Nga và Canada ‘hục hặc’ nhau từ Bắc Cực đến Biển Đen
Quan hệ Nga và Canada hôm nay lại trở nên căng thẳng sau khi máy bay Nga bay vòng quanh tàu chiến Canada trên Biển Đen.
Tàu chiến mang tên Toronto của Canada đã bị hai máy bay Nga gồm một chiếc Su-24 máy bay ném bom và AN-26 máy bay trinh sát bay lượn vòng quanh khi nó tham gia tập trận với Mỹ ở Biển Đen.
Theo công bố của Bộ Quốc phòng Canada, một trong hai chiếc máy bay này không mang theo vũ khí và đã lượn vòng phía trên tàu chiến Canada ở độ cao 300m. Vụ việc này xảy ra vào ngày 7/9.
Một máy bay Su-24 của Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Canada – Rob Nicholson lưu ý rằng mặc dù các máy bay chưa gây nguy hiểm cho tàu nhưng hành động kể trên là “sự khiêu khích không thể biện minh và tạo nguy cơ leo thang căng thẳng”.
Tuy nhiên, chiều nay, Bộ Quốc phòng Nga ra tuyên bố khẳng định máy bay Nga không vi phạm chuẩn mực quốc tế. Tiếng nói nước Nga dẫn lời phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga – Thiếu tướng Igor Konashenkov nói: “Phi hành đoàn trên máy bay Su-24 và An-26 của Không quân Nga trong chuyến bay định kỳ theo kế hoạch tại Biển Đen đã bay phía trên khu trục hạm Toronto của Canada nhưng không hề đến sát gần”.
Video đang HOT
Ông này cũng nhấn mạnh rằng chuyến bay được thực hiện theo đúng quy định quốc tế về sử dụng bầu trời trên vùng biển trung lập.
Trong thời gian gần đây, quan hệ Canada – Nga đã căng thẳng dần lên. Bên cạnh việc Canada ủng hộ lệnh trừng phạt của phương Tây áp đặt lên Nga thì Canada cũng đang dè chừng các động thái của Nga ở Bắc Cực.
Phía Nga gần đây đã đưa quân trở lại lập căn cứ ở Bắc Cực. Sự việc này đã gây quan ngại cho Canada và nước này tuyên bố sẽ kiên quyết bảo vệ lợi ích của mình ở Bắc Cực.
Trong bối cảnh như vậy, sự việc máy bay Nga lượn vòng trên tàu chiến Canada ở Biển Đen sẽ làm tăng thêm căng thẳng giữa hai nước lớn này.
Theo Người Đưa Tin
Bắc cực, "cuộc chơi" mới của ông Putin
Để thực hiện tham vọng trên, lực lượng vũ trang Nga sẽ thành lập một căn cứ thường trực cho Hạm đội Biển Bắc trong vùng quần đảo Novosiberia ở Bắc cực.
Tổng thống Nga Putin.
Tờ Tiếng nói nước Nga đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi việc khám phá khai thác thềm lục địa Bắc Cực là một trong những nhiệm vụ chính của ngành dầu mỏ-khí đốt Nga.
Điều này nêu trong thư chúc mừng của nguyên thủ quốc gia Nga gửi các công nhân viên tại nhiệm và cán bộ lão thành của tổ hợp nhiên liệu và năng lượng Nga nhân ngày hội nghề nghiệp của họ hôm Chủ nhật, cơ quan báo chí của điện Kremlin cho biết.
Ông Putin cũng cho rằng điều hết sức quan trọng là đa dạng hóa các dòng xuất khẩu, khai thác những khu mỏ mới đầy tiềm năng, tạo lập các cụm hiện đại tiên tiến về chế biến và vận chuyển nguyên liệu.
Tổng thống Nga Putin nhắc nhở rằng nhiên liệu-năng lượng là một trong những ngành quan trọng nhất của nền kinh tế Nga. Nhờ đóng góp của nhiều thế hệ các nhà khoa học, chuyên viên địa chất, xây dựng, khoan và vận chuyển, đã tạo lập và củng cố ngành công nghiệp dầu khí với tiềm lực hùng hậu, đảm bảo vị thế thủ lĩnh của Nga trên thị trường năng lượng toàn cầu.
Để thực hiện tham vọng trên, lực lượng vũ trang Nga sẽ thành lập một căn cứ thường trực cho Hạm đội Biển Bắc trong vùng quần đảo Novosiberia ở Bắc cực.
Theo Tiến nói nước Nga, chỉ huy hạm đội, Đô đốc Vladimir Korolev tuyên bố: "Mục tiêu chính trong chuyến đi sắp tới đến Bắc Cực của các tàu thuộc Hạm đội Biển Bắc là đưa đến đây nhân sự, thiết bị và khí tài của nhóm tàu chiến thuật Hạm đội Biển Bắc, đơn vị sẽ phục vụ ở quần đảo Novosiberia trên cơ sở thường xuyên bắt đầu từ năm nay".
Ở một số giai đoạn trong hành trình từ khu vực này sang khu vực khác của tuyến hàng hải phía Bắc, đội tàu Hạm đội Biển Bắc sẽ được các tàu phá băng nguyên tử của Nga hộ tống.
RFI dẫn nguồn tin báo chí Nga hôm 6/9/2014 cho biết, Moscow đã điều 6 tàu hải quân chuyên chở binh sĩ và nhiều trang thiết bị tới mở lại một căn cứ quân sự của thời Liên Xô cũ tại Bắc cực.
Với việc mở lại căn cứ quân sự cũ, Moscow đang tăng cường sự hiện diện quân sự tại Bắc cực, vùng đất xa xôi khí hậu khắc nghiệt nhưng lại rất giàu nguồn tài nguyên khí đốt, hiện đang được nhiều nước như Canada và Na Uy chú ý tới.
Hồi tháng 9 năm ngoái, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh mở lại căn cứ quân sự nói trên nằm trong quần đảo mang tên gọi Tân Siberia ở phía đông Bắc cực, bị bỏ hoang từ năm 1993 sau khi Liên Xô tan rã.
Khi đó, ông Putin biện minh cho quyết định mở lại căn cứ quân sự tại Bắc cực là cần thiết để giám sát con đường hàng hải ở phương bắc, một huyết mạch được cho là chiến lược cho các giao thông hàng hải thế giới trong tương lai.
Theo NTD/Bizlive
Nga khôi phục căn cứ Bắc Cực từ thời Liên Xô Nga đã cử 6 tàu hải quân mang theo binh sỹ, trang thiết bị đến một căn cứ bị bỏ hoang ở Bắc Cực từ thời Liên Xô để khôi phục lại. Nga đẩy mạnh hoạt động quân sự Vào ngày 6/9, một đội tàu 6 chiếc, gồm 2 tàu đổ bộ lớn, đã rời cảng Severomorsk ở miền bắc nước Nga, hãng...