Nga, Trung Quốc cạnh tranh thương mại ở Kyrgyzstan
Nga, từng là cường quốc kinh tế thống trị ở Trung Á, giờ đây đang tụt hậu so với Trung Quốc trong thương mại song phương với Kyrgyzstan.
Tổng thống Kyrgyzstan Sadyr Japarov (phải) trong cuộc gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại thủ đô Bishkek, ngày 12/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Dữ liệu thương mại năm 2024 cho thấy Kyrgyzstan phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc, thậm chí còn có khác biệt lớn về số liệu do các cơ quan chính thức của Trung Quốc và Kyrgyzstan công bố.
Những nỗ lực của Kyrgyzstan nhằm giải quyết tình trạng mất cân bằng thương mại, chẳng hạn như xuất khẩu anh đào sang Trung Quốc, khó có thể tạo ra tác động đáng kể.
Theo số liệu do Tổng cục Hải quan Trung Quốc tổng hợp, kim ngạch thương mại song phương trong quý đầu tiên của năm 2024 đạt tổng cộng 4,815 tỷ USD. Mất cân bằng thương mại giữa hai nước đã rõ rệt: theo Bắc Kinh, xuất khẩu của Trung Quốc sang Kyrgyzstan đạt tổng cộng 4,163 tỷ USD, trong khi chỉ có 22 triệu USD hàng hóa và dịch vụ của Kyrgyzstan được vận chuyển đến Trung Quốc trong kỳ báo cáo.
Dữ liệu quý đầu tiên của Kyrgyzstan đưa ra một bức tranh thương mại tổng thể hoàn toàn khác. Ngày 13/5, Ủy ban Thống kê Quốc gia Kyrgyzstan báo cáo tổng kim ngạch thương mại của nước này với thế giới bên ngoài lên tới 3,7 tỷ USD.
Video đang HOT
Nhưng số liệu thống kê của Kyrgyzstan đã xác nhận tình trạng mất cân bằng lớn trong thương mại song phương có lợi cho Bắc Kinh: trong khi kim ngạch quý 1 với Trung Quốc đạt 1,63 tỷ USD thì xuất khẩu của Kyrgyzstan chỉ ở mức ít ỏi 18,8 triệu USD.
Kyrgyzstan có rất ít phương tiện để giải quyết tình trạng mất cân bằng thương mại. Hãng tin K-News đưa tin vào giữa tháng 5 rằng Bộ Nông nghiệp Kyrgyzstan đã đồng ý vận chuyển 10.000 tấn quả anh đào sang Trung Quốc trong năm nay. Nhưng giá trị của những mặt hàng xuất khẩu đó sẽ khó có thể làm giảm thâm hụt thương mại của Kyrgyzstan với Bắc Kinh.
Nga, cường quốc kinh tế trước đây thống trị ở Trung Á, giờ đây đã tụt hậu rất xa so với Trung Quốc trong thương mại song phương với Kyrgyzstan. Theo dữ liệu chính thức của Kyrgyzstan, khối lượng thương mại song phương với Nga trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 đạt 611,5 triệu USD.
Nhìn rộng hơn, kim ngạch quý 1 của Kyrgyzstan với Liên minh kinh tế Á-Âu (EAEU), bao gồm thương mại với Nga, Kazakhstan, Armenia và Belarus, đạt 868,4 triệu USD, chỉ bằng hơn 50% tổng kim ngạch của Trung Quốc trong cùng kỳ.
Kazakhstan, Uzbekistan tăng cường hợp tác năng lượng với Nga
Nhiều yếu tố đã làm thay đổi quan điểm của Uzbekistan và Kazakhstan trong hợp tác với Nga về khí đốt.
(Từ trái sang) Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Uzbekistan Shavkat Mirziyoyev tại cuộc gặp ở Moskva ngày 7/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nhận định của chuyên gia Cosimo Antonio Strusi thuộc Viện Phân tích Quan hệ Quốc tế (IARI), việc hợp nhất liên minh ba bên với Kazakhstan và Uzbekistan cho phép Nga tìm ra một lối thoát mới để xuất khẩu khí đốt tự nhiên, sau khi Moskva ngày càng rời xa thị trường châu Âu. Ở cấp độ địa chính trị, thỏa thuận này sẽ cho phép Nga khai thác vị thế là nhà cung cấp năng lượng để tăng cường ảnh hưởng ở Trung Á.
Cụ thể, cuối tháng 2 vừa qua, hãng thông tấn Gazeta.uz (Uzbekistan) đưa tin Chính phủ Uzbekistan dự định phân bổ 500 triệu đô la Mỹ để hiện đại hóa cơ sở hạ tầng năng lượng nhằm tăng hiệu quả. Khoản đầu tư này sẽ tạo điều kiện thuận lợi và tăng cường nhập khẩu khí đốt của Nga vào quốc gia Trung Á này, từ 9 tỷ mét khối như thỏa thuận ban đầu với Gazprom, lên 32 tỷ mét khối mỗi ngày.
