Nga, Trung muốn ám chỉ điều gì từ cuộc tập trận hải quân chung?
Nga và Trung Quốc hôm qua đã khởi đông cuộc tập trận hải quân chung mang tên “Hợp tác hàng hải 2014″ kéo dài 1 tuần với sự tham gia của nhiều chiến hạm hiện đại từ cả hai bên.
Các tàu chiến của Trung Quốc neo đậu tại Thượng Hải.
Trang mạng Sina Military Network (SMN) của Trung Quốc cho hay đây là cuộc tập trận chung lớn nhất của hải quân Nga và Trung Quốc kể từ năm 2005. Tổng cộng 14 tàu nổi, 2 tàu ngầm, 6 máy bay cánh cố định, 6 trực thăng và 2 biệt đội đã được huy động cho cuộc tập trận ở Hoàng Hải.
Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã điều gần như toàn bộ các tàu hiện đại nhất cho cuộc tập trận. Trong số các tàu chiến của Nga được triển khai trong “Hợp tác hàng hải 2014″ có tàu tuần dương tên lửa Varyag, một trong những tàu mạnh nhất của Nga.
Trong khi đó, Trung Quốc đã cử Zhengzhou, một tàu khu trục tên lửa Loại 052C mới được hạ thủy hồi cuối năm ngoái và được miêu tả là tàu tác chiến hiện đại nhất trong hạm đội Hoa Đông của Trung Quốc.
Cuộc tập trận chung cũng bao gồm các hoạt động diễn tập hoạt động nhân đạo, chống ngầm và phòng không. Các máy bay chiến đấu Su-3 của Nga và máy bay ném bom JH-7 của hải quân Trung Quốc đã được triển khai để hỗ trợ trên không.
Cũng có tin đồn nói rắng máy bay chiến đấu J-10 của hải quân Trung Quốc sẽ lần đầu tiên tham gia cuộc tập trận.
Trang mạng SMN cho hay cuộc tập trận hải quân chung sẽ gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ, rằng Trung Quốc và Nga đang hợp tác tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Trung Quốc đang bị bao vây bởi các đồng minh khu vực và đối tác an ninh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Đài Loan. Trong khi đó, mối quan hệ của Nga với NATO đang bị tổn hại do cuộc khủng hoảng tại Ukraine.
Video đang HOT
Trong bối cảnh Nhật Bản có tranh chấp lãnh thổ với cả Nga và Trung Quốc, cuộc tập trận nhận được sự quan tâm đặc biệt của Tokyo. Hãng tin Jiji tại Tokyo đưa tin Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đang hợp tác để xây dựng một cơ chế an ninh mới tại châu Á mà không bị ảnh hưởng của Mỹ. Nga cũng nắm lấy cơ hội này để chứng minh rằng nước này không bị cô lập hoàn toàn bởi cộng đồng quốc tế.
Cuộc tập trận lần này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ đang gia tăng ở Hoa Đông và Biển Đông, trong khi Nga đối mặt với các căng thẳng ở phía đông châu Âu. “Hợp tác hàng hải 2014″ là một thông điệp với thế giới rằng Mátxcơva và Bắc Kinh sẽ không bị Washington lợi dụng để chống lại nhau. Trung Quốc, cũng giống Nga, xem mình là một mục tiêu trong chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ, và hải quân Trung Quốc có thể cần sự trợ giúp từ hạm đội Thái Bình Dương của Nga để chống lại Mỹ, nếu các căng thẳng gia tăng tới mức có thể bùng phát xung đột trong tương lai.
Theo Dantri
Quân đội Trung Quốc là "rồng giấy"?- Kỳ cuối: Ẩn số và khả năng "vượt mặt" Mỹ
Một trong những dấu hiệu dễ thấy nhất về sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc là tất cả các phần cứng vũ khí trang thiết bị do Trung Quốc thiết kế và sản xuất đều mới.
Xe tăng quân đội Trung Quốc.
