Nga, Trung Quốc tái khẳng định giá trị đặc biệt của quan hệ song phương
Ngày 3/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Astana, Kazakhstan.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc gặp ở Bắc Kinh ngày 16/5/2024. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc gặp, ông Tập Cận Bình kêu gọi hai nước tiếp tục bảo tồn giá trị đặc biệt trong quan hệ Trung – Nga, cùng khám phá động lực nội tại của hợp tác song phương. Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng cho rằng trước tình hình thế giới nhiều biến động, hai nước cần tiếp tục duy trì tình hữu nghị lâu dài và nỗ lực bảo vệ các chuẩn mực cơ bản đang điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế. Bên cạnh đó, đánh giá Hội nghị thượng đỉnh Astana là sự kiện quan trọng nhất trong năm của SCO, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bày tỏ sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán toàn diện với Tổng thống Nga Vladimir Putin và các lãnh đạo khác của các nước thành viên SCO về các biện pháp củng cố tổ chức và tăng cường hợp tác trong nhiều lĩnh vực.
Về phần mình, Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá quan hệ Nga – Trung được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Ông Putin cũng nhắc lại chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc hồi tháng 5, đồng thời cảm ơn sự tiếp đón nồng nhiệt của phía Trung Quốc. Chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc của Tổng thống Nga diễn ra từ ngày 16-17/5. Bên cạnh đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin hài lòng với sự tăng trưởng thương mại giữa Nga và Trung Quốc, cho rằng động lực tích cực đã được ghi nhận trong kim ngạch thương mại trong nửa đầu năm nay. Những nỗ lực chung hiện nhằm mục đích thực hiện nhất quán kế hoạch phát triển các lĩnh vực quan trọng của hợp tác kinh tế Trung – Nga đến năm 2030 đã được hai bên nhất trí trong chuyến thăm Moskva của ông Tập Cận Bình hồi tháng 3/2023.
Video đang HOT
Tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc
Chiều 27/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 15 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tổ chức tại Đại Liên (Hội nghị WEF Đại Liên 2024) và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 24 - 27/6.
Chuyến thăm đã nhận được sự quan tâm và đánh giá tích cực của các chuyên gia, học giả Trung Quốc.
Giáo sư Hứa Lợi Bình - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh. Ảnh: Thành Dương/Pv TTXVN tại Trung Quốc
Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh liên quan đến chuyến làm việc tại Trung Quốc của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Giáo sư Hứa Lợi Bình - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện nghiên cứu chiến lược toàn cầu và châu Á - Thái Bình Dương (CASS), Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho rằng, việc trao đổi các chuyến thăm cấp cao, đặc biệt là trong việc phát triển quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam, đóng vai trò định hướng và dẫn dắt. Điều cốt lõi là việc trao đổi các chuyến thăm cấp cao sẽ nâng cao sự tin cậy lẫn nhau trong chiến lược của cả hai bên.
Thông qua sự tin tưởng lẫn nhau mang tính chiến lược này, hai nước có thể thúc đẩy hơn nữa hợp tác giữa Trung Quốc và Việt Nam trong các lĩnh vực như kinh tế, giao lưu nhân dân và an ninh. Vì vậy, đây là một đặc điểm rất quan trọng trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Giáo sư Hứa Lợi Bình nhấn mạnh, thông qua trao đổi các chuyến thăm cấp cao, ngoài việc trao đổi các chuyến thăm của các quan chức chính phủ, còn có trao đổi đoàn kênh Đảng.
Việc tăng cường sự tin cậy chính trị lẫn nhau giữa Trung Quốc và Việt Nam thông qua trao đổi về kênh đảng và quản lý nhà nước là rất quan trọng. Đặc biệt, trong chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam năm ngoái, các nhà lãnh đạo cấp cao hai bên đã đạt được sự đồng thuận về việc xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai có ý nghĩa chiến lược giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Giáo sư Hứa Lợi Bình tin rằng, thông qua trao đổi cấp cao, hai bên đặt mục tiêu thúc đẩy mối quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam lên một mức độ sâu sắc hơn và thực sự mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước.
Đánh giá về việc lãnh đạo hai nước trong các cuộc gặp đều nhấn mạnh sự cần thiết phải thúc đẩy hợp tác kinh tế, trong đó có việc xây dựng các khu kinh tế xuyên biên giới và tăng cường kết nối hạ tầng giao thông, Giáo sư Lưu Anh - Viện nghiên cứu tài chính Trùng Dương, Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho biết tăng cường xây dựng Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Trung Quốc - Việt Nam là ưu tiên hàng đầu. Việc tăng cường xây dựng Khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới Trung - Việt sẽ giúp hai nước tăng cường đầu tư vào khu vực hợp tác kinh tế; đồng thời nâng cao vai trò và vị thế của hai nước trong việc phát triển ổn định trong chuỗi cung ứng và chuỗi công nghiệp toàn cầu.
Giáo sư Lưu Anh đồng thời cũng cho rằng, Trung Quốc và Việt Nam cần tăng cường hợp tác kết nối giữa "Vành đai và Con đường" và "Hai hành lang, một vành đai", bao gồm việc xây dựng và kết nối cơ sở hạ tầng giao thông như đường bộ, đường sắt, cảng biển..., trong đó có việc nâng cao hiệu quả thông quan, để hàng hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam đến thị trường của nhau nhanh chóng hơn. Với tư cách là thành viên Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), hiệu quả thông quan hàng hóa tăng lên rất nhiều, điều này có lợi cho hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư Trung Quốc-Việt Nam và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, Việt Nam và thế giới.
Về những giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung trong thời gian tới, Giáo sư Hứa Lợi Bình cho rằng, trong thời gian tới hai nước cần thông qua ngoại giao nguyên thủ để dẫn dắt sự phát triển quan hệ Trung Quốc - Việt Nam. Thứ hai là tăng cường hơn nữa nền tảng lợi ích giữa Trung Quốc và Việt Nam thông qua hợp tác thực tế. Thứ ba là giải quyết hiệu quả những khác biệt giữa hai bên. Cuối cùng là tăng cường giao lưu nhân dân. Hai bên cần tăng giao lưu, trao đổi trong các lĩnh vực như thanh niên, giáo dục, y tế, truyền thông, đến tăng cường giao lưu hợp tác giữa các địa phương...
Về phần mình, Giáo sư Lưu Anh cho rằng, hai bên cần tăng cường hợp tác quy hoạch chiến lược; tăng cường hợp tác kinh tế số; tăng cường hợp tác kinh tế xanh; tăng cường hợp tác chuỗi công nghiệp và chuỗi cung ứng; tăng cường hợp tác tài chính, tiền tệ; tăng cường hợp tác kinh tế và thương mại địa phương; tăng cường hợp tác giáo dục và văn hóa..., qua đó nâng cao trình độ phát triển chất lượng cao của hai nước và xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam và Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược.
Thủ tướng Trung Quốc thăm chính thức Australia Ngày 15/6, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đã tới Adelaide, bắt đầu chuyến thăm chính thức kéo dài 4 ngày đến Australia. Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường tới Adelaide ngày 15/6/2024, bắt đầu chuyến thăm chính thức Australia. Ảnh: THX/TTXVN Trong khuôn khổ chuyến thăm, dự kiến Thủ tướng Lý Cường và người đồng cấp Australia Anthony Albanese sẽ đồng chủ...