Nga và đường hướng cân bằng Đông-Tây

Theo dõi VGT trên

Cách duy nhất để Nga đạt được mục tiêu duy trì đà tăng trưởng kinh tế bền vững 4 – 5%/năm là hội nhập toàn diện với cả phương Đông và phương Tây.

Xoay trục Đông…

Hai tháng leo thang khủng hoảng tại Ukraine cũng là quãng thời gian truyền thông và giới chức Nga đề cập nhiều nhất đến các khái niệm như “xoay trục sang phía Đông”, “xoay trục sang châu Á”… Theo cách nhìn nhận này, tăng cường hợp tác với châu Á, mà nền tảng là thúc đẩy các quan hệ kinh tế – thương mại – đầu tư là biện pháp đơn giản, nhưng hiệu quả giúp Moskva hóa giải những sức ép, căng thẳng trong quan hệ với phương Tây.

Nga và đường hướng cân bằng Đông-Tây - Hình 1

Nga cần “bắt tay” với phương Đông, nhưng cũng không thể bỏ qua phương Tây.

“Hướng Đông” không hẳn là một chiến lược mới trong chính sách đối ngoại của Moskva, nhưng trong bối cảnh hiện nay, nó được tiếp thêm nhiều động lực và sinh khí mới. Dưới góc độ chính trị, nếu như Nga và phương Tây luôn có sự nghi ngại, thậm chí là đối đầu nhau, trong nhiều vấn đề gai góc như cạnh tranh, giành giật ảnh hưởng tại các quốc gia thuộc không gian hậu Xô Viết, việc NATO mở rộng sang phía Đông… thì quan hệ giữa Moskva với những nước châu Á dường như ít có sự đối kháng. Phức tạp nhất là biên giới lãnh thổ cũng đã cơ bản được giải quyết với việc Nga, Trung Quốc ký Hiệp ước phân định đường biên giới vào năm 2005.

Châu Á hiện nổi lên là đầu tàu của kinh tế thế giới, với việc ba nền kinh tế Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ có nguồn dự trữ ngoại hối, tiềm năng vốn đầu tư lớn hơn của cả Mỹ, Đức và Pháp cộng lại. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tính theo sức mua tương đương (PPI) của ba nền kinh tế châu Á là 23,6 nghìn tỉ USD, vượt con số tương ứng của 3 nền kinh tế lớn nhất phương Tây – chỉ có 21,5 nghìn tỉ USD. Không những vậy, tiềm năng hợp tác giữa Nga với các nước phương Đông rất to lớn. Trong tổng số 500 tỉ USD đầu tư nước ngoài vào Nga hiện nay (loại trừ các dự án dầu khí của Rosneft), chỉ có 50 tỉ USD là đến từ châu Á. Kim ngạch ngoại thương của Nga với châu lục này hiện mới chỉ ở mức 150 tỉ USD, bằng 1/3 so với trao đổi thương mại Nga – châu Âu.

Quan trọng hơn, việc “xoay trục” này sẽ giúp cả hai bên khai thác hết tiềm năng, bổ sung nhu cầu, thế mạnh cho nhau. Nga đang cần “đầu ra” cho dòng dầu, khí đốt, vũ khí để tránh phụ thuộc vào châu Âu, khôi phục lại vị thế quân sự trước Mỹ. Trong khi đó, các quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ… đều đang rất “khát” những sản phẩm này. Hướng sang một châu Á thịnh vượng, phát triển nhanh dường như sẽ mang lại cho Nga nhiều lợi thế hơn so với việc buộc phải theo đuổi một phương Tây “rắc rối”, mà biểu hiện rõ nhất là cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay.

… nhưng không bỏ qua trục Tây

Tuy nhiên, xét về mặt dài hạn, Nga sẽ phải đối mặt với một thảm họa lớn, đặc biệt là về kinh tế, nếu chỉ theo đuổi đường hướng nghiêng hẳn về phương Đông mà bỏ qua phương Tây.

