Nga-Trung Quốc-EU tiếp tục tham vấn nhằm cứu vãn JCPOA
Theo đại diện thường trực của Nga tại EU Vladimir Chizhov, các cuộc tham vấn giữa Nga, Trung Quốc và một vài nước EU về việc cứu vãn JCPOA.
Đại sứ Nga tại Liên minh châu Âu Vladimir Chizhov. (Nguồn: sputniknews)
Sputniknews đưa tin, Đại diện thường trực của Nga tại Liên minh châu Âu (EU) Vladimir Chizhov, ngày 23/12 cho biết các cuộc tham vấn giữa Nga, Trung Quốc và một vài nước EU về việc cứu vãn Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung ( JCPOA), hay còn gọi là thỏa thuận hạt nhân Iran, sẽ tiếp tục.
Ông Chizhov nêu rõ: “Như tôi biết, các cuộc tham vấn giữa Nga, Trung Quốc và 3 nước châu Âu-Anh, Đức và Pháp – sẽ tiếp tục.
Mục tiêu của các cuộc hội đàm có thể là cứu vãn JCPOA.”
Video đang HOT
Mới đây, Thứ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi cho rằng thỏa thuận hạt nhân mà Tehran và các cường quốc thế giới ký năm 2015 đang ở trong tình trạng giống như “bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt.”
Theo ông Araqchi, châu Âu cần phải nỗ lực hết sức để cứu vãn thỏa thuận hạt nhân lịch sử, còn được gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA).
Theo Thứ trưởng Araqchi, Tehran đã “chi trả những phí tổn” cần thiết theo thỏa thuận này và giờ là lúc các bên còn lại có hành động tương tự.
Thứ trưởng Ngoại giao Iran nêu rõ: “Chúng tôi đã chấp nhận hạn chế chương trình hạt nhân của mình, nhưng lại đã trở thành mục tiêu của chiến dịch gây sức ép tối đa từ Mỹ.
Trong những tình huống như vậy, các đối tác khác thuộc JCPOA cần hướng tới những cách tiếp cận thực tế để giúp Iran thoát khỏi các lệnh trừng phạt”.
Theo vietnamplus.vn
Các nước châu Âu quyết tâm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran
Ngoại trưởng Anh, Pháp và Đức đã cùng Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của EU thảo luận về thỏa thuận mang tên Kế hoạch JCPOA bên lề một cuộc họp của EU tại Phần Lan.
Châu Âu quyết tâm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran. (Nguồn: dw.com)
Các nước châu Âu sẽ đẩy mạnh những nỗ lực ngoại giao nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân hạt nhân ký giữa Tehran và Nhóm P5 1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nga và Đức) sau khi Washington rút khỏi.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngày 30/8 đã đưa ra lời cam kết này sau các cuộc thảo luận với những người đồng cấp Anh và Pháp.
Ngoại trưởng Anh, Pháp và Đức đã cùng Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Federica Mogherini thảo luận về thỏa thuận mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) bên lề một cuộc họp của EU tại Helsinki, Phần Lan.
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp, Ngoại trưởng Maas cho biết 3 nước đều mong muốn phát huy động lực đã đạt được tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra cuối tuần qua tại Biarritz của Pháp, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thể hiện sự sẵn sàng đối thoại với Iran.
Ông nhấn mạnh: "Ưu tiên của chúng tôi là mở toang cánh cửa đối thoại giữa Mỹ và Iran. Đặc biệt sau hội nghị G7 tại Biarritz, chúng tôi đều cùng chung quan điểm rằng động lực có lẽ vẫn còn tồn tại, (do đó) phải tận dụng ngay tinh thần sẵn sàng đối thoại của hai bên."
Trước đó, Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và đối ngoại của EU Mogherini đã khẳng định EU ủng hộ các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Iran, nhưng chỉ khi JCPOA được duy trì. Bà nhấn mạnh JCPOA nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Iran là một thỏa thuận đa quốc gia, và được quy định trong một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và "những gì đang tồn tại cần được bảo vệ."
Trong tuần này, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho rằng có "một cơ hội thật sự tốt" khi ông có thể sớm gặp Tổng thống Iran Hassan Rouhani để thảo luận về căng thẳng leo thang, mặc dù nhà lãnh đạo Tehran muốn Washington dỡ bỏ trừng phạt trước khi nhất trí với cuộc hội đàm như vậy.
Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif khẳng định Mỹ phải tôn trọng thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 và ngừng thực hiện chính sách "khủng bố kinh tế" chống lại người dân Iran nếu muốn đàm phán với Tehran.
Căng thẳng Mỹ- Iran tái bùng phát kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi JCPOA vì cho rằng thỏa thuận chưa chặt chẽ. Từ đó, Mỹ từng bước tái áp đặt và gia tăng các biện pháp trừng phạt, đặc biệt nhằm vào mạng lưới tài chính và ngành kinh tế chủ lực của Iran là xuất khẩu dầu mỏ, nhằm gây áp lực buộc Tehran quay trở lại bàn đàm phán.
Một năm sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân, Iran cũng tuyên bố điều chỉnh phạm vi tuân thủ các cam kết nêu trong thỏa thuận hạt nhân./.
Theo Phương Oanh (TTXVN/Vietnam )
TT Zelensky đưa ra hy vọng trong mối quan hệ với TT Putin Sau khi tuyên bố kết quả thăm dò ý kiến đầu tiên của cuộc bầu cử quốc hội ở Ukraine, TT Zelensky đã bày tỏ hy vọng có một cuộc hội đàm với TT Nga Putin - hãng tin Deutsche Welle cho biết. TT Ukraine Zelensky và TT Nga Putin (phải) "Trong suốt cuộc điện đàm với TT Nga Vladimir Putin, dường như...