Nga – Ukraina: Có thể tránh được nguy cơ “chiến tranh khí đốt” mới?
Các quan chức từ Mátxcơva và Kiev có mặt tại Berlin hôm 17.7, tham gia cuộc đàm phán do Liên minh Châu Âu (EU) hậu thuẫn để bàn về tương lai của việc vận chuyển khí đốt từ Nga qua Ukraina sang Châu Âu nhằm giảm thiểu nguy cơ về một cuộc “ chiến tranh khí đốt” mới khi hợp đồng hiện tại sẽ hết hạn vào năm 2019.
Tổng thống Nga Vladimir Putin ôm ông Gerhard Schroeder – Chủ tịch Ủy ban cổ đông Nord Stream 2 AG đồng thời là cựu thủ tướng Đức. Ảnh: TASS/Getty Images
Tiến trình trước mắt rất phức tạp
Cuộc họp có Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak và Bộ trưởng Ngoại giao Ukraina Pavlo Klimkin và các đại diện của tập đoàn dầu khí Nga Gazprom và đối tác Ukraina Naftogaz, theo AFP.
“Rõ ràng thời gian là điều cốt yếu. Tiến trình đàm phán trước mắt rất phức tạp” – Phó Chủ tịch Ủy ban Châu Âu phụ trách vấn đề năng lượng Maros Sefcovic phát biểu trước cuộc đàm phán.
Tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga đã giảm đáng kể lượng khí đốt vận chuyển qua Ukraina trong bối cảnh Mátxcơva và Kiev vẫn bất hòa quanh vấn đề Nga sáp nhập Crưm và xung đột ở phía đông của Ukraina. Kiev đang lo ngại mất nguồn thu từ thuế quá cảnh khí đốt, khi Nga đang xúc tiến các dự án đường ống dẫn khí mới sang Châu Âu.
Cuộc họp ngày 17.7 tập trung vào kế hoạch xây dựng và đưa vào hoạt động đường ống dẫn khí Nord Stream 2 (Dòng chảy Phương Bắc 2) của Gazprom vào cuối năm sau. Đường ống này khi đi vào hoạt động sẽ đưa khí đốt đến Đức qua biển Baltic, bỏ qua Ukraina. Tuyến đường ống này theo sau hệ thống Nord Stream 1 hiện tại và góp phần tăng gấp đôi lượng khí đốt của Nga đến nền kinh tế mạnh nhất EU.
Berlin từ lâu khẳng định, đây là 1 dự án hoàn toàn “thương mại”. Trong tháng 3, Đức đã dỡ bỏ những trở ngại cuối cùng đối với việc xây dựng tuyến đường ống này. Tuy nhiên, ngay tháng 4, Thủ tướng Đức Angela Merkel bất ngờ giáng đòn vào sáng kiến chiến lược này của Mátxcơva. Trong đó, Đức nhấn mạnh, Ukraina nên tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển khí đốt đến Châu Âu.
Cạnh tranh Mỹ – Nga tại thị trường khí đốt
Bàn về dự án này trong cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Helsinki hôm 16.7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố: “Chúng tôi sẽ bán LNG (khí thiên nhiên hóa lỏng) và cạnh tranh với các đường ống dẫn khí (Nord Stream 2). Tôi nghĩ rằng, chúng tôi sẽ cạnh tranh thành công. Mặc dù Nga có chút lợi thế về vị trí thuận lợi”.
Video đang HOT
Ông Donald Trump nói thêm rằng, cả 2 tổng thống đều là đối thủ cạnh tranh với vấn đề Nord Stream 2 và cá nhân ông không chắc chắn rằng, việc xây dựng này là vì lợi ích của Đức.
Theo Kyiv Post, sau hơn 2 giờ đàm phán riêng với người đồng cấp Mỹ, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố, Nga sẵn sàng tiếp tục duy trì vận chuyển khí đốt qua Ukraina, ngay cả sau khi xây dựng đường ống dẫn khí Nord Stream 2.