Nga cần vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng, cải cách hệ thống ngân hàng và thị trường vốn. Dòng t.iền này có thể đến từ các nước châu Á và Trung Đông. Nhưng cái mà Moskva cần hơn là những bí quyết và công nghệ của các đối tác nước ngoài để hiện đại hóa nền kinh tế – điều chỉ có thể đạt được qua hợp tác với các công ty, tập đoàn lớn của phương Tây. Đơn cử như việc Nga hiện rất quan tâm đến khai thác nguồn năng lượng ở Bắc Cực, vùng biển nước sâu quanh bán đảo Shakhalin. Để đạt được mục tiêu đó, Nga phải cần đến kinh nghiệm và công nghệ của những “đại gia” như ExxonMobil, BP hay là Shell, chứ không phải là t.iền, vốn của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) hay Công ty dầu khí Quốc gia Ấn Độ (ONGC). Kế hoạch phát triển các ngành kinh tế then chốt khác mà Nga đang dồn nhiều nỗ lực như nông nghiệp, dược phẩm… cũng chỉ có thể hiện thực hóa được trong khung hợp tác với các đối tác phương Tây.

Video đang HOT

Không những vậy, đây chưa phải là thời điểm thích hợp để Moskva ngưng trệ các bước hội nhập với phương Tây, khi mà châu Á hiện tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn sau nhiều thập kỉ tăng trưởng nhanh. Nhìn về Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng nhất kể từ thời điểm cải cách, mở cửa, liên quan đến khủng hoảng tín dụng cùng với bong bóng bất động sản có thể nổ tung bất cứ lúc nào. Tăng trưởng tín dụng của Trung Quốc từ năm 2008 đến nay đã lên tới 13.000 tỉ USD, vượt qua toàn bộ sự tích tụ của hệ thống ngân hàng thương mại Mỹ trong hơn 100 năm qua. Trong lịch sử, chưa có một nền kinh tế nào tăng trưởng nhanh, trong một thời gian dài, với sự mở rộng tín dụng lớn như Trung Quốc. Đó có thể sẽ là một chỉ báo nguy hiểm về một nền kinh tế đang ở trạng thái dễ đổ vỡ, mà hệ quả của nó gây ra đối với khu vực và toàn cầu là đặc biệt nghiêm trọng.

Sau khoảng 10 năm đàm phán, nhiều khả năng Nga và Trung Quốc sẽ ký kết thỏa thuận hợp tác “khủng” trong lĩnh vực năng lượng trong chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào ngày 20/5 tới. Nga cần hợp tác với các đối tác mới ở châu Á – đó là điều hiển nhiên. Nhưng điểm mấu chốt là: Sự hợp tác này phải theo hướng bổ sung, chứ không phải là loại bỏ các quan hệ đã được thiết lập với phương Tây. Nếu không, Nga có nguy cơ trở thành một “vựa dầu khí” lớn chuyên cung cấp cho các nền kinh tế châu Á “khát” năng lượng.

Theo Hoài Thanh

Báo tin tức

Khủng hoảng Ukraine giúp Nga xoay trục tới châu Á?

Cuộc khủng hoảng ở Ukraine có thể buộc Nga phải mở rộng quan hệ kinh tế và thương mại với các quốc gia châu Á. Đó có lẽ là tin tốt lành đối với vùng Viễn Đông của Nga.

Hai yếu tố đang thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ giữa Nga với các nước châu Á là các biện pháp trừng phạt của Mỹ và EU đối với Moskva và những nỗ lực của châu Âu nhằm giảm sự phụ thuộc nguồn cung năng lượng từ Nga. Trong bất cứ trường hợp nào, cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang tạo điều kiện thuận lợi cho sự "xoay trục" của Nga sang châu Á như là một sáng kiến trong chính sách đối ngoại và trong môi trường địa chính trị hiện nay, chính sách hướng đông của Moskva đang có động lực để tăng tốc.

Khủng hoảng Ukraine giúp Nga xoay trục tới châu Á? - Hình 1

Cuộc khủng hoảng Ukraine tạo động lực để Nga xoay trục hướng về châu Á. Ảnh: RT

Thách thức

Không gian địa kinh tế, chính trị và an ninh của khu vực châu Á đang trải qua một sự chuyển đổi cơ cấu. Cùng với các nước khu vực Đông Bắc Á và Đông Nam Á, các quốc gia châu Á quan trọng khác bao gồm Ấn Độ, Australia và New Zealand, trong khi cả Nga và Mỹ đều được coi là một phần mở rộng trong các thỏa thuận hợp tác của khu vực.

