Nga và phương Tây nhìn nhau ngấm đòn
Trong khi nhiều doanh nghiệp phương Tây phải thu hẹp quy mô, thậm chí đóng cửa tại Nga thì quốc gia này cũng thấm đòn trừng phạt của phương Tây.
Đối mặt với doanh số bán hàng giảm và dự báo triển vọng ảm đạm trên thị trường Nga, Tập đoàn chế tạo ôtô General Motors (GM) của Mỹ ngày 18/3 thông báo đóng cửa nhà máy sản xuất ôtô thương hiệu Opel tại St. Petersburg.
Theo GM, giá dầu giảm và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến thị trường Nga lâm vào khủng hoảng.
Giám đốc điều hành bộ phận sản xuất ôtô thương hiệu Opel, Karl-Thomas Neumann cho biết GM đánh giá triển vọng thị trường Nga không sáng sủa trong ngắn hạn do vậy thương hiệu Opel sẽ rút hoàn toàn khỏi thị trường Nga vào tháng 12/2015, trong khi thương hiệu Chevrolet của GM cũng sẽ giảm sản lượng tại thị trường Nga.
Chevrolet của GM cũng sẽ giảm sản lượng tại thị trường Nga.
Trong tháng 1-2/2015, GM đã bị giảm 75% doanh số tại thị trường Nga so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, GM và Opel tuyên bố sẽ thay đổi mô hình kinh doanh tại Nga, trong đó sẽ tập trung vào thương hiệu Cadillac, cũng như Corvette, Camaro và Tahoe.
Chưa đến nỗi bi đát như GM nhưng nhiều thương hiệu nổi tiếng khác của phương Tây cũng phải thu hẹp quy mô kinh doanh tại Nga.
Tiêu biểu nhất, hãng trang phục thể thao Đức Adidas cũng tuyên bố sẽ đóng cửa 200 cửa hàng tại Nga.
Video đang HOT
Trong khi đó, Nga cũng thấm đòn trừng phạt của Mỹ và phương Tây.
Hôm 18/3, nhân kỷ niệm 1 năm sáp nhập bán đảo Crimea, Tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận đòn trừng phạt kinh tế của phương Tây đã gây ra những tác hại đáng kể đối với nước này.
Ông Putin cho biết, các biện pháp trừng phạt “không làm chết ai nhưng gây ảnh hưởng đến các hoạt động đang diễn ra trong nước”.
Tuy nhiên, ông khẳng định Moscow sẽ “vượt qua tất cả khó khăn và thách thức do “bên ngoài” áp đặt”.
Trong tuần này, các nhà lãnh đạo EU sẽ thảo luận về lệnh trừng phạt bổ sung đối với Nga.
Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Donald Tusk muốn các biện pháp trừng phạt Nga được duy trì cho đến cuối năm nay, khi Ukraine có khả năng giành được quyền kiểm soát hoàn toàn khu vực miền Đông.
Minh Thái (Tổng hợp)
Theo_Báo Đất Việt
Cơ hội lớn hơn cho hàng Việt vào Nga
Các biện pháp hạn chế phương Tây áp dụng đối với Nga không ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ Việt - Nga, mà tạo cơ hội lớn hơn cho hàng hóa Việt thâm nhập thị trường rộng lớn này, đặc biệt khi Việt Nam tham gia Liên minh Kinh tế Á - Âu.
Đại biện lâm thời Liên bang Nga tại Việt Nam Vadim Bublikov (ảnh: Trúc Quỳnh)
Đại biện lâm thời Liên bang Nga tại Việt Nam Vadim Bublikov nói như vậy khi trao đổi với Tiền Phong bên lề Lễ kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Liên bang Nga, ngày 30/1 tại Hà Nội.
Ông đánh giá thế nào về quan hệ Việt - Nga trong bối cảnh hiện nay?
Quan hệ hai nước trong 65 năm qua phát triển rất tích cực, đặc biệt từ khi thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện năm 2012. Quan hệ hai nước đang phát triển trong rất nhiều lĩnh vực, trước hết là thương mại, dầu khí, năng lượng, điện hạt nhân... Năm nay, hy vọng Việt Nam sẽ ký hiệp định Liên minh Kinh tế Á - Âu để mở rộng quan hệ thương mại, tăng cường đầu tư, dịch vụ... Giáo dục - đào tạo cũng là lĩnh vực hợp tác quan trọng, có nhiều tiềm năng lớn.
