Nga và sứ mệnh hóa giải nguy cơ xung đột Israel-Iran ở Trung Đông
Tổng thống Nga Putin đã đồng thời gặp gỡ cả lãnh đạo Israel và lãnh đạo Iran. Cuộc gặp được cho là nhằm tháo ngòi nổ xung đột giữa Iran và Israel.
Hai ngày nay (11-12/7), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có hai cuộc gặp quan trọng với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu và ông Ali Akbar Velayati – Cố vấn hàng đầu của Lãnh tụ tinh thần tối cao Iran – Đại giáo chủ Ali Khamenei, tại thủ đô Moscow.
Thủ tướng Israel Netanyahu (trái) và Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Times of Israel.
Nhằm tránh nguy cơ đối đầu quân sự trực tiếp giữa hai quốc gia đối địch Israel và Iran, nhà lãnh đạo Nga đang thể hiện vai trò của mình trong việc hóa giải một cuộc xung đột tiềm ẩn có nguy cơ lan rộng ra toàn Trung Đông.
Hôm nay (12/7), Tổng thống Nga Putin đã có buổi tiếp với phái đoàn quan chức Iran do ông Ali Akbar Velayati – Cố vấn hàng đầu của Đại giáo chủ Iran dẫn đầu đang ở thăm nước này. Hãng tin RIA đưa tin, cuộc gặp đã diễn ra, song không nêu thêm bất kỳ chi tiết nào.
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh hết sức đặc biệt, khi chỉ trước đó 1 ngày, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng đã có cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin, với một chương trình nghị sự tập trung chủ yếu vào những lo ngại của Israel về sự hiện diện của Iran tại Syria.
Video đang HOT
Dự kiến, vấn đề này cũng sẽ là một nội dung “đáng bàn” trong cuộc gặp thượng đỉnh Nga – Mỹ sắp tới tại Phần Lan.
Do đó, chuyến thăm của vị quan chức cấp cao Iran tới Nga lần này mang một ý nghĩa quan trọng và có thể Iran đang muốn thấy được sự đảm bảo chắc chắn cho mối quan hệ đồng minh giữa Tehran với Moscow.
Trước đó một ngày, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cũng đã tới Moscow để gặp Tổng thống Putin . Phát biểu trước khi lên đường, ông Netanyahu nhấn mạnh: “Tôi tới Moscow để có một cuộc gặp rất quan trọng với Tổng thống Nga Vladimir Putin. Chúng tôi sẽ thảo luận về tình hình Syria, Iran, cũng như nhu cầu về an ninh của Israel. Tôi rất cảm kích vì được kết nối trực tiếp, không qua trung gian, với Tổng thống Nga. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với an ninh quốc gia của Israel.”
Tại cuộc gặp với Tổng thống nước chủ nhà Putin, nhà lãnh đạo Israel khẳng định, nước này không có ý định tìm cách lật đổ chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Al Assad – một đồng minh của cả Nga và Iran, song Israel hi vọng Nga nên “khuyến khích” Iran rời khỏi Syria. Dù đây không phải là câu chuyện mới, song Thủ tướng Israel hi vọng rằng Nga sẽ hiểu rõ mong muốn của nước này.
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn một tờ báo của Italy được phát đi ngày hôm qua, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu khẳng định, Iran có vai trò quan trọng trong việc ổn định tình hình tại Syria và Nga hi vọng Israel và Iran nên thận trọng trong bất kỳ lời thách thức quân sự nào. Việc Israel và Iran đụng độ tại Syria sẽ dẫn đến một sự leo thang căng thẳng mới, lan rộng ra toàn bộ khu vực Trung Đông. Nga mong muốn cả Israel và Iran nên sử dụng các giải pháp ngoại giao để thu hẹp sự khác biệt và mong đợi cả hai bên hành động kiềm chế.
Hiện không chỉ có Israel mà cả Mỹ cũng lo ngại về sự hiện diện quân sự đang gia tăng của Iran ở Syria. Nhiều phương tiện truyền thông cho rằng cuộc gặp thượng đỉnh Nga – Mỹ tại Helsinki, Phần Lan vào ngày 16/7 tới có thể đạt được thỏa thuận về việc kiểm soát khu vực biên giới Syria, tiếp giáp với Israel, với việc lực lượng Iran và Hezbollah phải rút ra khỏi khu vực này.
Với việc vừa trấn an đồng minh Iran, vừa thúc đẩy các cuộc gặp với giới chức Israel và Mỹ, Nga đang cho thấy một vai trò “đặc biệt quan trọng của mình” trong việc duy trì sự “ổn định” tại khu vực Trung Đông.
Theo Đình Nam
VOV1
Việt Nam quan ngại về quyết định của Mỹ trong vấn đề Jerusalem
Đề cập về lập trường mới của Mỹ đối với vấn đề Jerusalem, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng bày tỏ quan ngại quyết định này có thể ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định tại khu vực Trung Đông.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng
Hôm 6/12, trong một động thái gây tranh cãi và chưa từng có tiền lệ, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel, quyết định này được đưa ra bất chấp cảnh báo của cộng đồng quốc tế.
Người đứng đầu Nhà Trắng nói rằng, quyết định của ông là một bước đi nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông. Trong khi đó, Nga và Trung Quốc cũng bày tỏ lo ngại rằng kế hoạch của Mỹ có thể làm gia tăng căng thẳng ở Trung Đông.
Về phía Việt Nam, về lập trường mới của Mỹ đối với vấn đề Jerusalem, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng bày tỏ quan ngại quyết định này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình, ổn định tại khu vực Trung Đông.
"Việt Nam có quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp với tất cả các quốc gia Trung Đông, trong đó có Palestine, Israel", bà Lê Thị Thu Hằng nói.
Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, Việt Nam hoan nghênh mọi nỗ lực khu vực, quốc tế và các bên liên quan nhằm giải quyết hòa bình các cuộc xung đột, đem lại hòa bình bền vững và lâu dài cho Trung Đông, vì lợi ích và sự phát triển của tất cả các nước trong khu vực, đóng góp chung cho hòa bình khu vực và thế giới.
"Việt Nam tái khẳng định lập trường nhất quán về việc ủng hộ giải pháp hai nhà nước, trong đó có việc thành lập Nhà nước Palestine cùng tồn tại hòa bình bên cạnh Nhà nước Israel với đường biên giới trước năm 1967.
Việt Nam cho rằng mọi giải pháp liên quan đến Jerusalem cần tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là các Nghị quyết của Liên hợp quốc, với sự đồng thuận của các bên liên quan", bà Hằng nhấn mạnh.
Châu Như Quỳnh
Theo Dantri
Vùng đất linh thiêng Jerusalem giữa điểm nóng Trung Đông Được xem là vùng đất linh thiêng đối với 3 tôn giáo lớn là Hồi giáo, Do Thái và Cơ đốc, Jerusalem cũng là nơi chứng kiến các cuộc xung đột đẫm máu tại khu vực Trung Đông trong nhiều thập niên qua. Tổng thống Donald Trump ngày 6/12 tuyên bố công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và thông báo sẽ...