Sự hình thành một trật tự đa trung tâm ở châu Á đang tạo cơ hội để Nga tham gia ngày càng tích cực và chủ động vào khu vực được cho là trung tâm quyền lực năng động của thế giới. Trong bối cảnh này, tăng cường sự xoay trục của Nga sang châu Á là một chính sách cực kỳ quan trọng nhằm kết nối Moskva với nền kinh tế của khu vực đang phát triển tích cực mà cho đến nay Nga thực tế vẫn còn đang vắng mặt. Mặc dù đã tham gia vào tất cả các tổ chức và diễn đàn khu vực châu Á (APEC, ASEAN, ASEM, Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á...), nhưng Nga vẫn tách biệt với khu vực này trong lĩnh vực thương mại tự do.

Hai hiệp định lớn trong khu vực hiện đang trong quá trình đàm phán đó là Đối tác hợp tác kinh tế toàn diện khu vực ASEAN 6 (các nước ASEAN cộng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand) và Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), được thành lập dưới sự bảo trợ của Mỹ. Việc ký kết hiệp định tự do thương mại, ban đầu với một số quốc gia trong khu vực và sau đó, với các tổ chức hội nhập khu vực, có khả năng tạo động lực để Nga hướng về phía Đông một cách mạnh mẽ hơn. Trong trường hợp tốt nhất, điều này có thể tạo thuận lợi cho sự phát triển các khu vực Siberia và Viễn Đông của Nga, một mục tiêu chính trong chính sách hướng Đông của Moskva.

Đồng thời, sự cạnh tranh địa chính trị ngày càng tăng giữa các cường quốc hàng đầu trong khu vực, Mỹ và Trung Quốc, cũng tạo ra những thách thức tiềm năng. Trong bối cảnh chính quyền Obama thực hiện chính sách tái cân bằng sang châu Á -Thái Bình Dương, Mỹ đang đặt ưu tiên của mình cho khu vực này về chính sách đối ngoại nhằm duy trì vai trò lãnh đạo của mình trong khu vực, đặc biệt là nhằm kiềm chế Trung Quốc.

Kết quả là, các lợi ích của các cường quốc vừa và nhỏ trong khu vực cũng như Nga và Ấn Độ sẽ phải được tính toán hợp lý nếu họ quyết định không đưa ra lựa chọn rõ ràng đứng về bên nào trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc. Lựa chọn đứng về phía nào chắc chắn sẽ làm trầm trọng thêm sự phân cực của khu vực và tạo ra sự bất ổn có thể làm suy yếu các động lực phát triển kinh tế của châu Á.

Chia rẽ

Khủng hoảng Ukraine giúp Nga xoay trục tới châu Á? - Hình 2

Quân đội Ukraine canh gác tại một điểm kiểm tra gần Slavyansk, đông Ukraine ngày 2/5. Ảnh: RT

Phản ứng khác nhau của các nước trong khu vực về tình hình ở bán đảo Crimea cho thấy tình trạng bị chia rẽ của khu vực trong việc ủng hộ Nga. Một số đồng minh của Mỹ áp đặt trừng phạt khác nhau đối với Nga liên quan đến vấn đề Crimea. Sau Mỹ, Australia công bố danh sách 12 người, trong đó có 8 người Nga không được cấp thị thực. Ngoài ra, Australia cũng hủy bỏ chuyến thăm của Bộ trưởng Tài chính tới Moskva.

Trong khi đó, New Zealand đã ngưng các cuộc đàm phán về việc ký kết hiệp định thương mại tự do với Liên minh Thuế quan (bao gồm Nga, Kazakhstan và Belarus) vốn được triển khai từ năm 2012. Nhật Bản đã đóng băng các cuộc đàm phán liên quan đến các thỏa thuận như nới lỏng của chế độ cấp thị thực, ký kết một thỏa thuận hợp tác đầu tư và ngăn ngừa các hoạt động quân sự nguy hiểm trong không gian. Tuy nhiên, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga, lưu ý rằng các lệnh trừng phạt không nên làm ảnh hưởng đến sự phát triển trong lĩnh vực giao lưu văn hóa và kinh tế giữa hai nước.

