Nga và Mỹ mặt đối mặt ‘trên biển’
Đây là lần đầu tiên sau chiến tranh lạnh căng thẳng giữa hai nước rơi vào đỉnh điểm.
Liệu Trung Quốc có xích lại gần Nga?
Truyền thông Israel dẫn các nguồn tin hải quân phương Tây ngày 6/9 cho biết một tàu đổ bộ của Trung Quốc mang tên Tỉnh Cương Sơn cùng 1.000 lính thủy đánh bộ đã đến Biển Đỏ trên đường tới vùng Địa Trung Hải ngoài khơi Syria.
Trung Quốc điều tàu tới Syria
Một số nguồn tin cho biết Bắc Kinh đã bí mật triển khai nhiều tàu chiến đến vùng biển đối diện với Syria. Nếu thông tin này được xác nhận, đây sẽ là lần triển khai lớn nhất của Trung Quốc tại khu vực Trung Đông trong lịch sử hải quân nước này.
Trong khi đó, thêm ba tàu chiến của Nga đã vượt qua eo biển SBosphorus của Thổ Nhĩ Kỳ tiến đến gần bờ biển Syria trong bối cảnh nguy cơ một cuộc tấn công của Mỹ đối với chính phủ Syria đang gần kề.
Tàu đổ bộ cỡ lớn Nikolai Filchenkov
Video đang HOT
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố tại cuộc họp báo tổng kết hội nghị thượng đỉnh G-20. “Chúng tôi sẽ giúp Syria hay không? Có. Như chúng tôi đang giúp đỡ họ hiện nay. Chúng tôi cung cấp vũ khí và hợp tác trong lĩnh vực kinh tế. Tôi hy vọng rằng, sẽ mở rộng hơn hợp tác nhân đạo, bao gồm cả trong hình thức viện trợ nhân đạo để hỗ trợ những thường dân đang lâm vào tình cảnh khó khăn hiện nay”.
Như vậy, trái với hành động mập mờ không rõ ràng từ Trung Quốc, Nga gần như đã tuyên bố giúp đỡ Syria. Thông tin đó càng được chắc chắn khi nhìn thấy sơ đồ bố trí các tàu của Nga trên vùng biển vốn được coi là nơi Mỹ chuẩn bị phát động tấn công.
Sơ đồ tàu chiến Nga và Mỹ đối mặt trên biển đông
Đáng lo hơn khi Mỹ thật sự ra tay, Nga và Trung Quốc gần như chắc chắn sẽ giúp đỡ “bạn hàng” tiềm năng và lâu năm như Syria. Nếu tình huống này trở thành hiện thực thì đây sẽ là cơn ác mộng mà Mỹ sẽ chẳng bao giờ dám nghĩ tới.
Lý do Nga ra mặt
Liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Syria, chính phủ của Tổng thống Assad đã từng tỏ rõ thiện chí mong muốn hòa bình nhưng các phe nhóm đối lập kiên quyết từ chối đối thoại. Thậm chí, khi chính quyền Syria đã phóng thích gần 300 người bị bắt giữ vì có liên quan đến phong trào chống chính phủ.
Tuy nhiên, phe nổi dậy lại thẳng thừng bác bỏ bất kỳ cuộc đối thoại nào với chính quyền. “Không thể có bất kỳ cuộc đối thoại nào với chính quyền. Chỉ có thể có những cuộc đàm phán về cách thức chuyển đổi sang một hệ thống chính trị mới”, bà Basma Kodmani, một trong những quan chức hàng đầu của phe nổi dậy, cho biết tại một cuộc họp báo.
Theo bà Kodmani, lật đổ chính phủ của Tổng thống Assad là nhiệm vụ chính của các phe nhóm đối lập Syria. “Thứ đoàn kết phe nhóm đối lập Syria lại với nhau chính là thỏa thuận lật đổ chính quyền hiện nay và tạo ra một hệ thống chính trị mới trong nước”, bà Kodmani nói thêm.
Đây cũng được cho là một trong những lý do khiến Nga thêm cái nhìn ác cảm về phe nổi dậy. Nguồn tin Nga cũng khẳng định, hoạt động triển khai một loạt tàu chiến “không có liên quan gì đến tình hình leo thang căng thẳng ở Syria hiện nay”.
Tuy nhiên, Mỹ và phương Tây gần như không tin vào lời tuyên bố trên. Các nước này trong thời gian qua đã không ngừng chỉ trích, lên án kịch liệt việc Nga không chịu cắt đứt mối quan hệ quân sự cũng như chính trị với Damascus bất chấp tình hình bạo lực ở nước này ngày một trầm trọng và đẫm máu.