“Hơn nữa, chúng tôi sẵn sàng gia hạn hợp đồng quá cảnh vốn sắp hết hạn vào năm tới, nếu tranh chấp giữa các công ty (Naftogaz và Gazprom) được giải quyết tại tòa án trọng tài Stockholm” – ông Vladimir Putin cho biết.
Nhà sản xuất dầu và khí đốt Naftogaz thắng vụ kiện vào tháng 2 năm nay khi tòa trọng tài Stockholm phán quyết, Gazprom phải trả cho đối tác Ukraina 2,6 tỉ USD do không cung cấp đủ lượng khí đã thỏa thuận qua Ukraina để chuyển tới Châu Âu.
Nhu cầu khí đốt của Châu Âu đã tăng từ năm 2015, chủ yếu là do sản lượng giảm ở Hà Lan. Ngoài Nord Stream 2, một dự án khác mang tên Turkish Stream cũng đang được thiết lập để giảm vai trò của Ukraina trong quá trình vận chuyển khí đốt.
Mùa đông năm ngoái, Gazprom tăng xuất khẩu sang Châu Âu lên mức cao kỷ lục do thời tiết lạnh.”Quá cảnh khí đốt qua Ukraina sẽ tiếp tục là điều cần thiết cho sản lượng khí đáng kể trong suốt cả năm, cho đến khi Nord Stream 2 và Turkish Stream được đưa vào hoạt động”- nhà nghiên cứu Jack Sharples nói. Nhưng sau đó, vai trò của Ukraina sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận đạt được với Ủy ban Châu Âu hoặc nhu cầu của khách hàng.
Theo Thierry Bros – nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford – các bên không chỉ đạt được thỏa thuận về tìm kiếm 1 hướng đi sau năm 2019 mà còn đang tìm giải pháp cho thời điểm hiện tại, khi Gazprom đang tìm cách hủy các hợp đồng với Ukraina. “Bây giờ, phải xem xét hợp đồng toàn cầu với 2 ẩn số – dự án Nord Stream 2 và biểu thuế trung chuyển, vì chúng ta không biết Ukraina sẽ đề xuất những gì. Nếu đây chỉ là về thương mại, Ukraina sẽ có thể khiến Nord Stream 2 không cạnh tranh nổi bằng cách hạ thuế quá cảnh” – ông chia sẻ.
HẢI ANH
Theo Laodong
Nga cần Ukraine chuyển khí đốt sang châu Âu sau năm 2019
Thủ tướng Đức Angela Merkel hứa với Ukraine sẽ gây sức ép để Nga phải dùng hệ thống vận chuyển khí Ukraine sang châu Âu.
Thông tấn TASS của Nga ngày 12/4 thông tin, Moscow đã sẵn sàng xác nhận với Liên minh châu Âu (EU) về việc họ sẽ sử dụng một phần hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraine hiện nay sang châu Âu.
Nga có thể tiếp tục nhờ Ukraine vận chuyển khí đốt sang châu Âu khi Nord Stream-2 chưa hoàn thành.
Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết, ông đã xác nhận với Phó Chủ tịch EU về việc nguồn cung cho người dân châu Âu sẽ tiếp tục được cung ứng đầy đủ sau năm 2019 bất chấp hiệu lực hợp đồng với Tập đoàn Năng lượng Ukraine - Naftogaz sẽ chỉ kéo dài đến hết năm 2019.
"Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu và thảo luận về nguồn cung khí đốt cho người tiêu dùng châu Âu trong bối cảnh hợp đồng có hiệu lực cho đến cuối năm 2019" - ông Novak nói.
Bộ trưởng Năng lượng Nga nhấn mạnh: "Chúng tôi đã xác nhận rằng chúng tôi đảm bảo cung cấp năng lượng theo hợp đồng hiện tại cho người tiêu dùng châu Âu và không loại trừ việc sử dụng một phần cơ sở hạ tầng vận chuyện khí đốt của Ukraine sau năm 2019".
Sự khẳng định này của Bộ trưởng Năng lượng Nga cho phép Kiev kỳ vọng vào khoản tiền quá cảnh khí đốt qua lãnh thổ Ukraine sẽ không bị mất đi quá nhiều so với việc Nga sử dụng đường ống dẫn khí Nord Stream-2.
