Nga và đồng minh sát sườn leo thang “tín hiệu ngược”?
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko tiếp tục thực thi chính sách “hạn chế” của ông đối với Nga, theo trang Southfront.
Trong một cuộc phỏng vấn với Echo của Moscow Radio, Tổng thống Lukashenko nói rằng ông không hài lòng với tình trạng đàm phán về dầu khí hiện nay với Nga. Theo ông, giá năng lượng do chính phủ Nga đề xuất là quá cao. Vì vậy, Belarus sẽ tìm kiếm lựa chọn thay thế.
Bất đồng về giá khí đốt
“Tôi không muốn những vấn đề này được nâng lên ngang tầm cấp độ tổng thống [vấn đề hội nhập chặt chẽ hơn đã được thảo luận trong một số cuộc họp của ông Alexander Lukashenko và ông Vladimir Putin]. Tôi vẫn thường chỉ trích chính phủ Nga khi buộc các tổng thống phải giải quyết những vấn đề này. Bây giờ, vào đêm giao thừa, chúng tôi bắt đầu tranh chấp với nhau thay vì có cuộc gặp với người bạn thân Vladimir Vladimirovich Putin, uống một ly vodka hoặc moonshine (tôi sẽ mang một ít từ Belovezhskaya Pushcha) và bắt tay nhau. Câu chuyện của cuộc đời tôi hôm nay! Làm thế nào người ta có thể duy trì nền kinh tế phát triển nếu chúng tôi được bảo rằng giá khí đốt tự nhiên phải là 152USD?
Ông Lukashenko nói rằng họ có thể sẽ phải tìm kiếm nguồn cung thay thế.
Belarus vẫn đang là 1 đồng minh quan trọng của Nga. Ảnh: Southfront.
“Tôi sẽ làm chính xác như vậy: Tôi sẽ tìm một giải pháp thay thế (dù sao tôi cũng sẽ phải làm điều đó). Tôi không che giấu điều đó với giới lãnh đạo của Nga”, Tổng thống Belarus nói.
Nguồn cung cấp khí đốt ngược từ Ba Lan được coi là một trong những lựa chọn. Trước đó, Ukraine đã sử dụng lựa chọn tương tự để mua khí đốt thực tế của Nga nhưng từ Ba Lan với mức giá tăng hơn để tránh làm ăn với điện Kremlin.
Cần lưu ý rằng Belarus luôn nhận được các nguồn năng lượng từ Nga với giá được chiết khấu chỉ còn rất thấp. Chính phủ Belarus hiện tại nói rằng bất kỳ sự tăng giá năng lượng nhỏ nhất nào cũng là mối đe dọa đối với quốc gia liên bang này và là một “hành động không thân thiện”. Trong khi đó, Minsk lâu nay không quan tâm lắm tới việc thể hiện bất kỳ hành động thân thiện tương tự nào trong lĩnh vực ngoại giao. Trong những năm qua, Belarus đã từ chối ủng hộ Nga về một số vụ việc nhạy cảm, như vấn đề Crimea và Belarus cũng cố gắng giữ lập trường “trung lập” trong cuộc xung đột ở Ukraine. Một số chính trị gia có ảnh hưởng của EU thậm chí mô tả Belarus là một ứng cử viên tiềm năng có thể có được tư cách thành viên EU.
Trong cùng một cuộc phỏng vấn, ông Lukashenko nhắc lại lập trường của mình đối với việc thực hiện cam kết lâu dài trong khuôn khổ thỏa thuận liên minh với Nga.
Video đang HOT
Thỏa thuận này đã đạt được vào năm 1996 dưới tên Cộng đồng thịnh vượng chung Belarus và Nga. Sau này được đổi tên khác. Văn bản này là một cơ sở pháp lý cho việc thành lập một liên minh siêu quốc gia bao gồm Liên bang Nga và Cộng hòa Belarus. Tuy nhiên, giới lãnh đạo Belarus cố tình trì hoãn việc thực thi thỏa thuận vì lo ngại sẽ mất một phần ảnh hưởng chính trị cũng như cơ hội “gây sức ép” với Nga về triển vọng hợp tác với EU, Mỹ và NATO.
Canh bạc đồng minh?
