Nga tuyên bố bắn hạ 8 tên lửa ATACMS trên Biển Azov
Bộ Quốc phòng Liên bang Nga cho biết lực lượng phòng không nước này đã bắn hạ 8 tên lửa ATACMS trên bầu trời Crimea và 8 thiết bị bay không người lái (UAV) do lực lượng vũ trang Ukraine phóng trên Biển Đen, ngoài khơi bán đảo Crimea.
Tên lửa được phóng từ hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) tầm xa của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng thông tấn TASS ngày 30/5, Bộ Quốc phòng Nga thông báo cụ thể: “Vào ban đêm, một loạt âm mưu tấn công của Ukraine nhằm vào các cơ sở trên lãnh thổ Nga đã bị ngăn chặn, bao gồm cả việc sử dụng tên lửa chiến thuật ATACMS, thiết bị bay không người lái có cánh cố định và phương tiện không người lái dưới nước. Lực lượng phòng không đang làm nhiệm vụ đã bắn hạ 8 tên lửa chiến thuật ATACMS trên Biển Azov. 8 thiết bị bay không người lái đã bị chặn trên Biển Đen, ngoài khơi bờ biển Bán đảo Crimea”.
Ngoài ra, phía Nga cũng phá hủy 2 phương tiện không người lái dưới nước đang di chuyển về phía Bán đảo Crimea.
ATACMS là hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân mà Mỹ cung cấp cho Ukraine. Trong những tuần gần đây, Ukraine đã thực hiện một loạt cuộc tấn công vào các mục tiêu của Nga ở xa chiến tuyến.
ATACMS từ lâu đã nằm ở vị trí hàng đầu trong danh sách kêu gọi viện trợ từ phương Tây của Ukraine, nhằm giúp quân đội nước này có đủ hỏa lực để tấn công các mục tiêu có giá trị cao của Nga ở phía sau chiến tuyến. Ukraine lần đầu tiên sử dụng ATACMS vào tháng 10/2023.
Cuối tháng 4 vừa qua, Cố vấn An ninh Quốc gia Nhà Trắng Jake Sullivan cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cho phép gửi một số lượng đáng kể tên lửa ATACMS tới Ukraine. Đây là một phần của gói viện trợ trị giá 300 triệu USD được công bố vào giữa tháng 3 và đã đến Ukraine để triển khai bên trong biên giới nước này.
Các tên lửa ATACMS được cung cấp gần đây có tầm bắn xa hơn, có khả năng tấn công sâu hơn vào các vùng lãnh thổ do Nga kiểm soát. Trong khi lực lượng của Nga đang đạt được một số bước tiến ở trên bộ, Ukraine lại tập trung tấn công các mục tiêu như máy bay và trung tâm chỉ huy nằm sâu phía sau chiến tuyến, thường là ở Crimea.
Các đồng minh phương Tây của Ukraine đã cảnh báo Kiev rằng vũ khí của họ chỉ được sử dụng trong lãnh thổ tranh chấp, thay vì các khu vực được quốc tế công nhận là của Nga. Nga đã sáp nhập Crimea một thập kỷ trước và Ukraine tuyên bố sẽ giành lại quyền kiểm soát vùng lãnh thổ này.
Video đang HOT
Vào tháng 4, Ukraine ban đầu sử dụng ATACMS tầm xa hơn để tấn công một căn cứ không quân ở Crimea, nơi có một số bệ phóng tên lửa và radar.
Ngoài ra, Ukraine đã tấn công bằng ATACMS vào sân bay Belbek ngay bên ngoài thành phố cảng Sevastopol của Crimea.
Ukraine cũng tấn công một tàu quét mìn của Nga ở Sevastopol và tiếp đó là tàu hộ tống trang bị tên lửa Tsiklon của Moskva.
Các nguồn tin của Nga và Ukraine cũng xác nhận một cuộc tấn công nhằm vào khu huấn luyện quân sự của Nga ở khu vực Luhansk là do ATACMS.
Ukraine có lợi thế ra sao sau khi nhận được tên lửa ATACMS của Mỹ?
Sau khi Ukraine nhận được ATACMS, ông Dan Rice, cựu sĩ quan pháo binh của quân đội Mỹ, nói với trang Business Insider: "Điều này sẽ khiến Nga phải thay đổi rất nhiều chiến lược và chiến thuật".
Tên lửa được phóng từ Hệ thống tên lửa chiến thuật Lục quân (ATACMS) tầm xa của Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Bình luận trên được đưa ra sau khi có thông tin Mỹ đã gửi Hệ thống tên lửa chiến thuật lục quân (ATACMS) cho Ukraine.
Tờ Business Insider ngày 25/4 dẫn lời ông Rice nhận định rằng, Ukraine có thể dùng Hệ thống tên lửa phóng loạt cơ động cao (HIMARS) và Hệ thống tên lửa phóng loạt M270 hiện có để phóng ATACMS, nhưng cũng có thể dùng các biến thể ATACMS khác nhau để tấn công các mục tiêu khác nhau.
Ukraine có thể dùng các biến thể cụm, còn được gọi là vũ khí khu vực, để tấn công các nơi tập trung quân lớn trên mặt đất hoặc trong chiến hào, đồng thời phá hủy nhiên liệu, đạn dược và xe bọc thép ở khu vực lân cận.
Mặt khác, Ukraine cũng có thể dùng các đầu đạn đơn nhất để tấn công các mục tiêu như cầu cống, trụ sở chỉ huy và kiểm soát, kho tiếp tế hoặc boongke vì tên lửa loại này tạo ra một vụ nổ lớn thay vì phân tán bom, đạn con trên một khu vực rộng hơn.
