Nga, Trung Quốc tố Mỹ xúi giục chiến tranh ở Đông Á
Bộ Ngoại giao Nga hôm qua lên tiếng tố cáo Mỹ triển khai các hệ thống tên lửa THAAD ở Hàn Quốc. Moskva coi đây là hành động đe dọa hòa bình cho khu vực Đông Á, vốn đang chịu rủi ro xung đột cao.
Tên lửa THAAD được phóng đi từ một bệ phóng di động tại Căn cứ tên lửa Thái Bình Dương trên đảo Kauai, Hawaii.
Ngày 23/3, David Stilwell, Phó Giám đốc Phòng quân châu Á của Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo Lầu Năm Góc đang xem xét việc triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) tới Hàn Quốc. Mỹ cho rằng việc làm này như một biện pháp răn đe hành động khiêu khích quân sự của Triều Tiên. Phát biểu với báo chí, ông David Stilwell cho hay tên lửa của Triều Tiên đã tạo ra cái gọi là “nhu cầu phòng thủ tên lửa” và hệ thống THAAD của Mỹ có thể cung cấp “sự bảo vệ an ninh tốt hơn”, nhất là cho Hàn Quốc.
Ngay lập tức, Nga đã lên tiếng phản đối. Trong một bản thông cáo ngày 24/3, Bộ Ngoại giao Nga cho hay khả năng công phá của hệ thống vũ khí mà Mỹ bố trí trên toàn cầu đe dọa an ninh quốc tế và do vậy làm cho Nga lo ngại. Bản tuyên bố của Nga nhấn mạnh đến tình hình căng thẳng tại bán đảo Triều Tiên và nguy cơ chạy đua vũ trang tại Bắc Á mà theo Moskva sẽ nguy hiểm hơn một khi hệ thống lá chắn THAAD được bố trí tại Hàn Quốc. Theo Bộ Ngoại giao Nga, sự xuất hiện của thêm một “kẻ quấy nhiễu” làm phức tạp việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
Trung Quốc cũng vào cuộc. Triển khai THAAD có nguy cơ hủy hoại quan hệ song phương giữa Trung Quốc-Hàn Quốc và chính quyền Tổng hống Park nên bác bỏ hệ thống này vì lợi ích “hòa bình và ổn định cho toàn khu vực”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi cảnh báo. Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc Lưu Kiến Siêu cũng đã bày tỏ quan tâm về diễn tiến này khi ông đến thăm Hàn Quốc hồi tuần trước.
Seoul đã lên tiếng phản bác. Tuy không nêu đích danh Trung Quốc, Bộ Quốc Phòng Hàn Quốc nói rằng “một nước láng giềng” không nên tìm cách “gây ảnh hưởng” lên các chính sách an ninh của Hàn Quốc.
Video đang HOT
Mỹ đang cố gắng làm giảm tầm quan trọng của vụ tranh cãi này. Trong cuộc họp báo hôm qua, ông Stilwell cho hay vấn đề hạt nhân Triều Tiên là một đề tài mà Mỹ và Trung Quốc thường xuyên thảo luận với nhau rất cặn kẽ. Vị này nói “Đương nhiên, đây là một vấn đề quan trọng vì cả hai nước đều sẽ bị khốn đốn nếu xảy ra một tai nạn hạt nhân hay trong trường hợp quyền kiểm soát những khả năng hạt nhân đó bị mất đi”.
Hiện các giới chức Mỹ và Hàn Quốc vẫn chưa có quyết định về việc bố trí hệ thống này. Tại cuộc họp báo hôm qua, Kim Min Seok, phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Hàn Quốc, nói “Chúng tôi chưa quyết định về việc các lực lương Mỹ bố trí hệ thống THAAD ở Hàn Quốc. Chúng tôi cũng chưa nhận được yêu cầu tham khảo ý kiến từ phía Mỹ”.
Hệ thống THAAD (Termial High-Attitude Area Defense), với radar có khả năng truy tìm những vật thể trong khoảng cách 200 km, được thiết kế để nghênh cản các loại tên lửa đạn đạo bay cao.
Theo Năng Lượng Mới
Hệ thống THAAD áp sát: Trung Quốc không tin lời Mỹ
Những nghi ngại của Trung Quốc về hệ thống THAAD tại Hàn Quốc đã bị Mỹ bác bỏ, tuy nhiên câu trả lời của Mỹ vẫn không khiến Bắc Kinh yên lòng.
