Nga tuyên bố không liên minh quân sự với Trung Quốc
Ngoại trưởng Nga nhấn mạnh quan hệ Nga-Trung đang ở mức cao trong lịch sử, song nước này không tìm kiếm khả năng thiết lập một liên minh quân sự với Bắc Kinh.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov. Ảnh: Getty Images
“Quan hệ Nga-Trung Quốc chưa từng ở ngưỡng tin tưởng cao như lúc này, nhất là về kinh tế, nền tảng của mối quan hệ và là yếu tố đảm bảo lợi ích của hai nước”, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 1-11 tuyên bố, theo TASS. “Tuy nhiên, cả Nga và Trung Quốc đều không có kế hoạch thiết lập một liên minh quân sự”.
Theo Ngoại trưởng Nga, điều này thậm chí đã được nêu vào văn kiện được ký bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 6 nhân chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc đến Moscow.
Nga và Trung Quốc năm nay kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao. Trong chuyến thăm Nga của ông Tập, lãnh đạo hai nước ca ngợi quan hệ song phương ở mức tốt nhất trong lịch sử khi kim ngạch thương mại song phương đạt 108 tỷ USD trong năm 2018.
Cả Moscow và Bắc Kinh hiện đang chịu nhiều sức ép từ Mỹ và đồng minh phương Tây. Đối với Trung Quốc, Nga là đối tác cung cấp dầu khí và tài nguyên lớn nhất, đáp ứng nhu cầu của Bắc Kinh về phát triển kinh tế.
Video đang HOT
Hai bên gần đây thông báo đường ống dẫn khí đốt Altai dài 2.800km với khả năng trung chuyển 30 tỉ m3 hằng năm từ phía Tây Siberia tới khu vực Tân Cương của Trung Quốc sắp đi vào hoạt động, dự kiến cung cấp 20% ngu cầu khí hoá lỏng của Trung Quốc vào năm 2020.
Trong khi đó, đối với Nga, Trung Quốc như là một đối tác bù đắp các khoản đầu tư thay thế cho các thương gia phương Tây. Moscow cũng ủng hộ sáng kiến “Vành đai, con đường” của Bắc Kinh khi nó bao gồm nhiều dự án giúp Nga kết nối kinh tế với các khu vực xa xôi, hẻo lánh.
Cả hai nước đang thể hiện vai trò nước lớn trong các vấn đề có chung lợi ích và quan điểm như Triều Tiên, Venezuela và Iran, song thường rất thận trọng khi được hỏi về khả năng trở thành đồng minh quân sự.
Thiện Minh
Theo cand.com.vn
Ấn Độ sẽ chọn vũ khí Mỹ hay tổ hợp phòng không S-400 của Nga?
Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Washington sẽ đình chỉ việc chuyển giao vũ khí quân sự giữa Ấn Độ và Mỹ do Ấn Độ đã kí kết hợp đồng mua các hệ thống tên lửa phòng không S-400 của Nga.
Trước đó, Mỹ đã tạo ra các mối đe dọa tương tự đối với Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên, Ankara trả lời rằng họ sẽ không từ chối thỏa thuận với Moscow.
Một nhà ngoại giao Mỹ trong bài phát biểu tại Ủy ban Đối ngoại Hạ viện cho rằng: "Tại một số thời điểm cần phải có những lựa chọn chiến lược về quan hệ đối tác, lựa chọn chiến lược về những hệ thống vũ khí và các quốc gia có thể chuyển giao những vũ khí đó".
Trước đó, các mối đe dọa tương tự từ phía Mỹ đã nhắm vào Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng Ankara nói rằng họ sẽ không từ chối thỏa thuận với Moscow. Về phần mình, đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ, ông Alexei Yerkhov, đã hứa với Ankara rằng Nga sẽ thực hiện tất cả các nghĩa vụ đối với việc cung cấp các tổ hợp S-400.