Ông Rice nhận định: "Kết hợp như vậy sẽ khiến những bệ phóng HIMARS trở nên nguy hiểm hơn và gây thêm áp lực lên Nga ở tất cả các khu vực trong phạm vi 300 km tính từ tiền tuyến".
Cho dù Mỹ gửi loại nào thì sự xuất hiện của ATACMS có thể sẽ buộc Nga phải thay đổi chiến lược và chiến thuật. Các chuyên gia trước đây đánh giá rằng giới lãnh đạo quân sự Nga sẽ phải cân bằng giữa bảo vệ và di dời các tài sản dễ bị tổn thương nằm trong tầm bắn của tên lửa mà không thực sự làm giảm giá trị chiến đấu của các vũ khí này.
Ông Rice cho rằng khi Ukraine có nhiều ATACMS hơn thì nước này có thể buộc Nga phải đẩy các kho tiếp tế, các sở chỉ huy và kiểm soát cũng như trực thăng tấn công ra xa tiền tuyến hơn. Ông nói thêm rằng bằng cách này, Ukraine sẽ gây khó khăn cho Nga trong việc tiến hành chiến tranh chống lực lượng của Kiev.
Việc thông qua nguồn tài trợ bổ sung cho Ukraine trong tuần này diễn ra vào thời điểm quan trọng đối với lực lượng của Ukraine khi họ đang phải đối mặt với viễn cảnh ngày càng nghiệt ngã trên chiến trường do cạn đạn pháo và đạn phòng không.
Trước đó, theo đài RT, Mỹ đã bí mật gửi cho Ukraine một số lượng tên lửa ATACMS tầm xa vào tháng trước. Thông tin trên do nhiều tờ báo của Mỹ đưa tin ngày 24/4, dẫn lời một quan chức chính phủ Mỹ giấu tên.
ATACMS có tầm bắn lên tới 300 km, đã được đưa vào gói viện trợ quân sự trị giá 300 triệu USD và được Tổng thống Joe Biden phê duyệt vào ngày 12/3.
Phát biểu với điều kiện giấu tên, nguồn tin trên cho biết Ukraine đã sử dụng tên lửa này lần đầu tiên vào ngày 17/4, nhằm vào một sân bay của Nga cách tiền tuyến khoảng 165 km.
Sáng 17/4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết lực lượng nước này đã tấn công căn cứ không quân Dzhankoy của Nga ở Crimea. Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về tuyên bố này.
Tổng thống Zelensky từ lâu đã kêu gọi các nước gửi tên lửa tầm xa hơn. Lầu Năm Góc ban đầu phản đối nhưng đã thay đổi quyết định sau khi Nga sử dụng tên lửa đạn đạo được cho là do Triều Tiên cung cấp và bắt đầu tấn công cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Quan chức này nói: "Chúng tôi đã cảnh báo Nga về những điều đó. Họ đã nối lại các cuộc tấn công hạ tầng năng lượng".
Quan chức này cho biết, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nghe theo lời khuyên của Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, Ngoại trưởng Antony Blinken và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Charles Q Brown và gửi tên lửa tầm xa cho Ukraine.
ATACMS được mua từ Lockheed Martin thay vì lấy từ kho dự trữ của Lầu Năm Góc và được thanh toán bằng khoản tiết kiệm được từ một số hợp đồng quân sự đã được giao với giá thấp hơn giá thầu ban đầu.
Theo quan chức này, Tổng thống Biden đã chỉ thị cho các trợ lý đưa ATACMS vào gói hàng nhưng phải giữ bí mật để bảo vệ an ninh cho các hoạt động và đảm bảo yếu tố bất ngờ của Ukraine.
Ngày 24/4, Phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel xác nhận Washington đã chuyển giao cho Kiev các ATACMS tầm xa để sử dụng trong lãnh thổ Ukraine.
Ukraine lần đầu tiên nhận được tên lửa ATACMS tầm trung vào tháng 9 năm ngoái. Tuy nhiên, quân đội Nga nhanh chóng bắn hạ các tên lửa này, ngăn cản kế hoạch của Tổng thống Zelensky nhằm làm hư hỏng hoặc phá hủy Cầu Crimea.
Tổng thống Nga Vladimir Putin nói vào tháng 10/2023: "Đây lại là một sai lầm khác của Mỹ". Theo ông Putin, nếu Mỹ không gửi tên lửa này thì sau này họ có thể tuyên bố rằng họ đã ngăn ngừa những thương vong không cần thiết.
Theo ông Putin, khi Nga nâng cấp hệ thống phòng không để đánh chặn ATACMS, sự xuất hiện của tên lửa này sẽ không có tác động lớn đến hoạt động chiến đấu và sẽ chỉ ảnh hưởng tới Ukraine lâu hơn. Ông nói: "Đó là lý do tại sao đó là một sai lầm".
Ukraine tấn công hệ thống radar hạt nhân của Nga gây báo động ở phương Tây Các chuyên gia phương Tây cho rằng đây không phải là một ý tưởng hay, đặc biệt là trong thời điểm căng thẳng và điều tốt nhất cho tất cả mọi người là hệ thống cảnh báo tên lửa đạn đạo của Nga hoạt động tốt. Radar Voronezh cảnh báo hạt nhân tiên tiến của Nga. Ảnh: TASS Một cuộc tấn công bằng...