Nga và Ấn Độ bắt đầu loại bỏ đồng USD trong giao dịch thương mại
Ấn Độ thông báo nước này và Nga sẽ thử nghiệm một cơ chế thanh toán mới chi trả các khoản thanh toán chỉ bằng đồng rupee, bắt đầu từ tuần này.
Các mệnh giá đồng rupee của Ấn Độ. Ảnh: AFP
Dẫn lời người đứng đầu Liên đoàn các Tổ chức Xuất khẩu Ấn Độ (FIEO) – ông Ajay Sahai, kênh truyền hình RT đưa tin Ấn Độ sẽ bắt đầu sử dụng đồng rupee trong các thỏa thuận thương mại với Nga bắt đầu từ tuần này.
Video đang HOT
Trước đó, vào tháng 9, Ngân hàng Nhà nước Ấn Độ (SBI) đã phê duyệt cơ chế thanh toán mới giữa hai quốc gia. Đến tháng 11, Chính phủ Ấn Độ cho phép sử dụng đồng tiền quốc gia trong các hoạt động thương mại quốc tế trong nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu và giảm sự phụ thuộc của đồng rupee vào đồng USD. Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI, ngân hàng trung ương) đã kêu gọi các nhà cho vay của Ấn Độ đưa ra các thỏa thuận bổ sung cho các giao dịch xuất nhập khẩu bằng đồng rupee.
“Một số vấn đề đã được giải quyết. Các nhà xuất khẩu và nhập khẩu đã bắt đầu tiếp cận các ngân hàng để mở tài khoản”, Chủ tịch Liên đoàn Sahai nói.
Giao dịch thương mại giữa Nga và Ấn Độ sẽ được thanh toán qua tài khoản vostro. “Khoảng 10-11 tài khoản vostro đã được mở. Ví dụ, có 6 tài khoản vostro được mở tại Ngân hàng IndusInd, có nghĩa là 6 ngân hàng Nga khác nhau đã mở tài khoản tại ngân hàng này” một quan chức chính phủ giấu tên nói với hãng truyền thông.
Các khoản thanh toán bằng đồng rupee dự kiến giúp thúc đẩy thương mại song phương và đơn giản hóa nguồn cung dầu của Nga cho Ấn Độ, vốn đã tăng đáng kể kể từ tháng Ba.
Chủ tịch BRICS tuyên bố Nga và Ấn Độ không còn cần đồng USD
Bà Purnima Anand, Chủ tịch Diễn đàn Quốc tế BRICS tuyên bố Nga và Ấn Độ không còn cần đồng USD trong các giao dịch thương mại vì hai quốc gia này đã chuyển sang sử dụng đồng nội tệ để thanh toán.
"Chúng tôi đã thiết lập cơ chế thanh toán bằng đồng rúp và đồng rupee. Do đó, cả hai quốc gia không cần thiết phải sử dụng đồng USD trong các giao dịch chung. Giờ đây, Trung Quốc cũng đang phát triển một cơ chế thanh toán tương tự bằng đồng rúp và nhân dân tệ. Điều đó có nghĩa là các thành viên BRICS đang mở cửa với Nga, trao cho nước này cơ hội khắc phục hậu quả của các lệnh trừng phạt", hãng thông tấn RIA dẫn lời bà Anand cho biết hôm 24/8.
Nhà lãnh đạo khối BRICS tiết lộ thương mại giữa Ấn Độ và Nga đã tăng gấp 5 lần trong 40 năm qua. Moskva đang cung cấp lượng dầu ngày càng tăng cho New Delhi, đổi lại Ấn Độ cũng vận chuyển lượng lớn nông sản, hàng dệt may, thuốc men và các sản phẩm khác cho Nga.
Bà Anand cũng nhấn mạnh New Delhi sẽ giữ lập trường trung lập trong cuộc chiến trừng phạt giữa phương Tây và Nga. Bất chấp áp lực của các trừng phạt, Ấn Độ sẽ tiếp tục hợp tác với Moskva "trong bất kỳ lĩnh vực nào nếu cần thiết".
"Khi Nga triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine, Ấn Độ bỗng nhiên phải chịu sức ép ngừng nhập khẩu dầu của Nga. Nhưng Bộ Ngoại giao đã phớt lờ áp lực này", người đứng đầu diễn đàn 5 nền kinh tế mới nổi nhấn mạnh. Theo bà Anand, phía Nga cũng đảm bảo không cắt đứt nguồn cung và lệnh trừng phạt sẽ không ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai quốc gia.
BRICS là diễn đàn kinh tế - xã hội và chính trị quốc tế có 5 thành viên - gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc đã thành lập BRICS từ năm 2009. Sau đó, đến năm 2010, Nam Phi cũng gia nhập nhóm. BRICS hiện chiếm hơn 16% thị phần thương mại toàn cầu và đại diện cho hơn 40% dân số thế giới.
Ấn Độ tăng lãi suất lần thứ 4 trong vòng 5 tháng Ngày 30/9, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI - ngân hàng trung ương) đã tăng lãi suất lần thứ 4 trong vòng 5 tháng qua, với nhận định triển vọng kinh tế toàn cầu "ảm đạm". Đồng rupee mệnh giá 2000 của Ấn Độ: REUTERS/TTXVN Cụ thể, RBI đã tăng lãi suất cho vay chủ chốt thêm 50 điểm cơ bản lên...