Nga ưu tiên phát triển quan hệ đa dạng với Việt Nam
“Phát triển quan hệ đa dạng với Việt Nam là hướng ưu tiên trong đường lối đối ngoại của Liên bang Nga ở Châu Á-Thái Bình Dương”, Ngài Andrey Kovtun, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam hôm nay 16/11 khẳng định.
Đại sứ Nga tại Việt Nam Andrey Kovtun
Khẳng định trên được ngài Đại sứ Nga đưa ra tại cuộc Hội thảo Khoa học “ Quan hệ Việt Nam-Nga trong thế kỷ 21: Hiện thực hoá đối tác chiến lược toàn diện”.
Hội thảo do Học viện Ngoại giao, Bộ Ngoại giao phối hợp với Viện Quan hệ Quốc tế Mát-xcơ-va (MGIMO) tổ chức tại Hà Nội ngày 16/11/2012. Hội thảo tập trung đánh giá một cách tổng thể, khách quan quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga, các chính sách cụ thể để làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác chiến lược này. Hội thảo cũng bàn về những cách thức để đưa quan hệ Việt-Nga có những đóng góp thực chất hơn vào chiến lược phát triển của mỗi quốc gia vào hoà bình và ổn định ở Đông Nam Á và trên thế giới.
Video đang HOT
Các diễn giả tập trung vào bốn nội dung chính: Quá trình cải cách của Nga và Việt Nam trong 20 năm qua, quan hệ song phương Việt Nam-Nga trong thế kỷ 21, quan hệ Việt Nam-Nga trong bối cảnh khu vực Đông Á và hợp tác Việt Nam-Nga trong các vấn đề toàn cầu.
Theo Đại sứ Andrey Kovtun, Việt Nam và Nga đang hợp tác trong những ngành kinh tế quan trọng có tính chiến lược, trong đó việc xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên ở Việt Nam sẽ tạo động lực mới cho quan hệ song phương giữa hai quốc gia trong lĩnh vực khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới.
Ông cũng cho biết “Việt Nam nằm trong số rất ít những đối tác nước ngoài của Nga được tham gia khai thác các mỏ tài nguyên của Nga.” Ông hy vọng, việc ký kết hiệp định thương mại tự do giữa các nước tham gia Liên minh thuế quan và Việt Nam sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác song phương giữa hai quốc gia trong lĩnh vực thương mại, trao đổi hàng hoá, đầu tư và dịch vụ.
Trong bài phát biểu chào mừng tại hội thảo, ông Đặng Đình Quý, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh: Từ “đối tác chiến lược” trở thành “đối tác chiến lược toàn diện” không chỉ là sự mở rộng về phạm vi hợp tác. Hai bên cần tìm ra các biện pháp mới, các dự án hợp tác chiến lược, đồng thời triển khai hiệu quả những mục tiêu đã thoả thuận như: đưa mục tiêu kim ngạch thương mại hai chiều lên 7 tỷ USD vào năm 2015, tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác giữa các doanh nghiệp…
Trao đổi với báo chí bên lề hội thảo, Tiến sỹ Đỗ Sơn Hải, Trưởng khoa Chính trị Quốc tế, Học viện Ngoại giao, nhận định: Việt Nam và Nga hoàn toàn có khả năng và tiềm năng để đưa quan hệ song phương lên tầm cao mới. Bắt đầu từ năm 2001 khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, hợp tác Việt-Nga đã có những bước phát triển lớn trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là chính trị. Ông cũng hy vọng trong thời gian tới, mối quan hệ hai bên sẽ có những đột phá.
