Nga và NATO lại “khẩu chiến”
Một cuộc “ khẩu chiến” đang diễn ra giữa Nga và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) khi hai bên đồng loạt đưa ra các tuyên bố liên quan đến các hoạt động quân sự gia tăng tại khu vực.
Đại sứ Nga tại NATO Aleksander Glushko ngày 27-5 đã hối thúc phương Tây tôn trọng quyền tự vệ của nước này nếu NATO tăng cường hiện diện ở châu Âu trong khi NATO chỉ trích việc Nga bố trí các dàn tên lửa tại thành phố Kaliningrad làm mất ổn định an ninh châu Âu.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg phát biểu tại Trung tâm CSIS, Washington (Mỹ) hôm 27-5. (Ảnh: AP)
Phát biểu trên kênh truyền hình Rossiya’24 ngày 27-5, Đại diện thường trực Nga tại NATO Aleksander Glushko tuyên bố trong trường hợp NATO tăng cường lực lượng tại châu Âu, Nga sẽ buộc phải đáp trả và có đủ mọi phương tiện để làm việc này. Ông Glushko đưa ra tuyên bố trên khi được hỏi về khả năng Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vacsava năm 2016 sẽ đưa ra quyết định tăng cường lực lượng tại châu Âu. Theo ông Glushko, khả năng đó sẽ dẫn đến chính sách rất tiêu cực, làm gia tăng cảm giác “cận kề chiến tuyến” của các nước vùng Baltíc, tạo cớ bịa đặt ra cái gọi là “mối đe dọa từ phía Nga” để che đậy cho những sai lầm đối nội và đối ngoại.
Tuyên bố nêu trên của Đại diện Nga Glushko được đưa ra sau khi Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đề cập tới kế hoạch tăng cường hiện diện quân sự của NATO tại khu vực Đông Âu. Đề cập đến tuyên bố của ông Stoltenberg rằng không thể ngăn cản các nước gia nhập NATO, Đại diện Nga nhắc lại nguyên tắc an ninh tập thể, khi không nước nào được tăng cường an ninh của mình bằng cách gây thiệt hại cho nước khác. Theo Đại diện Nga tại NATO, Nga có quyền bảo đảm an ninh của mình, và kế hoạch mở rộng biên giới của NATO được Mátxcơva xem là mối đe dọa. Do đó, nếu những kế hoạch này của NATO không tính đến quyền lợi của các bên thì sẽ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang mới.
Liên quan đến mâu thuẫn gay gắt nhất hiện nay giữa Nga và NATO là cuộc xung đột tại Ucraina, Đại diện Nga tại NATO khẳng định vai trò của tổ chức này tại Ucraina có tác động tiêu cực lớn khi tiếp tục “định vị” Nga như một nước tham gia xung đột, từ đó cổ vũ Kiev đưa ra các giải pháp vũ lực. Ông chỉ ra rằng việc NATO gắn biện pháp trừng phạt Nga với thỏa thuận Minsk thực chất là muốn Nga đơn phương thực hiện thỏa thuận này.
Video đang HOT
Những tuyên bố của Đại diện Nga tại NATO được xem là nhằm đáp trả những chỉ trích mà NATO đưa ra trước đó về việc Nga bố trí các dàn tên lửa tại thành phố Kaliningrad, gần biên giới với Ba Lan, khi cho rằng Nga đang làm mất ổn định an ninh tại châu Âu.
Phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ngày 27-5 khi đang ở thăm Washington, Tổng thư ký NATO Stoltenberg cho biết, các kế hoạch của Nga triển khai các tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân ở vùng lãnh thổ Kaliningrad, sát biên giới Ba Lan, và sự đe dọa của Mátxcơva về động thái bố trí các lực lượng hạt nhân ở Crimea sẽ làm “thay đổi căn bản cán cân an ninh ở châu Âu”.
Lãnh đạo NATO lên án gay gắt cách hành xử của Nga trong năm vừa qua, trong đó có việc Mátxcơva can thiệp vũ trang vào Ucraina, đồng thời cam kết liên minh quân sự này sẽ tăng cường trách nhiệm “phòng vệ tập thể”.
“Nhiệm vụ chính của NATO đó là phòng vệ tập thể. Cam kết bảo vệ lẫn nhau trong NATO vẫn được duy trì đến thời điểm này. Đó là lý do tại sao chúng tôi đang thực hiện việc tăng cường lớn nhất khả năng phòng thủ tập thể kể từ sau Chiến tranh Lạnh. NATO đang tăng cường hiện diện tại khu vực Đông Âu ở trên bộ, đất liền, biển cũng như các cuộc diễn tập. Chúng tôi đang tăng cường gấp đôi quy mô lực lượng phản ứng của NATO”. Ông Stoltenberg cũng chỉ trích việc Nga tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn.
