Nga tuyên bố sẽ đáp trả việc Mỹ mở căn cứ phòng không tại Ba Lan
Điện Kremlin ngày 13/11 cho biết căn cứ phòng không mới của Mỹ tại Ba Lan là một phần trong nỗ lực kiềm chế Nga khi di chuyển cơ sở hạ tầng quân sự của Mỹ đến gần biên giới của nước này hơn.
Người phát ngôn Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov. Ảnh: IRNA/TTXVN
Căn cứ của Mỹ tại Redzikowo (Ba Lan) là một phần của lá chắn tên lửa rộng hơn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ( NATO) mang tên “Aegis Ashore”, mà liên minh này cho biết có khả năng đán.h chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn đến tầm trung.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Tổng thống Vladimir Putin đã phản đối kế hoạch xây dựng căn cứ này từ những năm 2000, khi ông George W. Bush còn là tổng thống Mỹ. Ông cho biết Tổng thống Putin đã nhấn mạnh vào thời điểm đó rằng Mỹ đã không trung thực khi nói rằng mục đích là để đán.h chặn các tên lửa tiềm tàng của Iran.
Ông Peskov nói: “Điều này xác nhận rằng Tổng thống Putin đã đúng. Những kế hoạch này vẫn đang được thực hiện. Đây là sự tiến triển của cơ sở hạ tầng quân sự của Mỹ trên lãnh thổ châu Âu hướng về biên giới của Nga”.
Video đang HOT
Ông Peskov đồng thời cho rằng đây chính là một nỗ lực nhằm kiềm chế tiềm lực quân sự của Nga và điều này sẽ dẫn đến áp dụng các biện pháp thích hợp để đảm bảo bình đẳng. Tuy nhiên, vị quan chức này không nói cụ thể những biện pháp mà Nga đáp trả là gì.
Trước đó cùng ngày, Mỹ chính thức khai trương căn cứ phòng không mới ở miền Bắc Ba Lan, trong bối cảnh Ba Lan muốn trấn an người dân rằng NATO đảm bảo an ninh cho họ sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua.
Căn cứ nằm ở thị trấn Redzikowo gần bờ biển Baltic, được triển khai xây dựng từ những năm 2000. Ba Lan cho rằng đây là biểu tượng cho thấy liên minh quân sự với Washington vẫn vững chắc bất kể ai nắm quyền tại Nhà Trắng.
Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski nói trong video đăng trên X cho rằng mất một thời gian, nhưng việc xây dựng này chứng tỏ quyết tâm địa chiến lược của Mỹ. Ông nói: “Liên minh Ba Lan-Mỹ mạnh mẽ, bất kể ai cầm quyền ở Ba Lan và Washington”.
Những ch.ỉ tríc.h trước đây của ông Trump khiến một số thành viên NATO lo ngại, khi ông tuyên bố dưới sự lãnh đạo của mình, Mỹ sẽ không bảo vệ các nước không chi đủ tiề.n cho quốc phòng. Tuy nhiên, Ba Lan cho rằng việc nước này là thành viên chi tiêu nhiều nhất cho quốc phòng trong NATO so với quy mô nền kinh tế đồng nghĩa họ không có gì phải lo sợ.
Ngoại trưởng Ba Lan tiết lộ giới hạn hỗ trợ Ukraine
Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski tuyên bố nước này "hoàn toàn không có ý định" đưa quân đến bảo vệ Ukraine.
Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo đài RT (Nga), bộ đôi diễn viên hài người Nga Vladimir Kuznetsov, Alexey Stolyarov với nghệ danh Vovan và Lexus, đã công bố đoạn video có sự góp mặt của nhà ngoại giao hàng đầu của Ba Lan. Trong video, Vovan và Lexus đã hỏi Ngoại trưởng Sikorski rằng liệu Ba Lan có sẵn sàng "gia nhập nhóm" chiến đấu với quân đội Nga trên lãnh thổ mà Ukraine tuyên bố chủ quyền hay không.
Ông Sikorski trả lời: "Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk rất do dự về điều đó". Vị quan chức này nói thêm rằng ngay cả đề xuất bắ.n hạ tên lửa hành trình của Nga trên miền tây Ukraine bằng tên lửa đán.h chặn của Ba Lan cũng "rất gây tranh cãi", vì động thái này đồng nghĩa với việc tham gia vào cuộc xung đột.
"Nếu mặt trận bắt đầu sụp đổ, mọi thứ có thể thay đổi. Nhưng hiện tại, Ba Lan không có ý định thực hiện điều đó", ông Sikorski cho biết.
Nhà ngoại giao này lưu ý Ba Lan lo ngại với việc đưa quân đến Ukraine, Warsaw sẽ xác nhận tuyên bố của Nga rằng họ có ý đồ trên lãnh thổ mà Kiev nhận được từ Ba Lan, theo một phần của thỏa thuận biên giới sau Thế chiến thứ 2.
Ông Sikorsky cho biết Warsaw sẵn sàng đào tạo binh sĩ Ukraine và tạo điều kiện cho công dân Ukraine đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự trở về.
"Tuy nhiên, binh sĩ Ba Lan sẽ không thể chiến đấu ở Ukraine. Trừ khi có một thỏa thuận hòa bình, và đây là lực lượng gìn giữ hòa bình, Liên hợp quốc hoặc lực lượng nào đó. Khi đó, tình hình sẽ khác", ông nói thêm.
Ông Sikorsky cho rằng các thành viên NATO khác cũng sẽ không can thiệp vào cuộc xung đột ở Ukraine, bởi không quốc gia nào có ý định muốn cuộc chiến với Nga xảy ra ở Tây Âu. Theo ông, đây là một "lằn ranh đỏ tuyệt đối".
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Ba Lan lập luận rằng Mỹ sẽ tiếp tục gửi viện trợ quân sự cho Ukraine. Ông tuyên bố rằng uy tín của Washington trong các đồng minh đang bị đ.e dọ.a.
Ông Sikorsky cũng mô tả lời kêu gọi công khai của Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda về việc triển khai vũ khí hạt nhân của Mỹ trên đất Ba Lan là vô ích. Vị quan chức này lập luận rằng nếu được triển khai, những vũ khí này sẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của Warsaw và không tạo ra sự khác biệt đối với Nga, vì các quốc gia châu Âu khác đã có vũ khí tương tự.
NATO cảnh báo Ba Lan không được bắ.n hạ tên lửa Nga Quốc gia thành viên Ba Lan dường như đang mâu thuẫn với tổ chức quân sự Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong việc bắ.n hạ tên lửa Nga bay qua Ukraine. Trụ sở của NATO tại Brussels, Bỉ. Ảnh: Anadoulu Agency Theo hãng thông tấn Tây Ban Nha Europa Press, một phát ngôn viên của NATO ngày 2/9 cho biết: "NATO...