Nhận xét về sự hội nhập sâu hơn, ông Lukashenko nói rằng phương Tây và NATO sẽ nhìn nhận việc nỗ lực kết hợp 2 nước là một mối đe dọa và sẽ đương đầu với Nga về vấn đề này.
“Nếu Nga cố vi phạm chủ quyền của chúng tôi như một số người nói, bạn biết cộng đồng toàn cầu sẽ phản ứng thế nào; họ sẽ bị lôi kéo vào một cuộc chiến”, theo ông Lukashenko. Những người phương Tây và NATO sẽ không để yên bởi vì họ coi đó là mối đe dọa đối với chính họ. Theo khía cạnh này thì họ sẽ đúng”.
Cuộc phỏng vấn ngày 24 tháng 12 không phải là trường hợp đầu tiên hoặc hiếm hoi Tổng thống Belarus công khai chỉ trích Nga và đe dọa Moscow bằng kế hoạch tìm kiếm đồng minh tốt hơn.
Vào tháng 11 năm 2019, ông Lukashenko tuyên bố rằng đất nước của ông muốn có được máy bay chiến đấu Su-30SM của Nga miễn phí mặc dù Belarus được biết đã mua chịu loại máy bay chiến đấu này. Ông Lukashenko tuyên bố rằng đất nước của ông thực hiện một phần nghĩa vụ bảo vệ Nga từ phía tây và chỉ trích Moscow vì không sẵn sàng đồng tài trợ cho việc giao máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30SM cho Belarus.
Vào mùa hè 2017, Bộ Quốc phòng Belarus, cho biết Minsk sẽ mua 12 máy bay chiến đấu Su-30SM từ Nga để nâng cấp phi đội của Không quân. Hai máy bay đầu tiên đã đến Belarus vào ngày 13 tháng 11 năm 2019.
Hiện tại, Nga đang cung cấp thiết bị quân sự cho các đối tác của mình ở mức giá nội địa thay vì xuất khẩu. Tuy nhiên, việc giảm chi phí đáng kể dường như là dành cho nhà lãnh đạo của Belarus. Theo nguồn tin của báo Vedomosti, ông Lukashenko chỉ muốn nhận được các máy bay phản lực tiên tiến miễn phí.
Hơn nữa, nếu Nga tạo một ngoại lệ cho Belarus, họ sẽ xúc phạm các đối tác khác của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể. Một động thái như vậy sẽ tạo tiền lệ cho việc xem lại giá cho các quốc gia khác, Vedomosti lưu ý.
An Bình
Theo toquoc.vn
Đồng minh truyền thống ngả sang Trung Quốc khiến Mỹ đau đầu?
Đảo quốc Thái Bình Dương sắp hết hạn hiệp ước quân sự với Mỹ trong khi Trung Quốc ngày càng tích cực đầu tư với tham vọng xây một cảng quân sự mang ý nghĩa chiến lược.
Tổng thống Liên bang Micronesia, David Panuelo mới đây có chuyến thăm Trung Quốc.
Tổng thống Liên bang Micronesia, David Panuelo, đầu tháng này có chuyến thăm Trung Quốc, đặt chân đến Vạn Lý trường Thành. Theo Huang Zheng, đại sứ Trung Quốc tại quốc gia Thái Bình Dương, hai nước "thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp lên một tầm cao mới", trong chuyến thăm của ông Panuelo.
Đầu tư của Trung Quốc vào Micronesia đã đạt đến mức kỷ lục trong 3 thập kỷ thiết lập quan hệ ngoại giao. Bắc Kinh cam kết đầu tư 72 triệu USD vào Micronesia để giúp quốc gia này phát triển kinh tế, tương đương tổng mức đầu tư suốt 30 năm qua.
Micronesia là một trong 3 quốc gia Thái Bình Dương chia sẻ mối quan hệ đồng minh thân cận với Mỹ theo Hiệp ước Liên kết Tự do (COFA). Hiệp ước cho phép công dân Micronesia tự do sống và làm việc ở Mỹ. Đổi lại, Micronesia cùng hai nước láng giềng Palau và quần đảo Marshall cho phép quân đội Mỹ độc quyền tiếp cận không phận và lãnh hải.
Hiệp ước này dự kiến sẽ hết hiệu lực vào năm 2023. Các nhà phân tích cảnh báo, mối quan hệ ngày càng nồng ấm giữa Micronesia và Trung Quốc có thể làm mai một mối quan hệ quốc phòng lâu đời kể từ sau Thế chiến 2.
