Nga và Trung Quốc thúc đẩy hợp tác trong các khuôn khổ đa phương
Ngày 18/9, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov tại Moskva.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov (phải) và ông Vương Nghị (trái) tại cuộc gặp ở Moskva ngày 22/2/2023. Ảnh (tư liệu): AFP/TTXVN
Tại cuộc hội đàm, ông Vương Nghị cho biết quan hệ Trung Quốc – Nga đang duy trì đà phát triển, tăng cường hợp tác thực chất, giao lưu nhân dân và văn hóa ngày càng phong phú.
Ông khẳng định hai nước đều theo đuổi chính sách đối ngoại độc lập, hợp tác song phương không nhằm vào bên thứ ba, đồng thời nhấn mạnh rằng Trung Quốc và Nga có trách nhiệm lớn trong việc duy trì sự ổn định chiến lược toàn cầu, cần tiếp tục tăng cường phối hợp chiến lược.
Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, phát biểu tại hội đàm, Bộ trưởng Lavrov nhận định Nga và Trung Quốc đã phối hợp thành công chính sách với các quốc gia Nam bán cầu và đạt được kết quả tích cực trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) và Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20).
Ông Lavrov cho biết Nga sẵn sàng tăng cường hợp tác với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, nhân văn, thể thao. Ông kêu gọi hai nước đẩy mạnh hợp tác trong các khuôn khổ đa phương như Liên hợp quốc và SCO. Ông chỉ ra rằng sự hợp tác giữa Nga và Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cân bằng lợi ích trong các tiến trình đang phát triển “theo nhiều hướng khác nhau” của thế giới.
Ngoài ra, quan chức ngoại giao hai nước cũng trao đổi quan điểm, lập trường về vấn đề khu vực, quốc tế cùng quan tâm.
Video đang HOT
Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Vương Nghị, diễn ra từ ngày 18-21/9, tiếp nối loạt chuyến thăm và hoạt động tiếp xúc cấp cao giữa hai nước diễn ra trong thời gian gần đây. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã thăm Nga vào tháng 3 vừa qua. Tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc cũng đã thăm Nga và Belarus. Gần nhất là cuộc gặp trực tiếp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Quốc Thanh bên lề Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF) lần thứ 8 tại thành phố Vladivostok của Nga ngày 12/9.
Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng trên thị trường dầu mỏ sau khi BRICS mở rộng
Từng bước một, Trung Quốc tiếp tục xây dựng các giải pháp thay thế cho những yếu tố chủ chốt trong trật tự thế giới của phương Tây, trong đó có yếu tố quan trọng nhất là trật tự thị trường dầu mỏ toàn cầu mới.
BRICS đã chính thức mời thêm 6 nước gia nhập khối, trong đó có Saudi Arabia, Iran và UAE. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo trang oilprice.com ngày 5/9, yếu tố thị trường dầu mỏ hình thành khi khối BRICS (gồm Brazil Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) mời thêm ba trong số các cường quốc dầu khí lớn nhất thế giới tham gia khối này: Saudi Arabia, Iran và UAE.
Nhóm BRICS sau khi mở rộng có thể thay thế Nhóm G8 - nhóm do Mỹ thống trị và Nga từng là thành viên cho đến khi bị đình chỉ vô thời hạn vào tháng 3/2014 sau khi sáp nhập Crimea.
Hiện tại, Iran và UAE cho biết họ sẽ chấp nhận lời mời, trong khi Saudi Arabia đang xem xét đề xuất này. Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, khi có cả ba thành viên mới này, nhóm BRICS sẽ kiểm soát khoảng 41% tổng sản lượng dầu toàn cầu. Tuy nhiên, về mặt thực tế, việc Saudi Arabia có chính thức tham gia BRICS hay không là không liên quan, vì cả ba quốc gia này và hầu như tất cả các quốc gia sản xuất dầu khí lớn ở Trung Đông đều đã ủng hộ Trung Quốc, không ở tổ chức này thì cũng ở tổ chức khác.
Mặc dù BRICS có thể được coi là khối thay thế G8 (nay là G7 sau khi Nga rút lui vĩnh viễn vào tháng 1/2017), nhưng Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) mới là một tổ chức quan trọng hơn nhiều.
Theo một bài viết độc quyền của OilPrice.com vào thời điểm đó, Saudi Arabia đã ký một biên bản ghi nhớ vào ngày 16/9/2022 mà theo đó nước này có tư cách là đối tác đối thoại của SCO. Vào thời điểm đó, Saudi Arabia không khuyến khích việc công bố tin tức này.
Sau đó, vào tháng 4 vừa rồi, khi đồng ý nối lại quan hệ với Iran mà Trung Quốc làm trung gian, Saudi Arabia quyết định rằng đây là thời điểm thích hợp để đảm bảo đưa tin đầy đủ về việc nội các của nước này đã thông qua kế hoạch gia nhập SCO với tư cách là đối tác đối thoại.
Iran đã đồng ý trở thành thành viên đầy đủ của SCO vào tháng 9/2021 và được cấp tư cách thành viên đầy đủ vào ngày 4/7 vừa rồi.