Tuy nhiên, Tiến sỹ Hải cho rằng hai bên cần có những hoạt động để tăng cường hiểu biết giữa các doanh nghiệp nhằm góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế thương mại cho phù hợp với định hướng chính trị đã đề ra.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Nga Medvedev ngày 6-7/11, Việt Nam và Liên bang Nga đã ký kết năm văn kiện hợp tác quan trọng trong các lĩnh vực khác nhau về hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu và sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình; về việc thành lập Nhóm công tác chung cấp cao thúc đẩy các dự án đầu tư ưu tiên Việt – Nga; hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tái tạo…
Hai bên cũng nhất trí cần tiếp tục mở rộng quan hệ song phương trong các lĩnh vực khác như khoa học, công nghệ, giáo dục, văn hoá du lịch và cơ sở hạ tầng nhằm góp phần tăng cường sự hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Theo Dantri
Sau 2015: Đổi mới toàn diện môn lịch sử
Bộ GD&ĐT vừa có thông báo kết quả tổ chức hội thảo khoa học quốc gia về dạy học lịch sử ở trường phổ thông Việt Nam.
Theo kết luận, sách giáo khoa môn lịch sử đã bám sát mục tiêu, nội dung chương trình, đảm bảo được chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình môn Lịch sử bảo đảm tính chính xác, khoa học và cập nhật.
Sách giáo khoa đã tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới phương pháp dạy học và hình thức tổ chức dạy học tích cực. Trong quá trình triển khai thực hiện chương trình, sách giáo khoa đã tiến hành rà soát, tinh giảm nội dung sách giáo khoa môn lịch sử, một số sở GDĐT đã biên soạn tài liệu và chỉ đạo dạy học về lịch sử địa phương.
Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cũng chỉ ra những hạn chế cần khắc phục như: Nội dung những phần đồng tâm của chương trình chưa thể hiện rõ về mức độ khác nhau, yêu cầu cần đạt giữa các cấp, lớp khác nhau
Cấu trúc chương trình chưa thật cân đối giữa nội dung giáo dục của các cấp học giữa lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới giữa các nội dung về chính trị với kinh tế, xã hội, văn hóa giữa lịch sử cổ trung với lịch sử hiện đại
Nội dung sách giáo khoa nặng về lịch sử chiến tranh chống xâm lược, nội dung về tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa được lặp lại ở các cấp học. Nhiều thành tựu nghiên cứu mới về lịch sử chưa được cập nhật. Một số bài trong sách giáo khoa, đặc biệt là phần lịch sử Việt Nam còn "nặng", mang tính hàn lâm, dung lượng bài chưa phù hợp với thời lượng dạy học. Cách trình bày của sách giáo khoa còn ít kênh hình, tư liệu lịch sử...
Sau năm 2015, Bộ GD&ĐT sẽ đổi mới toàn diện môn lịch sử (Ảnh minh họa)
Kết quả từ hội thảo cho thấy nhiều ý kiến đề nghị về định hướng và giải pháp đổi mới dạy học lịch sử như: nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của dạy học lịch sử ở trường phổ thông về xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, tài liệu dạy học lịch sử ở trường phổ thông sau năm 2015.
Đổi mới chương trình, sách giáo khoa môn lịch sử phải tuân theo các nguyên tắc: Quán triệt quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng đảm bảo kế thừa những thành tựu của Việt Nam và vận dụng hợp lý kinh nghiệm quốc tế về phát triển chương trình giáo dục phổ thông đảm bảo tính thống nhất toàn quốc, linh hoạt vùng miền, phù hợp với đối tượng và tính khả thi của chương trình, sách giáo khoa đảm bảo tính thống nhất giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và phương thức đánh giá kết quả học tập.
Thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa môn lịch sử từ sau năm 2015 theo các định hướng cơ bản: Phát triển năng lực người học đảm bảo tính hài hòa, cân đối giữa "dạy chữ", "dạy người" và định hướng nghề nghiệp cấu trúc, nội dung chương trình và sách giáo khoa đảm bảo tính chỉnh thể, linh hoạt, thống nhất nội dung giáo dục cần mang tính chuẩn hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế,...
Theo tiền phong
Đóng góp ý kiến dự án Luật Thủ đô Sáng 19-10, tại Hà Nội, Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội và Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo Khoa học đóng góp ý kiến cho dự án Luật Thủ đô. Giới thiệu tổng quan về dự án Luật Thủ đô, Phó vụ trưởng Vụ các vấn đề chung về xây dựng...