Palau, Micronesia và quần đảo Marshall là 3 quốc gia ở Thái BÌnh Dương có hiệp ước quân sự với Mỹ.
Micronesia có số dân chỉ 113.000 người, phụ thuộc vào nguồn tài chính người dân đi làm ở Mỹ gửi về, cũng như khoản tiền hỗ trợ của Mỹ theo COFA. Hiệp ước sắp hết thời hạn đặt dấu hỏi về mối quan hệ đồng minh truyền thống, trong khi các khoản đầu tư của Trung Quốc ngày càng có giá trị hơn.
"Chuyến thăm của ông Panuelo tới Trung Quốc là ví dụ cho thấy Trung Quốc chỉ cần làm rất ít nhưng thu lại rất nhiều. 100 triệu USD không phải một số tiền quá lớn với họ và họ có thể đe dọa đến COFA", Derek Grossman, chuyên gia phân tích cấp cao tại Rand Corporation, nói.
Kim ngạch thương mại song phương giữa Micronesia và Trung Quốc đã tăng gần 30% mỗi năm trong 5 năm qua, theo các số liệu chính thức. Các khoản tiền Trung Quốc hỗ trợ Micronesia được sử dụng để xây tổ hợp văn phòng và nhà ở cho quan chức chính phủ, trung tâm hội nghị quốc gia, cơ sở hạ tầng giao thông, tài trợ trao đổi du học sinh.
"Trung Quốc đã nâng mối quan hệ với Micronesia lên tầm đối tác chiến lược toàn diện trên tất cả các lĩnh vực", Jian Zhang, phó giáo sư tại Học viện quốc phòng Úc, nhận định.
Trong chuyến thăm vừa qua, ông Panuelo gọi Trung Quốc là đối tác kinh tế hàng đầu, còn Mỹ là đối tác an ninh hàng đầu. Gerard Finin, giáo sư tại Đại học Cornell, cũng chỉ ra yếu tố khiến Bắc Kinh có thể dễ dàng lôi kéo các đồng minh truyền thống của Mỹ.
Micronesia nhận nhiều khoản tiền hỗ trợ từ Trung Quốc trong bối cảnh hiệp ước với Mỹ sắp hết hạn.
Đó là việc Mỹ dành rất ít các cuộc hội đàm cấp cao cũng như chưa bao giờ dành nghi thức tiếp đón cấp quốc gia cho lãnh đạo Micronesia.
Trung Quốc có thể không cần phải chờ đến khi COFA hết hiệu lực vào năm 2023 mới chính thức nhảy vào đảo quốc Thái Bình Dương. Bang Chuck chiếm một nửa số dân Micronesia hiện sắp bỏ phiếu đòi độc lập.
Nếu điều này xảy ra, bang Chunk sẽ không bị ràng buộc bởi COFA, mở ra cơ hội lớn cho Trung Quốc. Chuuk là nơi có vùng biển sâu nhất ở Thái Bình Dương, đặc biệt có giá trị đối với các hoạt động quân sự chiến lược và hoạt động của tàu ngầm.
Phó giáo sư Jian Zhang nhận định, Bắc Kinh có thể sẽ tìm cơ hội xây dựng một cảng quân sự ở bang Chuuk. Zhang nói chiến lược này nằm trong Sáng kiến Vành đai Con đường mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề ra.
Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng vẫn có khả năng bang Chuuk sẽ cam kết tôn trọng COFA cho đến khi hiệp ước này hết liệu lực vào năm 2023. Đảo quốc Micronesia hoàn toàn có thể tận dụng sự quan tâm của Trung Quốc để Mỹ dành quyền lợi lớn hơn nữa cho quốc gia này nếu gia hạn COFA.
Theo danviet.vn
Mỹ trừng phạt "Dòng chảy phương Bắc 2": Đòn vụng mà hiểm Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành bộ luật mới được quốc hội Mỹ thông qua về trừng phạt những công ty, tổ chức và cá nhân tham gia trực tiếp hoặc trợ giúp Nga cùng một số nước thành viên EU hợp tác xây dựng tuyến đường ống Nord Stream 2 dẫn khí đốt từ Nga xuyên Biển Bắc sang...