Quan hệ Nga-NATO đang ở mức thấp nhất kể từ thời Chiến tranh Lạnh do liên quan đến cuộc khủng hoảng tại Ucraina và hoạt động mở rộng về phía Đông của NATO. Hai bên vẫn duy trì những tuyên bố sẵn sàng nối lại hợp tác, tuy nhiên thường xuyên đưa ra các cáo buộc lẫn nhau về dự định gây bất ổn.
Nga nhiều lần chỉ trích NATO bội ước khi liên tục tìm cách mở rộng về phía đông, tiến đến gần Nga. Mátxcơva cũng cho rằng NATO lợi dụng khủng hoảng Ucraina để bành trướng. Trong khi đó NATO cho rằng Nga đang đe dọa đến an ninh của châu Âu với các động thái quân sự.
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, dù có liên tục “khẩu chiến” thì mức “va chạm” giữa Nga và NATO vẫn chỉ dừng ở đây và khó có thể quay trở lại thời kỳ đối đầu bởi những lợi ích của đôi bên. Bản thân Tổng thư ký NATO Stoltenberg dù thừa nhận Nga và NATO đang ngày càng xa khuôn khổ của mối quan hệ đối tác chiến lược, vẫn luôn khẳng định Nga và NATO không quay trở lại thời kỳ Chiến tranh Lạnh.
Theo Ngọc Hà
Quân đội Nhân dân
Mỹ - Nga khẩu chiến về việc đưa quân đến đông Ukraine
Lầu Năm Góc bác bỏ cáo buộc của Nga về việc triển khai quân đội đến miền đông Ukraine, đồng thời cho rằng chính Moscow đang tiếp tục hỗ trợ ở nơi diễn ra giao tranh suốt hơn một năm nay.
Mỹ khẳng định tham gia huấn luyện cho quân vệ binh Ukraine ở gần biên giới Ba Lan. Ảnh minh họa: AFP
"Đây là một hành động nực cười trong nỗ lực chuyển sự chú ý của dư luận ra khỏi điều đang thực sự xảy ra ở đông Ukraine", Reuters dẫn lời Eileen Lainez, phát ngôn viên Lầu Năm Góc trước cáo buộc của Nga.
Igor Konashenkov, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, hôm qua cho biết quân đội Mỹ đang huấn luyện lực lượng của chính phủ Ukraine ở miền đông nước này. Quân đội Mỹ cũng hỗ trợ đào tạo ở các điểm nóng khác như Mariupol, Severodonetsk, Artyomovsk và Volnovakha, theo Interfax.
Bà Lainez phủ nhận cáo buộc trên và khẳng định Nga vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí sát thương và huấn luyện cho các phiến quân đông Ukraine, "vi phạm thỏa thuận ngừng bắn và vi phạm chủ quyền của Ukraine". Mỹ một vài ngày trước còn cáo buộc Moscow xây dựng hệ thống phòng không trong lòng đông Ukraine.
Thực tế Mỹ đã nói rõ về chương trình huấn luyện vệ binh Ukraine, theo bà Lainez. Lầu Năm Góc hôm 20/4 công bố khoảng 300 lính dù Mỹ đóng tại Italy đã thực hiện cuộc huấn luyện cho các vệ binh Ukraine thuộc Trung tâm An ninh và gìn giữ hòa bình quốc tế, gần biên giới với Ba Lan. Đợt huấn luyện ban đầu dành cho khoảng 300 vệ binh Ukraine và 900 người khác sẽ tham gia các đợt trong 6 tháng tới.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hôm 22/4 có cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Sergei Lavrov về tình hình Ukraine, thúc giục Moscow yêu cầu các phiến quân miền đông Ukraine tuân thủ lệnh ngừng bắn. Ông Kerry cũng đề nghị Nga rút quân khỏi miền đông, khẳng định các hoạt động huấn luyện của Mỹ là theo yêu cầu của chính phủ Ukraine "hoàn toàn minh bạch và mang tính phòng vệ".
Cuộc khủng hoảng Ukraine kéo dài suốt hơn một năm nay, khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Quan hệ giữa Nga và Mỹ cùng các nước châu Âu cũng xấu đi do bất đồng về xung đột ở đông Ukraine.
Khánh Lynh
Theo VNE
Khẩu chiến giữa Nhà Trắng và phe Cộng hòa quanh vấn đề đối nội Trong chiều hướng phản ánh rõ cuộc đấu đá đảng phái tiếp tục căng thẳng sau khi phe Cộng hòa chiếm quyền đa số tại lưỡng viện Quốc hội sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 4/11 vừa qua, ngày 16/11, một cuộc khẩu chiến đã bùng nổ giữa Nhà Trắng và các nhà lập pháp của đảng Cộng hòa. Những người...