Nga ủng hộ quyền sử dụng hạt nhân vì mục đích hoà bình của Iran
Đây là khẳng định của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc hội đàm với Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad
Ngày 7/6, trong cuộc hội đàm với Tổng thống nước cộng hoà Hồi giáo Iran Mahmoud Ahmadinejad bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Nga luôn ủng hộ quyền sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình của Iran và có liên lạc thường xuyên với Tehran về vấn đề hạt nhân của nước này.
Nhà máy điện hạt nhân Bushehr của Iran (Ảnh: guardian.co.uk)
Theo ông Putin, Nga luôn ủng hộ quyền sử dụng công nghệ hiện đại của nhân dân Iran, trong đó có việc sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hoà bình. Nga trung thành với việc không phổ biến vũ khí giết người hàng loạt và cũng hiểu rõ quan điểm của ban lãnh đạo Iran trong việc không chế tạo vũ khí hạt nhân.
Tổng thống Putin cũng bày tỏ sự hài lòng về cuộc gặp với Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad và khả năng thảo luận các vấn đề quan hệ Nga – Iran, xác định các triển vọng phát triển của mối quan hệ này, trước hết là trong lĩnh vực hợp tác kinh tế.
Tổng thống Putin cũng nhắc lại kinh nghiệm quý báu của sự hợp tác giữa 2 nước trong việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Bushehr, cũng như khả năng phát triển hợp tác song phương về các vấn đề biển Caspi, cụ thể là trong việc chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh các nước khu vực biển Caspi sắp tới./.
Theo VOV
Toshiba lạc quan về kinh doanh công nghệ hạt nhân
Theo báo "Yomiuri" số ra mới đây, Chủ tịch Tập đoàn Toshiba Norio Sasaki bày tỏ lạc quan về công việc kinh doanh nhà máy điện hạt nhân của hãng cơ khí hàng đầu Nhật Bản này tại thị trường Mỹ và các quốc gia khác.
Sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1. (Nguồn: Internet)
Phát biểu trước báo giới ngày 1/6, ông Sasaki cho rằng bất chấp cuộc khủng hoảng tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) hồi tháng 3/2011, nhu cầu toàn cầu đối với năng lượng hạt nhân vẫn không hề suy giảm.Ở Mỹ, Uỷ ban điều hành hạt nhân (NRC) hồi tháng Hai vừa qua đã nhất trí cho xây dựng các lò phản ứng hạt nhân mới do Công ty điện lực Westinghouse, một công ty con của Toshiba, thiết kế và khởi công ở bang Georgia. Đây là công trình đầu tiên được cấp phép kể từ khi xảy ra sự cố hạt nhân trên đảo Three Miles năm 1979.
Trong khi đó, ở Trung Quốc, các lò phản ứng do Westinghouse phát triển hiện đang trong quá trình xây dựng.
Chủ tịch Toshiba cho biết Mỹ và Trung Quốc đang sử dụng ổn định năng lượng hạt nhân và cho rằng các nền kinh tế khác không thể bắt kịp hai "đại gia tiên phong" này trừ khi họ tìm kiếm được "nguồn năng lượng mang tính cạnh tranh hơn". Ông Sasaki cho biết Toshiba đang có một số các hợp đồng xây nhà máy điện hạt nhân ở Mỹ.
Ở Thổ Nhĩ Kỳ, một bộ trưởng nội các nước này đã bày tỏ sẵn sàng đặt hàng xây dựng nhà máy điện hạt nhân với một công ty Nhật Bản.
Ông Sasaki cũng cho biết một số công ty đã ngỏ ý mua cổ phần của Toshiba ở Westinghouse. Toshiba cho biết công ty này sẽ cân nhắc lựa chọn đối tác mua cổ phần và quyết định quy mô bán sau khi xem xét khả năng tìm kiếm đối tác mới trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân./.
Theo TTXVN
Iran không hy vọng nhiều vào vòng đám phán sắp tới tại Nga Tuy nhiên, Iran sẵn sàng thảo luận về việc làm giàu urani ở cấp độ 20%. Ngày 30/5, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad tuyên bố, việc nước này làm giàu urani cấp độ 20% không phải là một bước tiến tới bom hạt nhân, đồng thời một lần nữa nhắc lại quyền của nước này được phát triển chương trình hạt nhân hòa...