Nga – Ukraine đối mặt tại tòa quốc tế, NATO cảnh báo xung đột kéo dài
Nga và Ukraine sẽ đối mặt nhau tại Tòa án Công lý quốc tế vào ngày 18/9 vì vụ kiện xoay quanh tuyên bố của Moscow rằng họ mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine để ngăn chặn nạn diệt chủng.
Ukraine đã đưa vụ việc lên tòa án cấp cao nhất của Liên Hợp Quốc chỉ vài ngày sau khi cuộc xung đột với Nga bùng phát vào ngày 24/2/2022. Kiev cáo buộc Moscow lạm dụng luật pháp quốc tế khi lấy lí do ngăn chặn diệt chủng ở miền đông Ukraine làm cái cớ để mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước này.
Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) ở The Hague, Hà Lan. Ảnh: Reuters
Theo Reuters, phía Nga muốn vụ kiện bị bác bỏ, đồng thời phản đối quyền xét xử của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ). Moscow tin, Ukraine đang sử dụng vụ việc như đường vòng để có được phán quyết về tính hợp pháp tổng thể cho hành động quân sự của mình ở miền đông đất nước.
Cho đến nay, Ukraine đã vượt qua một trở ngại, khi ICJ ra phán quyết sơ bộ có lợi cho họ hồi tháng 3 năm ngoái. Trên cơ sở đó, tòa đã yêu cầu Nga ngừng ngay các hành động quân sự ở Ukraine.
Các phiên xử mới, dự kiến kéo dài đến ngày 27/9, sẽ không đi sâu vào nội dung vụ việc, mà tập trung vào các lập luận pháp lý về quyền phán xử. Tòa cũng sẽ lắng nghe ý kiến từ 32 quốc gia khác, vốn đều ủng hộ lập luận của Ukraine rằng ICJ có đủ thẩm quyền xét xử vụ việc.
Dù Moscow cho đến nay vẫn phớt lờ lệnh của ICJ về việc ngừng các hành động quân sự ở bên kia biên giới và tòa quốc tế không có cách nào để thực thi các phán quyết của mình, nhưng các chuyên gia nhận định, phán quyết cuối cùng có lợi cho Kiev có thể rất quan trọng đối với bất kỳ yêu cầu bồi thường nào trong tương lai.
Video đang HOT
Lãnh đạo NATO cảnh báo về xung đột kéo dài
Trong một cuộc phỏng vấn với tập đoàn truyền thông Funke của Đức hôm nay (17/9), Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg khuyến cáo sẽ không có kết thúc nhanh chóng cho cuộc xung đột Nga – Ukraine.
Theo báo Guardian, các lực lượng Kiev đã phát động chiến dịch phản công từ tháng 6 nhằm đẩy lùi quân Nga khỏi các vị trí ở phía nam và phía đông Ukraine, nhưng chỉ đạt được một số bước tiến hạn chế.
“Tất cả chúng ta đều mong muốn có được một nền hòa bình nhanh chóng … Hầu hết các cuộc xung đột đều kéo dài hơn dự kiến khi chúng bắt đầu. Vì vậy, chúng ta phải chuẩn bị cho một cuộc xung đột lâu dài ở Ukraine”, ông Stoltenberg nói.
Về tham vọng xin gia nhập NATO của Ukraine, ông Stoltenberg cho biết quốc gia Đông Âu “cuối cùng sẽ được kết nạp vào liên minh”. Quan chức này lưu ý, khi cuộc xung đột hiện tại kết thúc, phương Tây cần đảm bảo an ninh cho Ukraine “nếu không lịch sử có thể lặp lại”.
Phát hiện thêm mảnh vỡ UAV trong lãnh thổ, Bộ Ngoại giao Romania triệu tập Đại biện Nga
Bộ Ngoại giao Romania đã triệu tập đại biện Nga sau khi phát hiện những mảnh vỡ mới của máy bay không người lái (UAV) tương tự như những chiếc UAV được quân đội Liên bang Nga sử dụng.
Bức ảnh được người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ukraine đăng tải cho là 1 UAV của Nga đã phát nổ trên lãnh thổ Romania. Ảnh: kyivpost.com
Theo hãng tin Reuters, hôm 9/9, các nhà chức trách Romania đã tìm thấy bộ mảnh vỡ máy bay không người lái thứ hai bị rơi trên lãnh thổ nước này.