Mặc dù vậy, một số đồng minh khác của Mỹ quyết định không trừng phạt Nga, đồng thời thể hiện sự quan tâm lớn trong việc phát triển hợp tác với Moskva. Ví dụ, bất chấp áp lực từ Mỹ, Hàn Quốc quyết định không đưa ra biện pháp cứng rắn nào với Nga. Các nước châu Á khác, chẳng hạn như đối tác chiến lược của Nga là Trung Quốc và Ấn Độ, không ủng hộ các biện pháp trừng phạt và về mặt chính thức cũng không lên án hành động của Nga về vấn đề Crimea.

Bắc Kinh nói rằng họ không đứng về bất kỳ bên nào trong cuộc xung đột trên và ủng hộ giải pháp chính trị giải quyết khủng hoảng qua sự trung gian của các tổ chức quốc tế. Vị trí trung lập của Trung Quốc thể hiện sự tôn trọng lập trường của Nga, cho phép nước này tránh xa cuộc xung đột và do đó tăng cường vị thế của mình trong khu vực. Về cơ bản, Trung Quốc đang tính toán đến những hành động của Mỹ không chỉ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà còn ở một số khu vực khác trên thế giới.

Yếu tố Trung Quốc

Lãnh đạo Nga coi việc phát triển quan hệ kinh tế với Trung Quốc là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mình ở khu vực châu Á. Điều này được thể hiện qua các dự án hợp tác giữa hai bên trong lĩnh vực năng lượng như: Dự án xây dựng đường ống dẫn dầu nối đông Siberia - Thái Bình Dương, được xây dựng với sự viện trợ tín dụng của Trung Quốc trong vòng 20 năm với một mức giá cố định và việc xây dựng một đường ống dẫn khí sang Trung Quốc, một thỏa thuận mà có thể sẽ được ký kết trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Putin trong tháng 5 này.

Với sự hợp tác trên, Nga sẽ có thể đa dạng hóa nguồn cung năng lượng với một khu vực mà nhu cầu sử dụng khí đốt ngày càng tăng. Đây cũng là chính sách hợp lý trong bối cảnh châu Âu đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Moskva. Trung Quốc cũng là đối tác thương mại chính của Nga trong khu vực với kim ngạch thương mại đạt 89 tỷ USD năm 2012 và là nước đầu tư chính về kinh tế đối với vùng Viễn Đông của Nga.

Khủng hoảng Ukraine giúp Nga xoay trục tới châu Á? - Hình 3

Bộ trưởng Ngoại giao Sergei Lavrov (trái) và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại một cuộc gặp ở Bắc Kinh. Ảnh: RIA Novosti

Mặc dù Moskva đang rất cần vốn đầu tư nước ngoài để phát triển vùng Siberia và Viễn Đông, đặc biệt trong việc xây dựng cái gọi là Vùng lãnh thổ phát triển tiên tiến (được đề xuất bởi Bộ Phát triển Viễn Đông Nga), rất khó để đ.ánh giá quá cao tầm quan trọng nguồn vốn đầu tư từ Trung Quốc. Trong tháng 4 vừa qua, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc công bố đầu tư 5 tỷ USD vào các dự án phát triển ở vùng Viễn Đông của Nga, kể cả đầu tư vào Vùng lãnh thổ phát triển tiên tiến (TADS) và tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng cũng như các dự án kinh tế dài hạn khác.

Nhưng hiện nay đang có sự mất cân bằng trong cơ cấu thương mại giữa Nga - Trung Quốc, khi mà xuất khẩu của Nga chủ yếu dựa vào năng lượng, nguyên liệu thô, thủy sản và lâm sản, trong khi xuất khẩu Trung Quốc ở một mức độ cao hơn nhiều, bao gồm các trang thiết bị và hàng hóa đã gia công. Việc này đặt ra một câu hỏi còn để ngỏ đó là liệu sự hợp tác của mối quan hệ như vậy có thể góp phần vào sự phát triển sáng tạo và hiện đại hóa của Nga?

Cơ cấu thương mại giữa Nga và phần lớn các quốc gia châu Á khác đều trong hoàn cảnh tương tự, trừ các nước ASEAN và Ấn Độ. Thách thức chính đối với Nga trong nỗ lực phát triển quan hệ với các quốc gia châu Á là nguy cơ trở thành một thị trường nguyên liệu phụ cho khu vực này.

