Nga tuyên bố sẽ tấn công bất kỳ đoàn vận chuyển vũ khí nào tiến vào Ukraine
Bất kỳ chuyến vận chuyển vũ khí nào tiến vào Ukraine đều sẽ là mục tiêu “ hợp pháp” của quân đội Nga, Tass dẫn lời Ngoại trưởng Sergey Lavrov cho biết ngày 18/3.
“Chúng tôi đã khẳng định rất rõ rằng bất kỳ hàng hóa nào vào lãnh thổ Ukraine mà chúng tôi cho là mang vũ khí, sẽ trở thành một mục tiêu hợp pháp”, ông Lavrov nhận định với RT.
Các phương tiện quân sự của Ukraine di chuyển qua quảng trưởng Độc Lập ở trung tâm Kiev ngày 24/2/2022. Ảnh: AFP
Theo Ngoại trưởng Nga, các hệ thống phòng thủ tên lửa do Nga và Liên Xô sản xuất, vốn sẵn có ở một số nước NATO không thể được chuyển sang những nước thứ ba một cách hợp pháp.
Trước đó, phát biểu trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 17/3, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya cho biết, “gần như mỗi ngày chúng tôi đều ghi nhận những bài báo từ các nước phương Tây về những đợt vận chuyển vũ khí mới cho Kiev”.
Video đang HOT
“Gần đây nhất, hôm qua, Mỹ cho biết nước này sẽ cung cấp khoản hỗ trợ quân sự cho Ukraine trị giá 1 tỷ USD sớm nhất là trong tuần này. Họ chỉ đang đổ thêm dầu vào lửa trong cuộc xung đột này”, ông Nebenzya nhận định./.
Thế khó của Thụy Điển khi gia nhập NATO
Dư luận Thụy Điển đang chuyển hướng sang ủng hộ việc gia nhập NATO. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến phản đối nước này tham gia liên minh an ninh quân sự do Mỹ đứng đầu.
Theo báo Thelocal.se (Thụy Điển) ngày 14/3, các cuộc thăm dò gần đây cho thấy đa số người được hỏi ủng hộ Thụy Điển gia nhập NATO, nhưng cũng xuất hiện nhiều quan điểm phản đối hành động này.
Xe bọc thép của Thụy Điển tuần tra đảo Gotland vào tháng 1/2022. Ảnh: AP
Trong bối cảnh cuộc xung đột Nga-Ukraine đang diễn ra, Thụy Điển rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan liên quan đến việc trở thành thành viên NATO. Dưới đây là một số lập luận ủng hộ và phản đối gia nhập NATO tại Thụy Điển:
Các lập luận phản đối
Thứ nhất, theo nghị sĩ Kenneth Forslund thuộc Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển, việc nước này gia nhập NATO có thể bị Nga coi là hành động khiêu khích. Nếu Nga tiến hành chiến dịch quân sự trước khi Thụy Điển chính thức trở thành thành viên của NATO, Liên minh này có thể sẽ không can thiệp. Mặt khác, nếu Nga phản ứng sau khi Thụy Điển đã tham gia NATO, thì hành động này có thể gây ra một cuộc xung đột lớn.
Thứ hai, khi gia nhập NATO, Thụy Điển sẽ bị ràng buộc vào một liên minh quân sự với các quốc gia, đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ và cả Mỹ, những quốc gia có các mục tiêu chính sách đối ngoại khác nhau và có thể thực hiện các hoạt động quân sự mà Thụy Điển không chấp nhận, ví dụ năm 2003, nước này phản đối NATO nắm quyền kiểm soát Lực lượng Hỗ trợ An ninh Quốc tế (ISAF) chiếm đóng Afghanistan.
Thứ ba, NATO là một "liên minh vũ khí hạt nhân" và việc tham gia có nghĩa là chấp nhận học thuyết vũ khí hạt nhân, Pierre Schori, cựu Bộ trưởng Viện trợ của Đảng Dân chủ Xã hội Thụy Điển, lập luận.
Ngoài ra, nếu Thụy Điển bị ràng buộc bởi điều khoản phòng thủ chung của NATO, thì nước này có thể dễ bị lôi kéo vào một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn ở châu Âu trong tương lai.
Các quan điểm ủng hộ
Đầu tiên, dù Thụy Điển và NATO có sự hợp tác sâu rộng, nhưng trong bối cảnh nước này không là thành viên của Liên minh quân sự, Thụy Điển không nằm trong điều khoản quan trọng của Điều 5 về bảo đảm phòng thủ chung.
Việc NATO không có hành động quân sự trước cuộc tấn công của Nga ở Ukraine là một lời cảnh báo về những gì có thể xảy ra trong trường hợp Thụy Điển bị tấn công. Mặc dù một cuộc tấn công của Nga vào Thụy Điển là khó xảy ra, nhưng nếu Thụy Điển được bảo vệ bởi điều Điều 5 của NATO, thì khả năng đó sẽ càng thấp hơn.
Hai là, việc Thụy Điển (và Phần Lan) trở thành thành viên của NATO sẽ giúp toàn bộ khu vực an toàn hơn trước một cuộc tấn công tiềm tàng trong tương lai.
Bên cạnh đó, khi trở thành thành viên NATO, Thụy Điển sẽ có ảnh hưởng lớn hơn nhiều đối với chính sách của NATO và khả năng phối hợp quốc phòng tốt hơn với các thành viên NATO khác ở châu Âu.
Nga kêu gọi Mỹ công khai thông tin về thí nghiệm vũ khí sinh học ở Ukraine Moskva cho rằng Mỹ cố tình hủy các bằng chứng về nghiên cứu sinh học ở Ukraine, khiến việc kiểm tra gặp khó khăn. Hãng thông tấn TASS (Nga) ngày 9/3 dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này Maria Zakharova cho biết, Moskva cho rằng Washington cần thông báo trước cộng đồng quốc tế về các chương trình sinh học...