Nga tự tin, có lực lượng phòng không thuộc loại mạnh nhất thế giới
Thiếu tướng Andrei Demin, tư lệnh các binh chủng Phòng không và Phòng thủ tên lửa Nga vừa tuyên bố, phòng không Nga xứng đáng với danh hiệu là một trong những hệ thống xuất sắc nhất thế giới.
Thiếu tướng Andrei Demin, tư lệnh các binh chủng Phòng không và Phòng thủ tên lửa thuộc Lực lượng phòng thủ không gian- vũ trụ tuyên bố trước ngày lễ của binh chủng là phòng không Nga thuộc loại mạnh nhất thế giới.
Được biết, ngày lễ này không được quy định vào một ngày cụ thể mà nó được được tổ chức vào ngày chủ nhật thứ 2, của tháng 4 hàng năm. Trong năm 2014, lễ này rơi vào ngày 13- 4.
Lực lượng phòng không Nga có nhiệm vụ chính là bảo vệ an toàn cho khoảng 1.500 km không phận biên giới nhà nước Liên bang Nga và giám sát quy trình sử dụng không phận này đúng với các quy định an ninh quốc gia và chủ quyền lãnh thổ.
Lực lượng này thực hiện việc bảo vệ cho hơn 260 chủ thể quốc phòng, tương đương với hơn 30% đối tượng quốc phòng đã được xác định bởi sắc lệnh của Tổng thống cho tất cả các lực lượng vũ trang Liên bang Nga.
Hiện nay, tuy các hệ thống phòng không S-300 vẫn là thành phần cơ bản trong lực lượng nhưng trong tương lai, hệ thống phòng không S-400 sẽ đóng vai trò nòng cốt bảo vệ không phận nước Nga, trước khi lực lượng được trang bị đủ các hệ thống phòng không siêu hiện đại S-500.
S-400 là một hệ thống tên lửa phòng không thế hệ mới, được thiết kế để tiêu diệt tất cả các loại vũ khí tấn công đường không và vũ trụ hiện tại và trong tương lai. Hệ thống có thể sử dụng nhiều loại tên lửa, có khả năng tấn công hiệu quả các mục tiêu bay, tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình.
Video đang HOT
Các loại tên lửa của S-400 có thể tấn công các mục tiêu ở khoảng cách tối đa lên đến 400km ở độ cao 40.000-50.000m. Theo biên chế, mỗi trung đoàn tên lửa phòng không gồm 2 tiểu đoàn tên lửa S-400, trong đó, mỗi tiểu đoàn có 8 bệ phóng, mỗi trung đoàn có 16 hệ thống phóng.
Tính đến năm 2014, trong biên chế lực lượng phòng không Nga được trang bị 7 trung đoàn phòng không S-400, trong đó có tới 3 trung đoàn đảm trách nhiệm vụ bảo vệ không phận của thủ đô Moscow.
Trong những năm tới, Bộ quốc phòng Nga có kế hoạch đưa những hệ thống mới nhất là S-350E “Vityaz” và S-500 vào biên chế của lực lượng, xây dựng lưới phòng không cực mạnh nhiều tầng, lớp với đủ các hệ thống S-300, S-400, S-500, Vityaz…
Theo ANTD
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ: Trung Quốc rất nguy hiểm
Chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã gọi việc Trung Quốc tăng cường bành trướng sức mạnh quân sự trong khu vực là "hung hăng" và cho rằng cách hành xử của Bắc Kinh là "rất nguy hiểm", tờ Sydney Morning Herald (Úc) đưa tin ngày 10.4.
Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ Harry Harris - Ảnh: Hải quân Mỹ
Trong một bài diễn văn tại Đài Tưởng niệm Chiến tranh Úc ở Canberra vào hôm 9.4, ông Harry Harris còn cảnh báo rằng các hành động của Trung Quốc đang tạo ra một "liều thuốc ma quỷ" dẫn đến xung đột trên biển.
Thời điểm vị đô đốc Mỹ đưa ra bình luận nói trên trùng với thời điểm Thủ tướng Úc Tony Abbott đang đi thăm Trung Quốc, Sydney Morning Herald cho hay.
"Mới đây, Trung Quốc đã tuyên bố thiết lập vùng nhận dạng phòng không bao trùm phần lớn biển Hoa Đông", Đô đốc Harris phát biểu trước sự chứng kiến của các tướng lĩnh chỉ huy quân đội Úc.
Các tuyên bố khẳng định chủ quyền biển đảo của họ không dựa trên bất kỳ luật lệ quốc tế nào, chẳng hạn như cái gọi là đường lưỡi bò
Đô đốc Harry Harris, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương (Mỹ)
Vào tháng 11.2013, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố thành lập vùng nhận dạng phòng không mới tại biển Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nơi đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh và Tokyo.
Trung Quốc còn quy định máy bay đi ngang vùng phòng không này phải khai báo trước với chính quyền nước này, đồng thời đe dọa sẽ có biện pháp trừng phạt cho máy bay không tuân thủ.
"Cách mà Trung Quốc làm chuyện này rất nguy hiểm - đơn phương và không hề thảo luận trước với các nước khác, đồng thời vùng phòng không của Trung Quốc cũng bao trùm luôn cả các vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền", ông này nói.
Trong thời điểm đang có căng thẳng, việc các nước cùng bạn bạc và hợp tác với nhau để giải quyết bất đồng là rất quan trọng, đặc biệt là khi các bên đưa ra những hành động mập mờ, ông Harris cho hay.
"Sự bành trướng hung hăng, sự thiếu minh bạch và hành động tăng cường đưa ra các tuyên bố chủ quyền trong khu vực của Trung Quốc khiến tôi lo ngại", đô đốc hải quân Mỹ cho biết.
Ngoài ra, Đô đốc Harris còn cáo buộc Trung Quốc đã ăn hiếp các nước láng giềng thông qua chiến thuật tạo căng thẳng, dẫn đến nguy cơ bùng nổ xung đột trong khu vực.
"Các tuyên bố khẳng định chủ quyền biển đảo của họ không dựa trên bất kỳ luật lệ quốc tế nào, chẳng hạn như cái gọi là đường lưỡi bò", người đứng đầu Hạm đội Thái Bình Dương của Hải quân Mỹ nói.
"Các nước láng giềng của Trung Quốc cũng đang lo lắng. Hiện đang tình hình trong khu vực đang gia tăng bất ổn và căng thẳng. Một liều thuốc ma quỷ có thể gây ra sự cố dẫn đến xung đột", theo ông Harris.
Đô đốc Mỹ cũng nói thêm rằng tình hình nói trên khiến Mỹ cần phải tiếp tục hiện diện ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
Ngoài ra, ông Harris cũng thúc giục Úc nên đầu tư vào hạm đội tàu ngầm để tránh bị tụt hậu.
"Úc thực sự có thể lựa chọn có nên trở thành một cường quốc về hàng hải hay không. Loại tàu ngầm, số lượng đặt mua và thậm chí là chọn nơi nào để xây dựng chúng là những bài toán chiến lược cần phải giải đáp", Đô đốc Harris nói.
Theo TNO
Mỹ điều thêm 2 tàu Aegis giúp Nhật đối phó Triều Tiên Ngày 6-4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết Mỹ có kế hoạch sẽ triển khai thêm 2 chiếc tàu phòng thủ tên lửa lớp Aegis tới Nhật Bản nhằm đối phó với mối đe dọa từ Triều Tiên. Phát biểu tại một cuộc họp báo chung tại Tokyo sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Nhật Bản Itsunori Onodera,...