Nhìn bên ngoài, Bắc Kinh đang phát triển các tàu chiến, máy bay không người lái và xe tăng mới nhằm đuổi kịp các loại vũ khí của phương Tây. Nhưng chúng ta biết rất ít về độ chính xác và tính hiệu quả của các loại vũ khí do nước này tự chế tạo, Giáo sư Kyle Mizokami, chuyên gia phân tích các vấn đề an ninh và quân sự châu Á cho biết.
Xuất phát điểm thấp
Trong một nỗ lực ban đầu nhằm hiện đại hóa quân đội, từ những năm 1980, Trung Quốc tăng cường quan hệ với các nhà thầu quốc phòng phương Tây. Bắc Kinh đã mua máy bay trực thăng, máy bay chiến đấu, động cơ, thiết bị điện tử hải quân và các loại đạn dược, tên lửa. Sau sự kiện Thiên An Môn năm 1989, Mỹ và châu Âu đã áp đặt một lệnh cấm vận vũ khí với Bắc Kinh.
Sau đó, Trung Quốc đã quay sang Nga, nhưng Nga chỉ bán những loại vũ khí thành phẩm cuối cùng. Bắc Kinh nhận ra rằng họ phải tự phát triển ngành công nghiệp quốc phòng của mình.
Đó không phải là điều dễ dàng đối với Trung Quốc. Trên thế giới chỉ có Mỹ là đủ công nghệ, chuyên môn và năng lực để tự phát triển tất cả các loại vũ khí. Điều này rất tốn kém.
Nhiều vũ khí "mới" của Trung Quốc thực sự là thiết kế của nước ngoài mà các công ty nhà nước của Bắc Kinh được cấp phép, sao chép. Ví dụ, trực thăng Changhe Z -8 của Trung Quốc có thiết kế ban đầu từ Super Frelon của Pháp, trực thăng trinh sát Harbin Z -9 là từ tập đoàn Eurocopter Dauphin. Xe tăng Type 99 là một phiên bản nâng cấp từ xe tăng T-72 của Liên Xô.
Tất nhiên, không phải Trung Quốc không tự phát triển được các thiết bị phần cứng quân sự. Chỉ có điều chất lượng của các sản phẩm này khó có thể được kiểm chứng. Chẳng hạn như máy bay chiến đấu tàng hình J- 20 mà nước này đang phát triển, đã thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên kể từ khi xuất hiện vào cuối năm 2010. Chiếc máy bay lớn, đầy góc cạnh này xuất hiện như là một chiến đấu cơ đa năng tầm xa, tải trọng lớn, nhưng hệ thống tàng hình của nó rất khó đánh giá chính xác, trong khi hệ thống điện tử, hệ thống điều khiển vũ khí khí động học và các thiết bị cảm biến, đặc biệt là động cơ của nó, đều có vấn đề.
Máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc.
Những kỹ sư thiết kế J-20 trông đợi đây là một hình mẫu mới với động cơ do chính Trung Quốc phát triển để thay thế cho nguyên mẫu AL-31N do Nga chế tạo. Bắc Kinh đã tập trung cho loại động cơ thay thế này kể từ đầu những năm 1990, nhưng kết quả cụ thể vẫn chưa nhìn thấy rõ.
Hãy nhớ một điều quan trọng rằng, máy bay chiến đấu đa năng mới nhất của Mỹ F-35 đã bay thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 2006 và sẽ không sẵn sàng chiến đấu cho tới năm 2016. Trong khi Mỹ có nhiều kinh nghiệm phát triển máy bay chiến đấu tàng hình, Trung Quốc vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này. Nếu tính trong vòng 10 năm kể từ chuyến bay đầu tiên, J-20 sẽ không phải là một máy bay chiến đấu ở tuyến đầu cho đến năm 2021.