Đây là lần thứ hai trong vòng một tuần, mảnh máy bay không người lái được tìm thấy trên lãnh thổ Romania trong bối cảnh Nga tấn công các cảng bên sông Danube của Ukraine, nơi chỉ cách biên giới Romania vài trăm mét.
Trong một tuyên bố gửi cho hãng thông tấn quốc gia Agerpres của Romania, Bộ Ngoại giao nước này cho biết ngay trong ngày 9/9, Đại biện lâm thời của Đại sứ quán Liên bang Nga tại Bucharest đã bị "triệu tập khẩn cấp".
Tuyên bố cho biết thêm Bộ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề chiến lược Iulian Fota đã bày tỏ phản đối của phía Romania về việc vi phạm không phận của Romania sau khi xác định trong lãnh thổ có một số mảnh vỡ của máy bay không người lái, giống với loại mà các lực lượng Nga sử dụng trong chiến tranh với Ukraine.
Cũng trong ngày 9/9, Tổng thống Klaus Iohannis nhấn mạnh việc phát hiện các mảnh vỡ máy bay không người lái cho thấy hành vi xâm phạm không phận của Romania là không thể chấp nhận được, gây rủi ro đối với an ninh của công dân Romania trong khu vực.
Vào hôm 6/9, Romania đã phản ứng giận dữ sau khi các mảnh vỡ từ máy bay không người lái tự sát nghi là của Nga được tìm thấy gần sông Danube, trên lãnh thổ của nước này sau một cuộc tấn công của Moskva nhằm vào một cảng của Ukraine.
Khi đó, ông Klaus Iohannis, cho biết trong trường hợp các mảnh vỡ máy bay không người lái của Nga rơi xuống Romania sẽ là "sự vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Romania".
Sau khi nhận được báo cáo liên quan, thống Iohannis đã yêu cầu mở một "cuộc điều tra khẩn cấp và chuyên nghiệp" về nguồn gốc của mảnh vỡ cũng như cách nó rơi xuống lãnh thổ Romania, đồng thời nhấn mạnh nếu các mảnh vỡ được xác nhận là của Nga thì đó sẽ là điều "hoàn toàn không thể chấp nhận được".
Người đứng đầu nhà nước Romania cho biết ông đã thông báo cho Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg về các mảnh máy bay không người lái nhằm nhắc lại tình đoàn kết hoàn toàn của liên minh quân sự do Mỹ lãnh đạo với Romania.
Về phần mình, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg nói rằng các cuộc tấn công của Nga gần biên giới với Romania đang "gây bất ổn" ngay cả khi không có dấu hiệu nào cho thấy Nga có ý định tấn công Romania, một quốc gia thành viên NATO.
Theo Reuters, kể từ tháng 7, sau khi rời khỏi thoả thuận ngũ cốc Biển Đen, Nga liên tục tấn công các cảng của Ukraine nằm dọc biên giới sông Danube với Romania.
Ukraine là một trong những nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới và cảng Constanta của Romania ở Biển Đen hiện là tuyến xuất khẩu thay thế lớn nhất của Kiev, với ngũ cốc được vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt hoặc sà lan qua sông Danube.
Các cuộc tấn công của phía Nga nhằm vào các cảng của Ukraine gần với quốc gia thành viên NATO đã làm tăng rủi ro an ninh cho NATO, nơi các thành viên có cam kết phòng thủ chung.
Nếu xác định các mảnh vỡ là của máy bay không người lái Nga và không phải rơi xuống vô tình, vấn đề sẽ rất nghiêm trọng bởi khác với Ukraine, Romania là một quốc gia thành viên NATO.
Do vậy, Romania được bảo vệ bởi iều 5 của Hiến chương NATO, trong đó nêu rõ các nước thành viên "đồng ý rằng một cuộc tiến công quân sự chống một hoặc nhiều nước của NATO ở châu Âu hoặc Bắc Mỹ sẽ được coi là một cuộc tiến công chống tất cả các nước thành viên".
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tiết lộ ưu thế giúp Nga ngăn chặn Kiev phản công Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 8/9 đã tiết lộ ưu thế giúp Nga ngăn chặn phản công đồng thời kêu gọi trang bị thêm vũ khí "mạnh mẽ và tầm xa". Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo hãng tin AFP của Pháp, hôm 8/9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ưu thế trên không của Nga đang...