Sự thận trọng trong việc thể hiện lập trường chính sách đối ngoại của Trung Quốc liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine cho thấy một điều rằng, trong khi có quan hệ đối tác chiến lược với Nga, Bắc Kinh không quan tâm đến việc ủng hộ một các rõ ràng các hành động của Nga trước nguy cơ xảy ra xung đột với phương Tây và Trung Quốc đang cố gắng để tránh đối đầu với cả Nga và Mỹ.

Mặc dù có sự cạnh tranh và một số xung đột về lợi ích chiến lược với Mỹ, Bắc Kinh sẽ không được lợi nếu mối quan hệ của họ với Washington xấu đi. Mỹ và Trung Quốc đã tiến hành hội đàm để phát triển mối quan hệ đối tác chiến lược về kinh tế từ năm 2009. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng về sự phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nước và đây là mối quan hệ quan trọng nhất trên thế giới. Điều quan trọng là Nga hiểu rằng sự ủng hộ của Trung Quốc đối với mình trong một số vấn đề có thể rất hạn chế.

Trên thực tế, rõ ràng là sự phát triển mạnh của vùng Siberia và Viễn Đông không thể không cần sự hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị và an ninh với các nước chủ chốt trong khu vực, trong đó có Mỹ. Trong bối cảnh này, sự cân bằng dường như là vấn đề quan trọng nhất của Moska khi phát triển quan hệ với không chỉ Trung Quốc mà cả với các nước khác trong khu vực châu Á như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và ASEAN.

Điều này sẽ giúp Nga độc lập hơn khi hợp tác với khu vực phát triển năng động nhất thế giới hiện nay. Đồng thời, Nga phải tiến hành một chính sách cân bằng trong mối quan hệ không chỉ với châu Á mà còn phải trong cả chính sách đối ngoại nói chung. Xoay trục sang châu Á không có nghĩa là bỏ qua sự phát triển quan hệ với châu Âu.

Theo Công Thuận

Baotintuc/R.D

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thị trấn 'đẹp như tranh vẽ' bán đất với giá chỉ bằng một cốc cà phê
04:27:22 01/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp
14:38:18 01/07/2024
Pakistan: 18 người bị thương trong vụ nổ tại lễ cưới
04:55:03 01/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024
Chuyên gia pháp lý: Ông Trump 'vẫn chiến thắng' dù có được quyền miễn trừ của tổng thống hay không
06:42:43 02/07/2024
Nhật Bản ra mắt mũ bảo hiểm được làm từ vỏ sò và nhựa tái chế
22:02:09 01/07/2024
Tấn công bằng dao tại trường đại học ở Australia
16:25:36 02/07/2024

Tin đang nóng

Giọt nước mắt của Ronaldo và luật bất thành văn của tuyển Bồ Đào Nha
19:02:29 02/07/2024
Mỹ nhân "Bản tình ca mùa đông" ôm hối hận lớn, giấu chồng suốt 6 năm
20:01:38 02/07/2024
Thái Trinh hé lộ mối quan hệ với mẹ chồng sau khi kết hôn
20:20:04 02/07/2024
Lisa bị mỉa mai thùng rỗng kêu to, viết lời vô nghĩa, sáo rỗng, vô ơn với Blink?
21:34:21 02/07/2024
Hai cháu bé mất liên lạc ở Lào Cai: Uống nước trong téc để duy trì sự sống
21:57:54 02/07/2024
Loạt nghệ sĩ Việt cưới vợ ở t.uổi U50, U60, U70 nhưng cô nào cũng xinh xắn, hôn nhân viên mãn
21:35:56 02/07/2024
Khốc liệt nhất lúc này: Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai và Anh Trai Say Hi, show nào đang viral hơn?
21:33:22 02/07/2024
Hôn nhân của Jennifer Lopez và Ben Affleck đã kết thúc nhiều tháng trước
19:45:28 02/07/2024

Tin mới nhất

Kinh tế Eurozone ghi nhận dấu hiệu tích cực

21:31:32 02/07/2024
Con số này cho thấy lạm phát đang tiến gần đến mục tiêu 2% - mức mà Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) coi là lý tưởng để vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa ổn định giá cả.