Các bên đã đạt thỏa thuận chính thức hóa việc Nga gia nhập thị trường năng lượng Trung Á vào tháng 6/2023, nhân dịp Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg với sự tham gia của Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng người đồng cấp Uzbekistan là Shavkat Mirziyoyev và người đồng cấp Kazakhstan là Kassym-Jomart Tokayyev.
Thỏa thuận đã thiết lập liên minh khí đốt ba bên giữa Nga, Kazakhstan và Uzbekistan. Đây là một dự án do Điện Kremlin đề xuất nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nguồn năng lượng này trong không gian hậu Xô Viết. Nga bắt đầu cung cấp khí đốt cho hai nước trên chính thức từ ngày 7/10/2023.
Nguồn gốc thỏa thuận và tác động địa chính trị
Ý tưởng thành lập liên minh khí đốt trên nảy sinh trong cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và ông Tokayev vào tháng 11/2022, với khả năng có sự tham gia của nước láng giềng Uzbekistan. Tuy nhiên, trong những tuần tiếp theo, chính phủ hai nước Trung Á tỏ ra không quan tâm nhiều đối với dự án, có lẽ do lo ngại bị trừng phạt từ phương Tây trong thời điểm nhạy cảm liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
Sau đó, cả hai nước dần dần từ bỏ thái độ thờ ơ ban đầu, chấp nhận đề xuất của Nga và tham gia vào các cuộc đàm phán và ký kết thỏa thuận lịch sử.
Có rất nhiều lý do khiến cả Uzbekistan và Kazakhstan từ bỏ quan điểm ban đầu, bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng ảnh hưởng đến toàn bộ Trung Á trong khoảng thời gian từ năm 2022 đến năm 2023. Bất chấp nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, cả Kazakhstan và Uzbekistan cũng như những nước khác trong khu vực đã phải đối mặt với tình trạng mất điện và thiếu khí đốt liên tục trong những tháng mùa đông.
Nguyên nhân của tình trạng thiếu năng lượng có thể khác nhau, nhưng trong số các yếu tố quan trọng nhất, nhu cầu nội địa tăng lên và cơ sở hạ tầng yếu kém đã đóng một vai trò quan trọng. Hơn nữa, ở Uzbekistan, cuộc khủng hoảng càng trở nên trầm trọng hơn do lựa chọn của chính phủ loại bỏ một phần khí đốt sản xuất trong nước khỏi tiêu dùng trong nước, với mục đích phân bổ cho thị trường nước ngoài, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. Chỉ trong giai đoạn gay gắt nhất của cuộc khủng hoảng mùa đông, Tashkent mới quyết định đình chỉ xuất khẩu sang Trung Quốc, trước sự phản ứng của người dân.
Thứ hai là thực tế không có đối tác và giải pháp thay thế khí đốt Nga nào mà đủ khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng của khu vực.
Việc thành lập liên minh khí đốt ba bên sẽ cho phép Nga vượt qua, ít nhất một phần, những khó khăn kinh tế mà nước này phải đối mặt sau khi quan hệ với châu Âu ngày càng xấu đi.
Trong ngắn hạn, nguồn cung khí đốt từ Moskva chắc chắn cũng sẽ hữu ích cho Uzbekistan và Kazakhstan, giúp tránh được một cuộc khủng hoảng năng lượng mùa đông mới, cũng như được hưởng lợi từ các khoản đầu tư do Nga thúc đẩy để tăng cường cơ sở hạ tầng địa phương. Đồng thời, nguồn cung cấp năng lượng của Nga có thể cho phép các nước Trung Á này khởi động lại xuất khẩu sang Trung Quốc, từ đó sẽ có thể hưởng lợi từ việc mua khí đốt với mức giá phải chăng để đáp ứng nhu cầu của mình.
Trong trung và dài hạn, thỏa thuận này dường như củng cố vai trò của Nga trong các động lực địa chính trị ở Trung Á, tái khẳng định vị thế của Moskva với tư cách là đối tác kinh tế, đồng thời là nhà bảo đảm an ninh năng lượng trong khu vực.
WSJ: Chip Mỹ chảy từ Trung Quốc tới Nga qua Trung Á Các tuyến thương mại xuyên khu vực ngày càng quan trọng đối với Nga nhằm đối phó với các lệnh trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine. Xuất khẩu hàng hóa lưỡng dụng của Trung Quốc sang Kazakhstan đã tăng mạnh kể từ khi xung đột ở Ukraine. Ảnh: WSJ Nga đang tăng cường nhập khẩu hàng...