Những chính sách mà phương Tây thực hiện đối với Nga không ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ song phương Việt - Nga. Ngược lại, các biện pháp hạn chế xuất khẩu một số mặt hàng từ phương Tây sang Nga lại tạo cơ hội cho các nhà sản xuất và xuất khẩu Việt Nam tăng xuất khẩu hàng hóa, trước tiên là nông sản, hải sản, hàng tiêu dùng sang thị trường Nga. Chúng tôi đã đề nghị các nhà sản xuất Việt Nam nghiên cứu tiềm năng thị trường Nga. Chúng tôi cũng mời các nhà đầu tư Việt Nam thực hiện các dự án trên lãnh thổ Liên bang Nga, trong lĩnh vực dệt may, chế biến gỗ, chế biến hải sản...
Trong lĩnh vực ưu tiên hợp tác là dầu khí, chúng ta biết là Liên doanh Vietsovpetro hoạt động rất hiệu quả, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Một số công ty lớn của Nga như Gazprom, Rosneft cũng đang thực hiện các dự án lớn ở thềm lục địa của Việt Nam, trong khi các dự án hợp tác dầu khí của hai bên đang được thực hiện ở Nga. Chúng tôi mời các nhà đầu tư Việt Nam thực hiện các dự án ở Nga. Tôi xin nhấn mạnh lại, các biện pháp của phương Tây áp dụng với Nga mang lại cơ hội cho Việt Nam và các nước khác ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương tăng khối lượng thương mại và mở rộng quan hệ hợp tác với Liên bang Nga.
Vẫn tiếp tục các dự án dầu khí
Theo ông, việc giá dầu giảm sâu như hiện nay ảnh hưởng các dự án hợp tác dầu khí Việt - Nga như thế nào?
Dự án dầu khí nào cũng chịu ảnh hưởng từ việc giá dầu giảm. Đây là lúc mà các dự án khai thác dầu khí phải thực hiện việc cắt giảm chi phí. Giá dầu sụt giảm là nguy cơ, nhưng cũng là cơ hội. Nếu giá dầu vẫn cao, không ai quan tâm đến việc giảm chi phí để tăng hiệu quả. Các dự án hợp tác dầu khí tại Việt Nam vẫn đang tiếp tục, và các dự án hợp tác hai bên tại Nga cũng vậy.
Liên minh Kinh tế Á - Âu sẽ tạo ra thay đổi như thế nào trong thời gian tới?
Chúng tôi hy vọng hiệp định giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á - Âu có thể được ký kết trong nửa đầu năm nay. Và tôi xin nhấn mạnh, Việt Nam sẽ là nước ngoài đầu tiên tham gia. Đây không chỉ là hiệp định thương mại tự do mà còn bao gồm nhiều lĩnh vực, như đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác... Khi tham gia, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu sang thị trường Nga vì nhu cầu của thị trường Nga đối với một số mặt hàng Việt Nam như nông sản, hàng tiêu dùng... tương đối lớn.
Ông đánh giá ra sao về hợp tác quân sự, quốc phòng giữa hai nước?
Đây là lĩnh vực hợp tác rất quan trọng của hai nước. Chúng tôi đặc biệt chú ý phát triển quan hệ này. Nga sẵn sàng mở rộng hợp tác trong lĩnh vực này với Việt Nam.
Nga đang bận giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraine và gặp nhiều khó khăn kinh tế. Liệu điều đó có ảnh hưởng việc Nga hợp tác với các nước khác, bao gồm Việt Nam?
Quan hệ Nga - Ukraine không ảnh hưởng quan hệ với Việt Nam. Các dự án đầu tư được thực hiện bởi các nhà đầu tư, kinh doanh, nên chỉ phụ thuộc yếu tố thị trường.
Cảm ơn ông.
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm do Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga tổ chức, ông Đào Trọng Thi, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga, khẳng định, tình hữu nghị đặc biệt qua những biến động lịch sử là nền tảng vững chắc cho sự hợp tác và quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nga. Đặc biệt từ khi Việt Nam và Nga thiết lập quan hệ đối tác chiến lược năm 2001 và đối tác chiến lược toàn diện năm 2012, quan hệ hợp tác song phương ngày càng phát triển trên mọi lĩnh vực, từ chính trị đến kinh tế, thương mại, đầu tư đến năng lượng, dầu khí, điện hạt nhân, an ninh, quốc phòng, giáo dục, đào tạo...
Theo Trúc Quỳnh
Tiền Phong
Lada mất danh hiệu bán chạy nhất tháng sau 4 thập kỷ Hãng AvtoVAZ, công ty mẹ của nhãn hiệu xe Lada, đã đổ lỗi cho các nhà cung cấp linh phụ kiện. Trong suốt 4 thập kỷ qua, Lada luôn là dòng xe sở hữu doanh số bán hàng cao nhất mọi tháng tại thị trường Nga. Thế nhưng, trong tháng 11/2014 vừa qua, có một mẫu xe "ngoại binh" đã lần đầu tiên...