Nga tuyên bố đáp trả Đức nếu cung cấp tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine
Trả lời phỏng vấn, Đại sứ Nga tại Đức Sergey Nechayev cho biết nước này một lần nữa cảnh báo Đức không nên tiến hành bất kỳ hành động thù địch nào nhằm vào nước Nga nếu không muốn bị đáp trả, trong đó có việc cung cấp tên lửa hành trình cho Ukraine và cho phép Mỹ triển khai tên lửa trên lãnh thổ Đức.
Đại sứ Nga tại Đức Sergey Nechayev. Ảnh: TASS
Ông Sergey Nechayev nhấn mạnh: “Điều này liên quan đến cả khả năng sử dụng (tên lửa hành trình) Taurus và kế hoạch triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn của Mỹ trên lãnh thổ Đức”.
Ông gợi lại việc Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã từng bác bỏ ý tưởng cung cấp các hệ thống chiến đấu này cho chính quyền Kiev, bởi vì với bước đi như vậy đồng nghĩa với việc Đức sẽ trực tiếp tham gia vào cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine.
Video đang HOT
Ông Nechayev lưu ý rằng, đảng Dân chủ Xã hội của Đức đang thảo luận về khả năng ban hành lệnh cấm cung cấp tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine nếu đảng được tham gia quá trình điều phối. Đại sứ Nga thừa nhận đề nghị trên của đảng Dân chủ Xã hội Đức đang bị một số người phản đối và ở chiều ngược lại tại Đức có nhiều người đang hoan nghênh việc cung cấp tên lửa Taurus cho Kiev.
Nhưng vị Đại sứ Nga cũng nói rằng: “Chúng tôi không tham gia vào cuộc thảo luận nội bộ này của Đức. Chúng tôi không tham gia vào các cuộc thảo luận trước bầu cử, nhưng chúng tôi nhấn mạnh rằng bất kỳ hành động gây hấn nào của Berlin đối với Nga sẽ không phải là không có câu trả lời”.
Liên quan đến những phát biểu gần đây của một số quan chức phương Tây về việc triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tới Ukraine trong trường hợp ngừng bắ.n, Đại sứ Nechayev nhắc lại rằng, giới lãnh đạo Nga luôn nhấn mạnh sự hiện diện của lực lượng nước ngoài tại đây, đặc biệt là NATO, là không thể chấp nhận được và không thể được bàn tới.
Đại sứ Nga nhấn mạnh rằng, những đồn đoán ngày càng gia tăng tại nhiều quốc gia phương Tây về việc gửi lực lượng gìn giữ hòa bình và đóng băng xung đột cho thấy phương Tây đã nhận thấy những thắng lợi của quân đội Nga trên chiến trường cũng như tình hình ngày càng trở nên khó khăn hơn với phía Ukraine.
Trước đó, tại một cuộc họp của ngoại trưởng NATO tại Brussels, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết sẽ không loại trừ khả năng gửi lực lượng gìn giữ hòa bình của Đức tới Ukraine trong trường hợp thiết lập thỏa thuận ngừng bắ.n. Bà nói rằng cùng với việc Ukraine được đảm bảo an ninh theo tư cách thành viên NATO thì sự hiện diện quốc tế để thực thi lệnh ngừng bắ.n có thể được xem xét. Ngoại trưởng Đức cũng nhấn mạnh rằng nước này sẽ ủng hộ hết sức mình cho bất kỳ hành động nào nhằm đạt được hòa bình.
Trong một cuộc họp của đại diện từ khoảng 20 quốc gia phương Tây tại Paris, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng từng nêu khả năng gửi binh lính đến Ukraine. Ông Macron thông báo rằng nội dung trên đã không đạt được sự đồng thuận nhưng một kịch bản như vậy có thể thành hiện thực trong tương lai.
Người phát ngôn của Điện Kremli Dmitry Peskov cảnh báo việc triển khai quân đội nước ngoài tại Ukraine sẽ gây ra hậu quả cực kỳ xấu và có khả năng không thể đảo ngược.
Đức từ chối cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraine
Thủ tướng Đức Olaf Scholz một lần nữa từ chối cung cấp các tên lửa hành trình Taurus của nước này cho Ukraine trong bối cảnh Mỹ và Anh vừa thông báo sẽ chuyển các loại vũ khí mới nhất cho quốc gia Đông Âu này.
Taurus là tên lửa hành trình tầm xa dành cho máy bay do Đức sản xuất, có thể tấ.n côn.g mục tiêu ở khoảng cách hơn 500 km. Ảnh: EDR Magazine
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, phát biểu tại họp báo sau cuộc hội đàm với Thủ tướng Anh Rishi Sunak ở Berlin ngày 24/4, ông Olaf Scholz đã tái khẳng định rằng Đức sẽ không thay đổi quan điểm về việc cung cấp hệ thống tên lửa tầm xa Taurus cho Kiev bất chấp sức ép từ các đồng minh trong khối quân sự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cùng với các nhà lãnh đạo phe đối lập tại Đức. Thủ tướng Scholz nêu rõ đến nay Berlin đã chi 28 tỷ euro (30 tỷ USD) để hỗ trợ Kiev các hệ thống phòng không, xe tăng và đạn dược nhưng không có ý định chuyển các hệ thống tên lửa Taurus cho Ukraine.
Ông Scholz đã nhiều lần tuyên bố rằng các binh sĩ Đức cần phải có mặt ở Ukraine để đảm bảo hệ thống này được sử dụng một cách có trách nhiệm. Ông cũng bày tỏ lo ngại rằng việc trang bị tên lửa Taurus cho Kiev sẽ đán.h dấu bước leo thang quá lớn trong cuộc xung đột.
Taurus (hay Taurus KEPD-350) là tên lửa hành trình phóng từ trên không do công ty liên doanh Đức-Thụy Điển Taurus Systems GmbH sản xuất và đang được sử dụng trong quân đội của Đức, Tây Ban Nha và Hàn Quốc. Tên lửa Taurus có trọng lượng khoảng 1.400 kg, mang đầu đạn nặng 480 kg, tầm bắ.n 500 km.
Bình luận của lãnh đạo NATO khi Tổng thống Ukraine ch.ỉ tríc.h Thủ tướng Đức Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Mark Rutte đã lên tiếng về việc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ch.ỉ tríc.h Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (phải) và ông Mark Rutte tại cuộc họp báo chung ở Kiev, Ukraine, ngày 11/7/2022. Ảnh: THX/TTXVN Hãng tin DPA (Đức) ngày 23/12 dẫn lời ông Mark...