Nga và Trung Quốc đang dẫn đầu cuộc đua giành ‘vàng trắng’ tại Bolivia
Nga gần đây đã có được quyền tiếp cận một trong những trữ lượng lithium lớn nhất thế giới, tương tự Trung Quốc.
Lithium được mệnh danh là “vàng trắng” hoặc “dầu mỏ của thế kỷ 21″.
Theo thông tin chính thức, tập đoàn Uranium One của Nga có kế hoạch đầu tư khoảng 450 triệu USD vào một dự án thí điểm sản xuất lithium ở Bolivia. Kênh DW (Đức) cho biết nhiều ý kiến kỳ vọng rằng hợp đồng lớn về quyền sử dụng nguyên liệu thô có thể giúp giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế đang diễn ra ở Bolivia trong trung hạn.
Các nhà địa chất nhận định Bolivia có tiềm năng sở hữu trữ lượng lên tới 23 triệu tấn lithium. Nếu được xác nhận, con số này sẽ khiến Bolivia trở thành quốc gia có trữ lượng lithium lớn nhất thế giới. Kim loại này vốn đóng vai trò quan trọng trong sản xuất pin cho xe điện, điện thoại thông minh, các thiết bị điện tử… Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, nhu cầu về lithium của ngành năng lượng sẽ tăng gấp 42 lần vào năm 2040.
Video đang HOT
Bà Karla Calderon, chủ tịch công ty lithium thuộc sở hữu nhà nước YLB, đã phác thảo dự án sẽ được thực hiện tại làng Colcha K thuộc khu vực Potosi theo ba giai đoạn.
Trong giai đoạn đầu tiên, mục tiêu là sản xuất 1.000 tấn lithium cacbonat mỗi năm. Giai đoạn thứ hai tăng lên tới 8.000 tấn và thêm 5.000 tấn nữa trong giai đoạn ba. Trọng tâm sẽ là sản xuất thân thiện với môi trường nhất có thể.
Hợp đồng này là thỏa thuận thứ hai được ký với công ty con của công ty nhà nước Rosatom Nga. Vào tháng 6, các bên ký kết đã đồng ý xây dựng khu liên hợp công nghiệp lithium cacbonat ở Pastos Grandes.
Chuyên gia Vladimir Rouvinski tại Đại học Icesi (Colombia) phân tích: “Cạnh tranh về lithium rất gay gắt”. Ông cũng nhận định rằng Chính phủ Bolivia đang tỏ ra ưu tiên các công ty Trung Quốc và Nga.
Trung Quốc cũng đã có nhiều hiện diện tại quốc gia sở hữu trữ lượng lithium lớn nhất thế giới này. Tập đoàn sản xuất pin CATL của Trung Quốc vào tháng 6 đã xác nhận đầu tư tổng cộng 1,4 tỷ USD xây dựng các nhà máy khai thác lithium tại Bolivia.
Nhưng Tổng thống Luis Arce cũng để ngỏ cánh cửa cho các đối tác khác ngoài Nga và Trung Quốc. Gần đây, ông Arce chia sẻ: “Các chuyến thăm của chúng tôi tới Liên minh châu Âu (EU), Brazil và nhóm BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) cho thấy rõ ràng rằng có quan tâm lớn đến lithium của Bolivia”.
Ông Arce biết Bolivia có thể đạt được tiến bộ nhanh hơn trong việc khai thác trữ lượng lithium nhưng nhà lãnh đạo này cảnh báo không nên tiến hành vội vã.
Bolivia cùng các nước láng giềng Chile và Argentina tạo nên “tam giác lithium”, nơi có trữ lượng kim loại này lớn nhất thế giới. Chile và Argentina có trình độ sản xuất tiên tiến hơn.
Các nhà thiên văn Trung Quốc phát hiện 9 ngôi sao chưa tiến hóa giàu lithium
Sử dụng kính viễn vọng lớn nhất của Trung Quốc, các nhà thiên văn học nước này mới đây đã phát hiện số lượng kỉ lục ngôi sao chưa tiến hóa chứa nhiều lithium, nguyên tố hóa học chính gắn kết giữa thiên văn học với cấu trúc và sự tiến hóa của các ngôi sao.
Kính thiên văn LAMOST giúp phát hiện 9 ngôi sao chưa tiến hóa giàu lithium. Ảnh minh họa: LAMOST
Theo nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí The Astrophysical Journal Letters, với sự hỗ trợ của kính thiên văn LAMOST, một nhóm các nhà nghiên cứu Đài thiên văn quốc gia thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc đã phát hiện 9 ngôi sao chưa tiến hóa mới giàu lithium, gấp đôi số lượng ngôi sao phát hiện trước đây.
Các nhà nghiên cứu cho biết các ngôi sao mới hình thành có mức độ lithium cao bất thường. Cụ thể, hàm lượng lithium của 9 ngôi sao này hơn khoảng 3 lần so với hàm lượng lithium của Mặt Trời. Do 7 trong số 9 ngôi sao này có tốc độ quay nhanh, nghiên cứu giả định sự bồi tụ của vật chất đĩa vòng quanh sao có thể là nguyên nhân chính góp phần vào việc tăng cường mật độ lithium của các ngôi sao này.
Dù cơ chế làm giàu lithium ở những ngôi sao chưa tiến hóa đã được thảo luận rộng rãi, song đến nay vẫn chưa rõ ràng. Do vậy, theo nhóm nghiên cứu, việc phát hiện 9 ngôi sao mới này có thể là một đột phá trong lĩnh vực thiên văn. Các nhà khoa học cũng khẳng định cần có thêm nhiều nghiên cứu sâu hơn để xác nhận những khám phá này.
LAMOST đi vào hoạt động từ năm 2008 để thu thập quang phổ chất lượng cao, thu thập các dữ liệu giúp các nhà thiên văn nghiên cứu thành phần hóa học, mật độ, khí quyển và từ tính của các thiên thể. Kính viễn vọng này cũng đã giúp các nhà khoa học phát hiện hố đen sao nặng nhất và ngôi sao khổng lồ giàu lithium nhất.
Mexico hủy bỏ vụ nhượng quyền khai thác mỏ lithium với Trung Quốc DN Trung Quốc khẳng định các công ty con của họ đáp ứng tất cả các yêu cầu về đầu tư tối thiểu theo luật pháp Mexico, đồng thời cho biết công ty đã kiến nghị lên Bộ Kinh tế Mexico để xem xét lại. Mexico có trữ lượng lithium lớn thứ 9 thế giới với khoảng 1,7 triệu tấn. (Nguồn: Alamy) Ngày...