Ngày 17/3, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đã gạt bỏ quan ngại của Bắc Kinh về việc Mỹ triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc và cho rằng chương trình hạt nhân của Triều Tiên đang tạo ra một "mối đe dọa đáng kể" mới là mục đích của kế hoạch này.
Trả lời trước truyền thông, ông Russel cho biết: "Tôi lấy làm lạ là tại sao một nước thứ 3 lại phản ứng mạnh mẽ như vậy về một hệ thống an ninh thậm chí còn chưa được triển khai và vẫn còn trên lý thuyết".
Hệ thống đánh chặn THAAD.
Tuyên bố của ông Russel khi đang ở thăm Seoul vẫn chưa thể khiến Trung Quốc tin tưởng bởi theo phân tích của Trung Quốc, chính Bắc Kinh chứ không phải một nước nào khác là mục đích của kế hoạch này.
Tuyên bố trên được Đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc - Khâu Quốc Hồng đưa ra hồi cuối năm 2014 khi ông phản đối về kế hoạch này của Mỹ và Hàn Quốc.
Theo vị đại sứ này: &'Việc làm này có thể làm tổn hại nghiêm trọng quan hệ giữa Bắc Kinh và Seoul'.
Thông điệp này được ông Khâu Quốc Hồng phát biểu trong hội nghị bàn tròn khách mời đặc biệt Uỷ ban phát triển quan hệ hai miền Triều Tiên của quốc hội Hàn Quốc, vị đại sứ này cho rằng, phạm vi ứng dụng của hệ thống THAAD là khoảng 2000 km, phạm vi này đã vượt quá mọi cự ly cần thiết để phòng vệ Triều Tiên, khiến cho nó trở thành thứ vũ khí không phải nhằm vào Bắc Hàn, mà nhằm vào Bắc Kinh.
Vị đại sứ này dẫn chứng thêm "nhìn từ góc độ chiến thuật, nếu như Bình Nhưỡng muốn tấn công Seoul, khả năng lớn nhất là họ sẽ sử dụng tên lửa tầm gần, chứ không phải sử dụng tên lửa tầm xa bởi khoảng cách quá gần giữa hai miền Triều Tiên, do đó sử dụng hệ thống THAAD vào việc phòng vệ hạt nhân hoặc tên lửa của Triều Tiên cơ bản không hiệu quả".
Chính vì thế, đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc cho rằng, việc bố trí THAAD không chỉ nguy hại đến an ninh của đất nước ông, mà còn ảnh hưởng không tốt đối với quan hệ giữa Seoul và Bắc Kinh ở mức độ rất lớn.
Dẫn chứng của ông Khâu Quốc Hồng hoàn toàn trùng khớp với phân tích với của chuyên gia quân sự Trung Quốc Đỗ Văn Long. Theo ông Long, hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD của Mỹ được thiết kế và sản xuất với công năng để bắn hạ các loại tên lửa tầm xa có thể vươn tới Mỹ.
Theo ông Long, do khoảng cách quá gần giữa Hàn Quốc - Triều Tiên, và nếu trong trường hợp xảy ra một cuộc sung đột vũ trang giữa hai miền, gần như chắc chắn Bình Nhưỡng sẽ sử dụng loại tên lửa đất đối đất tầm ngắn KN-02 cực nguy hiểm của mình.
Ông Đỗ Văn Long nhấn mạnh, loại tên lửa đối đất tầm ngắn KN-02 của Triều Tiên có tầm phóng trên 150km, vì vậy quỹ đạo phóng của nó rất thấp.
Chính loại tên lửa này chứ không phải các loại tên lửa có tầm bắn xa hơn, đã trở thành sự uy hiếp khủng khiếp đối với thủ đô Seoul của Hàn Quốc, chỉ cách vĩ tuyến 38 (ranh giới 2 nước) khoảng trên dưới 50km.
Vì vậy, tuyên bố của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel về kế hoạch triển khai hệ thống đánh chặn THAAD tại Triều Tiên không thể khiến Trung Quốc yên lòng.
Theo Đất Việt
Tường tận chạy đua xe tăng tại châu Á TBD Trong khi việc sắm xe tăng ở châu Âu bị chững lại thì các nước tại châu Á - Thái Bình Dương vẫn nỗ lực sắm sửa, nâng cấp xe tăng. Trong khi việc sắm xe tăng ở châu Âu bị chững lại thì các nước tại châu Á - Thái Bình Dương vẫn nỗ lực sắm sửa, nâng cấp xe tăng. Để...