng của phương Tây không hoàn toàn phù hợp với địa hình lầy lội trên khắp Ukraine, đã giúp Nga thành công hơn trong việc tấn công phá hủy các trang thiết bị quân sự của Kiev. Nga đã thành công trong việc phá hủy...