Dẫu vậy, ông Novak cho rằng, để đi đến một con số cuối cùng về việc Nga sẽ vận chuyển bao nhiêu khí đốt khi đi qua hệ thống dẫn khí của Ukraine thì cần có các điều kiện thương mại giữa Gazprom và Naftogaz.
"Nga sẵn sàng xem xét khả năng sử dụng hệ thống vận chuyển khí đốt của Ukraine từ năm 2020 phải được ghi nhận theo các điều kiện khả thi và cạnh tranh. Quan điểm của Gazprom và Naftogaz về khả năng sẽ ký kết một hợp đồng như thế nào vào năm 2020 lại được đặt trong bối cảnh phán quyết của Tòa án Stokholm" - Bộ trưởng Novak khẳng định thêm rằng sẽ có một cuộc họp song phương để thống nhất các vấn đề này thêm nữa.
Bộ trưởng Novak xác nhận lại cam kết của Nga về việc cung cấp khí đốt tự nhiên thông qua Ukraine nói riêng và đảm bảo nhu cầu cho người tiêu dùng châu Âu nói chung trong bối cảnh hai Tập đoàn Gazprom và Naftogaz đang nảy sinh mâu thuẫn và đưa nhau ra kiện tụng. Trong khi Tòa án phán quyết Gazprom phải trả khoản tiền 2,58 tỷ USD cho Naftogaz và cung cấp 5 tỷ mét khối khí đốt/năm cho năm 2018, 2019 với mức giá tương ứng giá bán cho châu Âu.
Các tranh chấp hợp đồng giữa hai tập đoàn của Ukraine và Nga khiến người châu Âu phải gánh chịu hậu quả thiếu nguồn cung vào năm 2009, 2014. Điều đó khiến Nga tìm kiếm đường ống dẫn khí đốt mới Nord Stream-2 ít chịu ảnh hưởng của Ukraine để vào châu Âu.
Đương nhiên điều này khiến Ukraine, Ba Lan- các nước được quá cảnh khí đốt Nga từ lâu nay- phản đối, đồng thời lôi kéo dự án này lên Ủy ban châu Âu và Hội đồng châu Âu.
Dù không được quyền can thiệp nhiều tới dự án nhưng sự bất đồng của khối liên minh khiến EU và EC gây áp lực lên Đức.
Thủ tướng Đức Angela Merkel mới đây đã đón tiếp Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko và thay đổi quan điểm cho rằng dự án Nord Stream-2 không chỉ là một dự án kinh tế mà bị chịu ảnh hưởng của yếu tố chính trị.
Bà Merkel cũng đồng ý rằng đối với Ukraine, nền kinh tế lâu nay phụ thuộc nguồn thu vào việc quá cảnh khí đốt. Nếu quyết định xây dựng Nord Stream-2 được tiến hành sẽ giảm đi nguồn thu đáng kể của họ.
Phương án mà cả hai nhà lãnh đạo nhất trí là tác động tới phía Nga để tiếp tục duy trì một lượng khí đốt nhất định qua ngả Ukraine.
Thủ tướng Merkel muốn Ukraine giảm tông khi phản đối Nord Stream-2.
Động thái của bà Merkel được cho là nhằm tạo niềm tin cho Ukraine giảm bớt sự phản đối của họ vào dự án Nord Stream-2 mà Berlin đã ký kết với Moscow cùng các nhà đầu tư nước ngoài khác.
CEO của Tập đoàn Gazprom trước đó đã cho biết con số Gazprom có thể nhờ Ukraine vận chuyển là 10- 15 triệu mét khối khí/năm - một con số quá khiêm tốn so với 5 tỷ mét khối khí/năm vào thời điểm hợp đồng ký 10 năm trước.
Theo Huy Vũ
Báo Đất việt
EU ký thỏa thuận tự do thương mại lớn nhất với Nhật Liên minh châu Âu và Nhật Bản chuẩn bị ký một trong những giao dịch tự do thương mại lớn nhất thế giới, sẵn sàng xóa bỏ hầu hết mọi rào cản thuế quan. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (bên trái) và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncke Động thái này sẽ tạo ra một khu vực thương mại mở...