Theo ông, thỏa thuận cung cấp vũ khí này đòi hỏi sự hợp tác lâu dài của các chuyên gia hai nước.
Trước đó, đại diện Lầu năm góc, Trung tá Mike Andrew đã tuyên bố rằng, Mỹ sẽ ngừng việc đào tạo các phi công Thổ Nhĩ Kỳ trong khuôn khổ chương trình F-35 nếu Thổ Nhĩ Kỳ không thay đổi quyết định của mình. Theo đó, các chương trình đào tạo phi công và kỹ thuật viên Thổ Nhĩ Kỳ tại căn cứ không quân Luke của Mỹ đã dừng lại do những cân nhắc của Mỹ về vấn đề an ninh.
Hệ thống phòng không tối tân S-400 của Nga.
Tuy nhiên, các chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ vẫn đang tiếp tục quá trình đào tạo tại căn cứ không quân Eglin ở Florida. Được biết, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Patrick Shanahan đã gửi thư cho người đứng đầu Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ, ông Hulusi Akar, để thông báo rằng vào ngày 31/7, việc huấn luyện phi công Thổ Nhĩ Kỳ tại các căn cứ ở Florida và Arizona cũng sẽ chấm dứt và họ sẽ không có quyền tiếp cận các căn cứ không quân Mỹ.
Ngoài ra, phía Mỹ từ chối nhận thêm 34 phi công từ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được cử đến Mỹ vào cuối năm nay do Washington đã đình chỉ quyền tham gia chương trình F-35 của quốc gia này.
Hợp đồng cung cấp 4 hệ thống tên lửa phòng không S-400 đã được ký kết giữa Moscow và Ankara vào tháng 12/2017. Ông Serge Chemezov , người đứng đầu tập đoàn nhà nước Rostec cho biết, giá trị hợp đồng là 2,5 tỷ USD, 55% trong số đó được trả bằng hình thức cho vay tín dụng.
Mỹ đã lên tiếng chỉ trích hợp đồng giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Tướng Todd Walters, chỉ huy Không quân Mỹ ở Châu Âu và Châu Phi cho rằng hình thức thanh toán hợp đồng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có thể đem đến những rủi ro cho NATO.
Đồng thời, ông cũng khẳng định, nếu Ankara mua những vũ khí này và sử dụng chúng cùng những vũ khí của NATO thì Nga sẽ có thể biết được hoạt động và các đặc tính kỹ thuật của máy bay chiến đấu F-35.
Như đã đưa tin trước đó, Mỹ đã ngừng cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ những phụ tùng của máy bay chiến đấu Lockheed Martin F-35 Lightning II, cũng như chính các máy bay này do việc Ankara đặt mua S-400 từ Moscow.
Hơn nữa, trong tương lai, Ankara và Moscow có thể sẽ hợp tác sản xuất chung các hệ thống tên lửa phòng không S-500 mới nhất. Đó là tuyên bố của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan trong cuộc gặp với các chính trị gia trẻ tại Cung điện Dolmabahce ở Istanbul.
Một mguồn tin quân sự từ Moscow cho biết, vào cuối tháng 5 vừa qua, 100 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt đầu nghiên cứu hoạt động của các hệ thống tên lửa đất đối đất S-400 Triumph tại một trung tâm quân sự ở Nga. Thời gian đào tạo sẽ kéo dài khoảng 5 tháng.
Hiện tại, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và nhóm quân nhân thứ hai của Trung Quốc đang được huấn luyện sử sụng các hệ thống phòng không S-400.
Đức Duy/ Theo Gazeta.ru
Theo congly
Tổng thống Iran : Hành động của Mỹ đe dọa sự ổn định trong khu vực Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 14/6 tuyên bố, những hành động gần đây của Mỹ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự ổn định trong khu vực. Trong bối cảnh căng thẳng leo thang tại vùng Vịnh, Tổng thống Iran Hassan Rouhani ngày 14/6 tuyên bố, những hành động gần đây của Mỹ là mối đe dọa nghiêm trọng đối...