Không giống như các thông số hoạt động khá mơ hồ của tổ chức BRICS, SCO rất cụ thể, rất mạnh mẽ và rất nghiêm túc trong các mục tiêu của mình. Đây hiện là tổ chức chính trị, kinh tế và quốc phòng khu vực lớn nhất thế giới cả về phạm vi địa lý và dân số. Tổ chức này bao phủ 60% lục địa Á - Âu, 40% dân số thế giới và hơn 20% GDP toàn cầu.
Ngoài quy mô và phạm vi rộng lớn, SCO còn tin vào ý tưởng và thực tiễn thế giới đa cực mà Trung Quốc cho rằng SCO sẽ thống lĩnh vào năm 2030.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov từng tuyên bố rằng: "Tổ chức Hợp tác Thượng Hải đang nỗ lực thiết lập một trật tự thế giới hợp lý và công bằng, đồng thời mang đến cho chúng ta cơ hội duy nhất để tham gia vào quá trình hình thành một mô hình hội nhập địa chính trị mới".
Ngoài SCO, Trung Quốc còn mở rộng hợp tác thông qua Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC). Cuối tháng 12/2021 đầu tháng 1/2022, đã diễn ra cuộc họp tại Bắc Kinh giữa các quan chức cấp cao chính phủ Trung Quốc và các bộ trưởng ngoại giao Saudi Arabia, Kuwait, Oman, Bahrain, cùng với Tổng thư ký GCC. Các chủ đề chính của cuộc họp là ký kết Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc - GCC và thúc đẩy hợp tác chiến lược sâu sắc hơn.
Cũng trong cuộc gặp, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã ký hiệp định hợp tác Trung Quốc - Saudi Arabia. Hiệp định mới cam kết hợp tác về tài chính và đầu tư, đổi mới, khoa học và công nghệ, hàng không vũ trụ, dầu khí, năng lượng tái tạo, ngôn ngữ và văn hóa.
Sau đó, Trung Quốc đã xác định hai lĩnh vực ưu tiên cần được giải quyết càng nhanh càng tốt. Đầu tiên là chuyển đổi sang sử dụng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc trong các hợp đồng dầu khí giữa các nước Liên đoàn Arab và Trung Quốc. Thứ hai là đưa công nghệ hạt nhân đến các quốc gia Trung Đông mục tiêu, bắt đầu với Saudi Arabia.
Về ưu tiên cấp bách đầu tiên là từ bỏ định giá bằng USD trên thị trường năng lượng và thay thế bằng đồng nhân dân tệ, Trung Quốc từ lâu đã coi vị trí của đồng nhân dân tệ trong bảng xếp hạng tiền tệ toàn cầu là sự phản ánh vị thế địa chính trị của chính nước này và tầm quan trọng về mặt kinh tế trên trường thế giới.
Trung Quốc cũng đã nhận thức sâu sắc thực tế rằng, là nước nhập khẩu tổng lượng dầu thô hàng năm lớn nhất thế giới kể từ năm 2017, nhưng Trung Quốc phải phụ thuộc vào cơ chế định giá dầu bằng đồng USD.
Vào tháng 8/2017, Thứ trưởng Bộ Kinh tế và Kế hoạch Saudi Arabia khi đó là Mohammed al-Tuwaijri đã phát biểu tại một hội nghị Saudi Arabia - Trung Quốc ở Jeddah: "Chúng tôi sẽ rất sẵn lòng xem xét sử dụng đồng nhân dân tệ và các sản phẩm khác của Trung Quốc".
Về ưu tiên cấp bách thứ hai của Trung Quốc là đưa công nghệ hạt nhân đến Liên đoàn Arab và các nước GCC, hiện tại, quốc gia Arab duy nhất có lò phản ứng hạt nhân là UAE - nước cũng mới gia nhập nhóm BRICS. Trước đây, Saudi Arabia đã đàm phán để mua công nghệ hạt nhân từ Mỹ theo giao thức '1-2-3' - nhằm hạn chế việc làm giàu urani cho mục đích vũ khí.
Nhưng hiện nay, Saudi Arabia đang xem xét các nỗ lực xây dựng một nhà máy điện hạt nhân với sự hợp tác của các quốc gia như Trung Quốc, Nga hoặc Pháp. Một nguồn tin về vấn đề này cho biết Saudi Arabia sẽ đưa ra quyết định dựa trên lời đề nghị tốt nhất.
Có thể thấy, qua các tổ chức như BRICS, SCO và hiệp định thương mại với GCC, Trung Quốc đang ngày có ảnh hưởng lớn hơn trên thị trường dầu mỏ thế giới.
Trung Quốc thúc đẩy hợp tác với châu Âu Ngày 18/8, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã có cuộc hội đàm với người đồng cấp Đan Mạch Lars Lokke Rasmussen đang ở thăm Bắc Kinh, trong đó hai bên nhất trí tăng cường hợp tác song phương nói riêng và hợp tác giữa Trung Quốc và châu Âu nói chung. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (thứ...