Động thái điều tàu chiến mới nhất của Nga được cho là hành động phô trương lực lượng. Bởi sự tức giận trước việc Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng đe dọa rằng, Nga và Trung Quốc sẽ phải trả giá đắt vì bênh vực Tổng thống Bashar al-Assad.
Điều này khiến cho cuộc khủng hoảng ở Syria chứng kiến mâu thuẫn sâu sắc giữa hai phe cường quốc với một bên là Nga – Trung và bên kia là Mỹ và phương Tây. Trong khi phương Tây muốn lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad thì Moscow và Bắc Kinh công khai phản đối nỗ lực này.
Tàu sân bay USS Dwight Eisenhower của Mỹ đến gần bờ biển Syria
Moscow nhiều lần tuyên bố sẽ bảo vệ chính quyền của Tổng thống Assad và không để Syria biến thành Libya thứ hai. Nga khẳng định, họ sẽ phản đối bất kỳ sự can thiệp nào từ nước ngoài nào vào tình hình nội bộ đất nước Syria. Như vậy, với bối cảnh hiện nay Syria đang nóng lên từng ngày, còn cả thế giới hồi hộp chờ hành động của các bên liên quan.
Theo Mốt và Cuộc sống
Đánh giá tương quan lực lượng hải quân Mỹ-Trung
Sau khi từ chối so sánh quan hệ quân sự Mỹ-Trung với thời Chiến tranh Lạnh và nói rằng quan hệ quân sự Mỹ-Trung là quan hệ hợp tác, trung tướng hải quân Mỹ Scott Swift cho biết thêm tất cả hải quân Trung Quốc hợp lại mới bằng Hạm đội 7.
Trong một phát biểu mới đây tại Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc tế Lowy của Astralia, Tư lệnh Hạm đội 7, tướng Swift cho rằng cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động thương mại và công cuộc hiện đại hóa quân sự, an ninh biển đã trở thành vấn đề ngày càng quan trọng ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Hiện nay, nhiều quốc gia ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đang chuyển hóa thực lực kinh tế thành sức mạnh quân sự. Việc này có thể dẫn tới khả năng sử dụng vũ lực để giải quyết bất đồng giữa các quốc gia tại đây.
Tuy nhiên, vị Phó Đô đốc Hải quân này cảm thấy "rất khích lệ" trước những mối liên hệ về quân sự trong khu vực được xây dựng trong bối cảnh căng thẳng không ngừng leo thang gây ra bởi một số vấn đề, bao gồm vấn đề Biển Đông.
Theo tướng Swift, trọng tâm của ông nằm ở các hành động quân sự đa phương và tìm kiếm những cuộc diễn tập đa phương được mở rộng tới phạm vi tối đa có thể.
Hợp tác hải quân Mỹ-Trung khiến quan hệ quân sự giữa hai nước trở nên chặt chẽ hơn, hiểu nhau hơn, tránh được xung đột hải quân giống như xung đột hải quân Mỹ-Xô trong thời Chiến tranh Lạnh.
Tuy nhiên, tướng Swift đã từ chối so sánh quan hệ quân sự Mỹ-Trung hiện nay với quan hệ quân sự Mỹ-Xô trước đây và nhấn mạnh bối cảnh hiện nay rất khác so với thời Chiến tranh Lạnh.
Chiến tranh Lạnh là cạnh tranh giữa các chính phủ, giữa các quân đội và ai mạnh nhất là vấn đề quan trọng nhất lúc bấy giờ. Trong khi đó, tình hình trên biển hiện nay đã khác và tướng Swift cho rằng mình không nhìn thấy vấn đề trên trong môi trường biển hiện nay.
Tướng Swift cũng chỉ rõ tất cả hải quân Trung Quốc hợp lại mới bằng Hạm đội 7, nhưng điểm tương đồng giữa hải quân Mỹ và hải quân Trung Quốc nhiều hơn điểm cạnh tranh.
Theo Báo tin tức
Gia tộc Mandela mâu thuẫn vì chuyện mộ phần Các thành viên gia đình Nelson Mandela đã kiện người cháu của ông tội quật mồ với toan tính kiếm tiền từ nơi chôn cất ông sau này. Ngày 2/7, Đại tá Mzukisi Fatyela, người phát ngôn lực lượng cảnh sát Nam Phi cho biết các thành viên trong gia tộc nhà Nelson Mandela vừa đệ đơn tố cáo cháu trai của ông...