Nga, Trung Quốc bắt tay xây dựng cảng công suất lớn
Nga và Trung Quốc sẽ xây dựng một trong những cảng lớn nhất tại Đông Bắc Á bên bờ Biển Nhật Bản của Nga, trong một dấu hiệu nữa cho thấy sự liên minh ngày càng gia tăng giữa 2 nền kinh tế lớn.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin (giữa) tham gia khởi công xây dựng đường ống khí đốt Nga-Trung hôm 1/9.
Cảng mới sẽ được đạt tại vùng Viễn Đông của Nga, cách biên giới Trung Quốc chỉ 18 km. Khu vực cũng gần Triều Tiên.
Tờ Nhân dân Nhật báo của Trung Quốc tối ngày 10/9 đưa tin, cảng biển dự kiến sẽ tiếp nhận khoảng 60 triệu tấn hàng hóa mỗi năm, tương đương với cảng bận rộn nhất tại Anh, Immingham, hay Le Havre tại Pháp.
Các lãnh đạo Nga và Trung Quốc đã ký một thỏa thuận về cảng biển tại Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ tư về phối hợp hành động và các biện pháp củng cố lòng tin ở châu Á (CICA) tại Thượng Hải hồi tháng 5, nguồn tin trên cho hay.
Động thái trên cho thấy bước đi mới nhất của Bắc Kinh và Mátxcơva nhằm thúc đẩy các mối quan hệ năng lượng và cơ sở hạ tầng.
Trung Quốc, quốc gia “đói” năng lượng, đang tìm cách đa dạng hóa các nguồn năng lượng trong bối cảnh tiêu thụ nội địa gia tăng, trong khi Nga – vốn đang bất đồng với phương Tây do vụ sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine – đang tìm cách chuyển hướng xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt sang châu Á.
Video đang HOT
Hồi tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin và phó Thủ tướng Tarung Quốc Trương Cao Lệ đã tham dự lễ khởi công một đường ống khí đốt, cho phép Nga cung cấp khí đốt cho Trung Quốc trong một thỏa thuận năng lượng lớn.
Sau một thập niên đàm phán gam go, lãnh đạo Trung Quốc và Nga đã ký kết một thỏa thuận kéo dài 30 năm trị giá 400 tỷ USD hồi tháng 5, với việc Nga sẽ cung cấp 38 tỷ m3 khí đốt cho Trung Quốc mỗi năm.
An Bình
Theo Dantri/AFP
Nga phóng tên lửa đạn đạo, tập trận gần nơi NATO diễn tập
Bộ quốc phòng Nga ngày 10/9 khẳng định đã phóng thành công một tên lửa đạn đạo thế hệ mới Bulava từ tàu ngầm hạt nhân, và tập trận chống xâm lược trên Biển Đen, trong bối cảnh NATO đang tiến hành tập trận rầm rộ tại một số quốc gia Đông Âu.
Tên lửa Bulava của Nga được phóng đi từ tàu ngầm
Tên lửa Bulava được bắn đi từ một tàu ngầm đang lặn dưới nước tại khu vực Biển Trắng, và đã bắn trúng mục tiêu tại trường bắn của Nga ở vùng Viễn Đông, một quan chức Bộ quốc phòng nước này khẳng định với hãng tin Itar-Tass.
Vụ phóng là một phần trong loạt thử nghiệm các vũ khí và hệ thống trên tàu ngầm hạt nhân Vladimir Monomakh. Đầu đạn của tên lửa đã bắn trúng mục tiêu tại trường bắn Kura, thuộc vùng Kamchatka, Igor Konashenkov, người phát ngôn Bộ quốc phòng Nga tuyên bố.
Chứng kiến buổi bắn thử tên lửa từ tàu ngầm có nhiều thành viên của Ủy ban nhà nước Nga. Đây là lần đầu tiên loại tên lửa này được phóng đi từ tàu ngầm Monomakh.
Trước đó, trong ngày thứ Ba, một nguồn tin quân sự tiết lộ Vladimir Monomakh đã rời căn cứ Severodvinsk để phóng tên lửa Bulava.
Vladimir Monomakh là tàu ngầm thứ ba trong loạt tàu ngầm thuộc Dự án 955 (Borei). Dự kiến con tàu sẽ được bàn giao cho hải quân Nga trong tháng 12 năm nay, sau khi bắt đầu được đóng năm 2006. Đây là tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới của Nga, và hoàn toàn sử dụng thiết bị trong nước.
Bulava là tên lửa đạn đạo liên lục địa thế hệ mới, với tầm bắn 8000 km. Tuy nhiên, trong giai đoạn thử nghiệm, tên lửa này đã gặp không ít trục trặc. Ít nhất đã có khoảng 8 trong tổng số 20 cuộc phóng thử Bulava diễn ra không thành công, trong đó có một lần hồi đầu tháng này.
NATO tập trận trên Biển Đen
Vụ thử tên lửa Bulava của Nga trên Biển Trắng được thực hiện gần như cùng lúc với cuộc tập trận trên Biển Đen của hải quân nước này.
Theo thông tin từ Bộ quốc phòng Nga, trong cuộc diễn tập, các đơn vị tên lửa bờ biển và chiến đấu cơ của hải quân hạm đội Biển Đen đã bắn vào các mục tiêu trên biển, trong tình huống giả định là một nhóm tàu đối phương có hành vi xâm lược.
"Các tên lửa thuộc hệ thống tên lửa phòng thủ bờ biển tiên tiến Bastion được phóng vào mục tiêu trên mặt nước tại khu trường bắn trên biển phía Tây Nam Sevastopol", Bộ quốc phòng Nga cho biết. "Đồng thời với lực lượng tên lửa, các mục tiêu huấn luyện đã hứng chịu một vụ oanh kích và dội bom của chiến đấu cơ Su-24 thuộc không quân hạm đội Biển Đen".
Cuộc diễn tập có sự tham gia của 15 tàu chiến, hơn 10 máy bay và trực thăng cùng các đơn vị tên lửa bờ biển.
Đáng chú ý hơn, các cuộc diễn tập diễn ra trong bối cảnh các quốc gia thành viên NATO cùng Ukraine cũng đang có các cuộc tập trận tại Biển Đen, mang tên Sea Breeze 2014. Mỹ, Tây Ban Nha, Canada, Romania, Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ đã mang tới đây hàng chục tàu chiến, máy bay chiến đấu và trực thăng.
Thời gian qua, để trấn an tác thành viên Đông Âu trước những hành động được cho là "quyết liệt" của Nga, NATO đã quyết định thành lập lực lượng phản ứng nhanh, sẵn sàng điều động tới các nước thành viên trong vòng 48 giờ. Đồng thời một loạt các cuộc tập trận tại các quốc gia thành viên phía Đông cũng được lên lịch.
Thanh Tùng
Tổng hợp
Theo dantri
Tàu ngầm Trung Quốc suýt chìm hàng nghìn mét dưới biển Trong một hé lộ hiếm có, Trung Quốc ca ngợi chỉ huy tàu ngầm đã thay đổi được một tình huống khẩn cấp, cứu thủy thủ đoàn và con tàu khỏi chìm sâu hàng nghìn mét dưới nước. Bắc Kinh hiện đang tăng cường sức mạnh cũng như tầm vươn của lực lượng hải quân và đây được xem là thú nhận khác...