Hai quốc gia Đông Nam Á sẵn sàng cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến Gaza

21:07:23 02/07/2024
Malaysia và Indonesia đã tham gia tích cực vào các nỗ lực gìn giữ hòa bình. Tính đến cuối tháng 4, Malaysia có 862 nhân sự tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LHQ. Trong khi đó, Indonesia có 2.715 nhân sự.

Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS

21:00:55 02/07/2024
Vấn đề này cũng đã được thảo luận trong cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao BRICS tại Nizhny Novgorod, có sự tham dự của nhà ngoại giao hành đầu Thổ Nhĩ Kỳ. Mong muốn gia nhập BRICS của Thổ Nhĩ Kỳ không hoàn toàn mới.

Ra mắt pin xe điện chỉ cần 5 phút để sạc gần đầy

20:26:14 02/07/2024
Đối với các mẫu xe điện hiện có trên thị trường, thời gian sạc lâu là nhược điểm lớn. Điều này kéo dài thời gian di chuyển của các chuyến đi và gây bất tiện cho những chủ xe chưa thể sạc đủ pin ô tô tại nhà.

Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm đá nhân tạo

20:14:00 02/07/2024
Ông Zack Smith - Thư ký Quốc gia của Liên minh Công nhân Xây dựng, Lâm nghiệp và Hàng hải (CFMEU) - ca ngợi quyết định này của chính phủ, cho rằng lệnh cấm sẽ cứu mạng sống của các công nhân xây dựng tại Australia.

Giới chức Australia lo ngại giới trẻ bị cực đoan hóa do môi trường trực tuyến

20:01:37 02/07/2024
Tại Australia, hiện có nhiều chương trình hỗ trợ của các tổ chức nhằm giúp các gia đình ứng phó với những thanh thiếu niên và người trưởng thành quan tâm đến chủ nghĩa cực đoan bạo lực.

Dịch cúm gia cầm gây thiếu hụt trứng gà tại Australia

19:48:41 02/07/2024
Gần 10% số gà mái đẻ trứng ở Australia đã chịu ảnh hưởng của dịch này. Chính quyền khẳng định đã ngăn chặn virus thành công, song một số nhà bán lẻ đã đặt ra giới hạn về số lượng trứng khách hàng có thể mua.

Các hãng xe điện Trung Quốc để mắt đến thị trường Đông Nam Á

19:45:18 02/07/2024
Tại triển lãm ô tô ở Jakarta vào tháng 5, các hãng ô tô điện Trung Quốc cho biết sẽ ra mắt thêm nhiều mẫu xe hấp dẫn người tiêu dùng Indonesia.

Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới

19:41:08 02/07/2024
Có lẽ nổi tiếng nhất trong số đó là cà phê trứng. Món đồ uống này có nguồn gốc từ Hà Nội, có lòng đỏ trứng thêm vào phần trên, đ.ánh bọt với sữa đặc vào cà phê.

Nhật Bản giới thiệu mô hình 'trái tim sống' đầu tiên trên thế giới

19:38:08 02/07/2024
Theo kế hoạch, mô hình trái tim sống iPS sẽ được trưng bày tại khu vực PASONA NATUREVERSE của Tập đoàn Pasona, trong khuôn khổ Triển lãm EXPO 2025 ở thành phố Osaka.

Lào thông qua 13 văn bản Luật tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa IX

19:35:29 02/07/2024
Ban Chuyên trách xây dựng dự thảo luật đã tiến hành hoàn thiện nội dung theo ý kiến của các đại biểu và biểu quyết thông qua các luật với đa số số phiếu tán thành.

Thủ tướng Australia từ chối lời mời dự Hội nghị thượng đỉnh NATO

19:33:23 02/07/2024
Hội nghị thượng đỉnh NATO lần thứ 75 dự kiến thông qua kế hoạch để NATO lãnh đạo việc hỗ trợ và huấn luyện an ninh cùng cam kết viện trợ tài chính dài hạn cho Ukraine.

Có thể bạn quan tâm

Vợ trẻ xinh đẹp của NSND Tự Long: Là giảng viên đại học, sắc vóc ngày càng gợi cảm sau 2 lần sinh nở

Sao việt

23:25:33 02/07/2024
Vợ NSND Tự Long khá kín tiếng, những hình ảnh đời thường của chị tuy giản dị nhưng xinh đẹp, rạng rỡ không thua kém ai.

