Nga – Ukraine trao đổi tù nhân
Nga và Ukraine ngày 7.9 thực hiện vụ trao đổi tù nhân theo đó mỗi nước nhận lại 35 công dân bị giam giữ tại nước còn lại.
Người thân của tù nhân Ukraine vui mừng sau khi gặp lại những người được Nga thả về
Sau thời gian dài đàm phán, thỏa thuận trao đổi tù nhân giữa Nga và Ukraine cuối cùng cũng được thực hiện vào ngày 7.9. Một chiếc máy bay Nga chở 35 tù nhân nước này hạ cánh xuống sân bay Moscow trong khi chiếc máy bay của Ukraine cũng đưa số lượng tương tự về Kiev.
Theo Reuters, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra tận sân bay để ôm hôn và bắt tay những người được thả trong khi đài Rossiya-24 của Nga đăng bảng tin cho thấy các tù nhân nước này rời khỏi máy bay tại Moscow.
Phát biểu tại sân bay, Tổng thống Zelensky nói cuộc trao đổi là bước đầu tiên trong việc “chấm dứt cuộc chiến tranh kinh khủng” và là một phần thỏa thuận giữa ông và Tổng thống Nga Vladimir Putin. Cuộc chiến được nhắc đến là xung đột giữa chính quyền Kiev và lực lượng ly khai ở miền đông kéo dài 5 năm qua.
Video đang HOT
Mối quan hệ 2 nước căng thẳng sau khi Nga sáp nhập Crimea từ Ukraine vào năm 2014 và bị cáo buộc can thiệp vào cuộc xung đột ở miền đông nước này. Việc ông Zelensky đắc cử hồi tháng 4 đã mở ra hy vọng cho tiến trình hòa bình khi cựu diễn viên hài tuyên bố việc chấm dứt xung đột với Nga là ưu tiên.
Tổng thống Putin mới đây nói rằng việc trao đổi tù nhân là bước tiến khổng lồ để bình thường hóa quan hệ.
Ông Oleg Sentsov bước xuống máy bay tại sân bay Kiev
Trong số những người được thả về Ukraine là nhà làm phim Oleg Sentsov, bị bắt hồi năm 2014 và kết tội âm mưu tấn công khủng bố tại Crimea, lãnh án 20 năm tù. Ông Sentsov phủ nhận mọi cáo buộc và Ukraine từ lâu yêu cầu Nga thả người.
Bên cạnh đó còn có 24 thủy thủ bị bắt trong vụ đụng độ tại biển Đen hồi năm 2018. Những người này bị Moscow buộc tội xâm phạm lãnh hải.
Những người đi theo chiều ngược lại có nhà báo Kirill Vyshinsky của hãng RIA Novosti, bị Ukraine buộc tội phản quốc và ủng hộ lực lượng ky khai ở miền đông.
Tù nhân Nga về đến sân bay Moscow . Ảnh chụp màn hình RT
Bên cạnh đó còn có ông Vladimir Tsemakh, chỉ huy lực lượng phòng không của phe ly khai ở Donetsk, người được coi là nhân chứng quan trọng trong vụ rơi máy bay chở khách MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines hồi năm 2014.
Chiếc máy bay từ Amsterdam về Kuala Lumpur bị cho là dính một tên lửa BUK của Nga sản xuất và rơi khi đang bay qua miền đông Ukraine, khiến toàn bộ 298 người bên trên thiệt mạng trong đó có nhiều công dân Hà Lan.
Chính quyền Hà Lan ngày 7.9 nói lấy làm tiếc về quyết định thả người của Ukraine vì cho rằng điều này gây ảnh hưởng đến cuộc điều tra vụ rơi máy bay. Trong khi đó, các nước như Đức, Pháp, Mỹ đã lên tiếng hoan nghênh thỏa thuận trao đổi của Nga và Ukraine.
Theo Thanhnien
Hà Lan từng đề nghị Ukraine không bàn giao nghi phạm vụ MH17 cho Nga
Trong một lá thư gửi tới Quốc hội, Ngoại trưởng Hà Lan Stef Blok cho biết Chính phủ Hà Lan đã liên lạc với Ukraine "nhiều lần và ở cấp cao nhất" trong nỗ lực ngăn chặn việc bàn giao Vladimir Tsemakh.
Ông Vladimir Tsemakh tại một phiên tòa ở Kiev, Ukraine ngày 5/9 vừa qua. (Ảnh: AFP/TTXVN)
AFP dẫn nguồn Chính phủ Hà Lan ngày 7/9 cho biết nước này từng đề nghị Ukraine không bàn giao cho Nga Vladimir Tsemakh - một nhân vật quan trọng liên quan tới vụ rơi máy bay mang số hiệu MH17 của Hãng hàng không Malaysia Airlines hồi năm 2014 - và lấy làm tiếc vì điều đó đã được thực hiện.
Trong một lá thư gửi tới Quốc hội, Ngoại trưởng Hà Lan Stef Blok cho biết Chính phủ Hà Lan đã liên lạc với Ukraine "nhiều lần và ở cấp cao nhất" trong nỗ lực ngăn chặn việc bàn giao Tsemakh, vốn là một chuyên gia phòng không của lực lượng thân Nga ở miền Đông Ukraine, nói thêm rằng ông "lấy làm tiếc" về quyết định của Kiev.
Ngày 17/7/2014, chiếc máy bay Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia Airlines đang trên đường từ Amsterdam (Hà Lan) đến Kuala Lumpur (Malaysia) đã bị bắn rơi tại khu vực xung đột ở miền Đông Ukraine.
Toàn bộ 298 người trên máy bay đã thiệt mạng. Hồi năm ngoái, Australia và Hà Lan cáo buộc Nga đã liên quan trực tiếp đến vụ bắn rơi máy bay MH17. Một ủy ban điều tra chung do Hà Lan dẫn đầu kết luận hệ thống tên lửa BUK bắn rơi MH17 thuộc sở hữu của quân đội Nga. Tuy nhiên Moskva đã không chấp nhận kết luận này./.
Theo (Vietnam )
MH17 bị bắn rơi: Thủ tướng Malaysia tuyên bố khẳng định về Nga Thủ tướng Malaysia nói không có đủ bằng chứng để đổ lỗi cho Nga về thảm họa máy bay MH17 bị bắn rơi. 298 người trên máy bay MH17 đã bị thiệt mạng. Không có bằng chứng nào đủ để đổ lỗi cho Nga về thảm họa máy bay Malaysia MH17 bị bắn rơi ở miền đông Ukraine năm 2014, vì một số...