Nga – Trung Quốc bắt đầu tập trận lớn tại Biển Đông
Trung Quốc và Nga sẽ bắt đầu cuộc tập trận kéo dài 8 ngày tại khu vực Biển Đông từ ngày 12.9.
Trung Quốc và Nga sẽ tập trận chung tại Biển Đông từ ngày 12.9.
Theo thông báo trên trang web chính thức của Hải quân Trung Quốc, cuộc tập trận quy mô lớn mang tên “Joint Sea-2016″ diễn ra tại khu vực ngoài khơi tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc, với sự tham gia của các tàu khu trục, tàu ngầm, máy bay chiến đấu, máy bay trực thăng và lính thủy đánh bộ.
Trong cuộc tập trận này, Trung Quốc và Nga sẽ diễn tập hoạt động phòng vệ, cứu hộ và chống ngầm cũng như “chiếm đảo”. Ngoài ra, lính thủy đánh bộ hai nước sẽ tham tập trận bắn đạn thật, hoạt động phòng vệ và đổ bộ.
Cuộc tập trận chung có quy mô lớn nhất giữa Trung Quốc và Nga được Bắc Kinh thông báo hồi tháng 7 và gọi đây là hoạt động “định kỳ” với mục đích nhằm tăng cường hợp tác giữa hai bên và không nhằm vào bất cứ quốc gia nào.
Cuộc tập trận Joint Sea-2016 diễn ra trong bối cảnh Mỹ ngày càng gia tăng sức ép, yêu cầu Trung Quốc chấp hành phán quyết của trọng tài quốc tế Hague, trong đó bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở Biển Đông, nơi có lượng hàng hóa trị giá khoảng 5 nghìn tỉ lưu thông qua lại mỗi năm, và là khu vực có mỏ dầu, mỏ khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Trung Quốc không tuân thủ phán quyết của trọng tài quốc tế về Biển Đông. Vài tuần gần đây, Bắc Kinh đã có những dấu hiệu cho thấy nước này đang lên kế hoạch chiếm bãi cạn Scarborough do Philippines kiểm soát và khởi động lại hoạt động xây dựng đảo nhân tạo tại Biển Đông.
Tổng thống Philippines, ông Rodrigo Duterte cảnh báo nước này sẵn sàng tham gia vào “cuộc xung đột đẫm máu” nếu Trung Quốc không dừng lại, nhưng cũng nói rằng ông hy vọng sẽ làm việc với Bắc Kinh th
Theo Huy Phong (Theo Sputnik) (Dân Việt)
TQ thử nghiệm J-20, thách thức Mỹ ở Thái Bình Dương
Trung Quốc đang thử nghiệm chiến đấu cơ tàng hình đầu tiên ở vùng núi gần biên giới Ấn Độ nhưng trong tương lai, J-20 sẽ được điều đến tuần tra Thái Bình Dương, nhằm đối trọng với tiêm kích F-22 và F-35 Mỹ.
Chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc.
Theo Sputnik News, tuần trước, chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5 J-20 của Trung Quốc được phát hiện ở vùng núi thuộc khu tự trị Tây Tạng, gần biên giới với Ấn Độ.
J-20 xuất hiện ngay sau khi Bộ Quốc phòng Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ, về việc New Delhi điều tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos đến gần biên giới hai nước. Giới phân tích nhận định, đây được coi là động thái đáp trả của Trung Quốc.
Tuy nhiên, chuyên gia quân sự Nga Vasiliy Kashin cho rằng, việc thử nghiệm trang thiết bị quân sự ở tầm cao đã trở thành ưu tiên hàng đầu của quân đội Trung Quốc, dù là ở địa điểm nào."Có khả năng Trung Quốc cố tình tung ảnh lên mạng internet nhưng việc thử nghiệm máy bay chiến đấu ở tầm cao là điều sớm muộn cũng diễn ra", ông Kashin nói.
Trong những năm qua, quân đội Trung Quốc đã đạt tiến bộ lớn về việc thử nghiệm thiết bị quân sự ở tầm cao. Nhiều tên lửa tầm, trung, tầm xa, máy bay chiến đấu và trực thăng đã trải qua thử nghiệm tại khu vực sân bay trên núi.
"Trung Quốc có lý do để tiến hành thử nghiệm ở vùng núi cao. Vì đây là khu vực có không khí loãng và nhiệt độ thấp, các trang thiết bị quân sự cần phải làm quen với thời tiết khắc nghiệt", ông Kashin giải thích.
Ông Kashin tin rằng, Ấn Độ không cần thiết phải lo ngại hoạt động thử nghiệm quân sự mới nhất của Trung Quốc. "Nếu nhắc đến hệ quả thực sự đối với an ninh Ấn Độ, các máy bay như J-10 hay J-11B còn tạo ra mối đe dọa lớn hơn việc thử nghiệm J-20".
Chiến đấu cơ J-20 được cho là vẫn còn kém xa tiêu chuẩn tiêm kích thế hệ 5 so với F-22 Mỹ.
"Ấn Độ đã có thể đảm bảo thế cân bằng sức mạnh bởi New Delhi sở hữu tên lửa phòng không S-400 của Nga, máy bay chiến đấu Sukhoi Su-30MKI và đang hợp tác với Nga trong chương trình phát triển máy bay tàng hình thế hệ 5 (FGFA)", ông Kashin cho biết.
Chuyên gia quân sự Nga nhận định, chiến đấu cơ J-20 sau khi trải qua thử nghiệm ở vùng núi phía tây Trung Quốc, sẽ được điều đến tuần tra vùng biển tây Thái Bình Dương.
J-20 phù hợp hơn với mục đích tuần tra, chiến đấu ở Thái Bình Dương, nhằm đối trọng với tiêm kích F-22 và F-35 của Mỹ. Trong tương lai, các đồng minh Mỹ như Nhật Bản và Australia hoàn toàn có khả năng sở hữu mẫu máy bay tiêm kích hiện tại này khiến Trung Quốc lo ngại.
J-20 là máy bay chiến đấu thế hệ 5 hai động cơ với tính năng tàng hình vượt trội, có thể giúp chiến đấu cơ Trung Quốc biến mất trên màn hình radar đối phương trong một khoảng thời gian nhất định.
Theo những báo cáo gần đây, với tốc độ chế tạo hai chiếc J-20 mỗi tháng, Trung Quốc có khả năng sở hữu 36 chiến đấu cơ tàng hình J-20 vào đầu năm 2018.
Theo Đăng Nguyễn - Sputnik (Dân Việt)
Pakistan mua 8 tàu ngầm tấn công từ Trung Quốc Chính phủ Trung Quốc sẽ cung cấp 8 tàu ngầm tấn công hiện đại cho Pakistan đến năm 2028. Pakistan dự định mua 8 tàu ngầm tấn công từ Trung Quốc. Trong chuyến thăm tới trụ sở hải quân Pakistan ngày 26.8, người đứng đầu chương trình tàu ngầm thế hệ mới của nước này đã thông báo về kế hoạch mua 8...