Sao nam sốc vì fan cuồng đột nhập vào nhà chụp trộm, cưỡng hôn

Sao châu á

23:04:16 02/07/2024
Cựu thành viên TVXQ Kim Jaejoong tiết lộ trải nghiệm kinh hoàng với những người hâm mộ đã xâm phạm nhà riêng của anh.

Ngoài kênh đào nổi tiếng, Panama còn có phố cổ, khu bảo tồn thiên nhiên xanh mát

Du lịch

22:56:21 02/07/2024
Panama, đất nước nổi tiếng với kênh đào Panama kỳ vĩ, không chỉ là điểm đến hấp dẫn cho những ai đam mê khám phá lịch sử và kỹ thuật.

Quyền Linh xót xa cho cô gái Nhật đến 'Bạn muốn hẹn hò' nhưng bị từ chối

Tv show

22:54:28 02/07/2024
Cô gái Nhật U.40 khiến Quyền Linh - Ngọc Lan thích thú khi đến chương trình Bạn muốn hẹn hò tìm bạn trai. Tuy nhiên, sau quá trình tìm hiểu, cô bị từ chối hẹn hò với lý do khác biệt văn hóa và ngôn ngữ.

Bùi Lý Thiên Hương, Bích Tuyền và loạt 'người quen' tại Miss Grand Vietnam 2024

Người đẹp

22:49:47 02/07/2024
Với kinh nghiệm trình diễn dày dạn, dàn người đẹp như Bùi Lý Thiên Hương, Lâm Thị Bích Tuyền... được đ.ánh giá cao khi trở lại đường đua Miss Grand Vietnam 2024.

Bên trong bữa tiệc sinh nhật hoành tráng mừng t.uổi 40 của Khloé Kardashian

Sao âu mỹ

22:46:58 02/07/2024
Em gái Kim siêu vòng 3 đã có bữa tiệc sinh nhật hoành tráng bên cạnh gia đình, bạn bè và nhiều ngôi sao nổi tiếng.

Jisoo BLACKPINK bật mí 5 tips giữ làn da làn da trắng sứ và mịn màng dù lịch trình bận rộn

Làm đẹp

22:31:26 02/07/2024
Việc duy trì lớp trang điểm ở mức tối giản không chỉ giúp cô toát lên vẻ đẹp tự nhiên vốn có, mà còn hạn chế tình trạng da bị quá tải.

4 con giáp sẽ 'tắm' trong phú quý, của nả chẳng phải lo trong 7 ngày tới

Trắc nghiệm

22:14:58 02/07/2024
Do công việc thuận lợi nên vận trình tài lộc của t.uổi Mùi đã dồi dào ngay từ những ngày đầu tuần, thu được không ít t.iền bạc về tay.

Không có 'đàn bà cũ', chỉ có phụ nữ không chịu làm mới mình

Góc tâm tình

22:03:44 02/07/2024
Đời người sẽ chẳng tránh được lúc chênh vênh, chẳng tránh được khi buồn lúc vui. Trái tim phụ nữ mềm mại mà cũng kiên cường lắm. Cũng có thể có lúc, phụ nữ giấu nỗi niềm vào miền sâu thẳm, để mỉm cười trước cuộc sống chẳng ngừng trôi.

Chiêu lừa tinh vi của "nữ doanh nhân yến sào"

Pháp luật

22:00:58 02/07/2024
Tạo dựng bản thân là một nữ doanh nhân thành đạt với số t.iền trong tài khoản lên đến hàng chục tỷ đồng, Đặng Trúc Quỳnh, SN 1994 đã l.ừa đ.ảo nhiều người và chiếm đoạt số t.iền hơn 800 triệu đồng.

Làm rõ vụ taxi chạy ngược chiều, lạng lách trên đường Phạm Hùng

Tin nổi bật

21:51:03 02/07/2024
Tối 2/7, Phòng CSGT Hà Nội cho biết, đơn vị đã phối hợp với Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) làm rõ được đối tượng có hành vi điều khiển xe taxi chạy ngược chiều và lạng lách ô tô gây náo loạn trên đường Phạm Hùng.