Trong khi đó, thông số kỹ thuật của tàu khu trục phòng không hiện đại, Type 052C/D của PLA có vẻ rất giống với loại tàu chiến của phương Tây, như tàu Daring của Vương quốc Anh hoặc Arleigh Burke của Mỹ. Tất nhiên, chúng ta không biết nó được chế tạo thế nào, hệ thống radar hoạt động ra sao và độ chính xác cũng như sự tin cậy của các hệ thống tên lửa của nó như thế nào? Khi nói đến phát triển vũ khí, Trung Quốc đã khởi đầu ở một vị trí cách xa so với Nga cũng như phương Tây và đang phải vật lộn để bắt kịp.
Trung Quốc có qua mặt Mỹ?
Câu hỏi lớn đặt ra là khi nào Trung Quốc bắt kịp Mỹ về quân sự? Có lẽ câu trả lời là không bao giờ, ông Kyle Mizokami nhận định.
Tàu khu trục Type 052D do Trung Quốc chế tạo.
Theo Giáo sư Kyle Mizokami, hiện nay đang có một câu sáo ngữ rất phổ biến trong các nhà quan sát về Trung Quốc rằng "nước này sẽ là quốc gia có dân số già trước khi trở thành nước phát triển". Đó là một thực tế và là thách thức thực sự đối với các nhà hoạch định chính sách của Bắc Kinh. Sự thay đổi về nhân khẩu học sẽ sớm biến nước này trở thành ngôi nhà khổng lồ cho lực lượng nghỉ hưu lớn nhất thế giới.
Chính sách "một con" của Bắc Kinh là nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng này. Theo thống kê, hiện Trung Quốc có 16 người nghỉ hưu trong số 100 lao động. Dự báo con số này sẽ tăng lên 64 người nghỉ hưu/100 lao động vào năm 2050, một kết quả u ám hơn nhiều so với ở Mỹ.
Điều này có tác động gián tiếp nhưng nghiêm trọng đến lĩnh vực quốc phòng của Trung Quốc. Hầu hết người Trung Quốc không có nhiều lương hưu và tuổi già của họ phải dựa hoàn toàn vào sự tiết kiệm cá nhân hoặc chu cấp từ người thân trong gia đình... Sẽ là khó khăn khi một người con phải chăm sóc cả bố và mẹ. Nếu Bắc Kinh muốn duy trì sự tiết kiệm và năng suất từ các gia đình, nước này sẽ phải xây dựng một số loại hệ thống phúc lợi xã hội. Kết quả là, nó sẽ tạo ra một số khó khăn cho các lựa chọn khác, trong đó có vấn đề quân sự.
Biên giới của Trung Quốc là an toàn. Mỹ, Nhật Bản và Ấn Độ không thể "hạ bệ" được chính phủ Trung Quốc. Nhưng hàng chục triệu gia đình tuyệt vọng tại Trung Quốc có thể làm điều đó nếu Bắc Kinh không tìm ra chính sách phúc lợi hiệu quả đối với những người nghỉ hưu.
Trung Quốc có vũ khí hạt nhân, có tham vọng yêu sách lãnh thổ với các nước láng giềng và tỉ lệ tăng ngân sách quốc phòng gần 2 con số mỗi năm - sẽ là điều khôn ngoan khi các nước láng giềng luôn có con mắt thận trọng đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là một "gã khổng lồ" có nhiều vấn đề. Cho dù vấn đề công nghệ có thể được giải quyết, thì rắc rối về nhân khẩu học khó có thể khắc phục một sớm một chiều, và đó là lý do lớn nhất "con rồng giấy" không thể đặt ra một mối đe dọa lớn đối với phần còn lại của thế giới trong một thời gian dài, ông Kyle Mizokami kết luận.
Theo Công Thuận
Báo tin tức
Máy bay Nhật xuất kích 415 lần chặn máy bay Trung Quốc Số lần xuất kích của máy bay chiến đấu Nhật Bản nhằm chặn các máy bay Trung Quốc đã lên mức kỷ lục trong năm qua, Bộ quốc phòng Nhật Bản cho biết, giữa lúc quan hệ Trung-Nhật căng thẳng do cuộc tranh chấp lãnh thổ và các mẫu thuẫn về lịch sử. Các máy bay chiến đấu Nhật Bản. (Ảnh minh họa)...