Nga-Trung ký kết hàng loạt thỏa thuận nhân chuyến thăm của ông Putin
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 25/6 đã cam kết thúc đẩy hợp tác và chứng kiến lễ ký kết hàng loạt thỏa thuận, trong bối cảnh hai nước tăng cường quan hệ giữa lúc đối mặt với sự gia tăng căng thẳng với phương Tây.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 25/6 (Ảnh: AFP)
Trong chuyến thăm lần thứ 4 của Tổng thống Putin tới Trung Quốc kể từ khi ông Tập nhậm chức Chủ tịch nước vào năm 2013, hai nhà lãnh đạo Nga-Trung Quốc đã nhấn mạnh tới tầm nhìn chung, phản chiếu các lợi ích thương mại, đầu tư, địa chính trị của hai nước.
“Nga và Trung Quốc rất gần gũi nhau hay gần như giống nhau trên trường quốc tế”, ông Putin nói.
Nhà lãnh đạo Nga nói thêm rằng hai nước đã thảo luận “việc gia tăng hợp tác trong cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố quốc tế”, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, Syria và sự ổn định ở Biển Đông.
Về phần mình, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng năm nay kỷ niệm 15 năm Hiệp ước hữu nghị Nga-Trung và hi vọng rằng hai nước có thể “là bạn mãi mãi”.
“Tổng thống Putin và tôi nhất trí rằng trong bối cảnh tình hình quốc tế ngày càng phức tạp và thay đổi, chúng ta phải kiên trì hơn nữa nhằm duy trì tinh thần của hợp tác và quan hệ đối tác chiến lược Nga-Trung”, ông Tập nói.
Nhân chuyến thăm của ông Putin, hai nước đã ký kết hơn 30 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, cơ sở hạ tầng, quan hệ quốc tế, công nghệ và sáng tạo, nông nghiệp, tài chính, năng lượng, thể thao và truyền thông.
Video đang HOT
Ông Putin và ông Tập cũng ký 2 tuyên bố chung, một nhằm “tăng cường sự ổn định chiến lược toàn cầu” và một nhằm thúc đẩy sự phát triển của thông tin và không gian mạng.
Tổng thống Nga cho hay, 58 thỏa thuận khác trị giá tổng cộng khoảng 50 tỷ USD hiện cũng đang được thảo luận, nói thêm rằng hai nước đang cố gắng đi tới một thỏa thuận về việc xây dựng đường sắt cao tốc tại Nga vào cuối năm nay.
Chuyến thăm của ông Putin diễn ra trong bối cảnh Nga và Trung Quốc gần đây đã xích lại gần nhau do các lo ngại địa chính trị chung, trong đó có sự cảnh giác đối với Mỹ.
Hai nước thường có chung quan điểm tại Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, nơi cả hai nước có quyền bỏ phiếu phủ quyết, đôi khi nhằm phản đối các nước phương Tây trong những vấn đề như Syria.
Trung Quốc đã làm gia tăng căng thẳng với các láng giềng và Mỹ xung quanh tuyên bố chủ quyền phi lý đối với hầu hết Biển Đông, nơi Bắc Kinh quân sự hóa các đảo để thúc đẩy các yêu sách chủ quyền trong vùng biển chiến lược.
Trong khi đó, việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea và ủng hộ các phong trào ly khai đòi độc lập ở Đông Ukraine đã dẫn tới sự căng thẳng Đông-Tây tồi tệ nhất kể từ Chiến tranh Lạnh.
Trong bối cẳng căng thẳng gia tăng với phương Tây, Moscow đang tìm cách tái tập trung nguồn xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt từ châu Âu – thị trường năng lượng chính của Nga – sang châu Á và rõ ràng đang xây dựng một liên minh năng lượng với Bắc Kinh.
An Bình
Theo Dantri
Putin có quá nhiều thứ để vui
Tổng thống VladimirPutin ở trong tâm trạng rất vui khi thông báo với người dân Nga ông vừa đạt được một thỏa thuận với người đồng cấp Mỹ về một lệnh ngừng bắn giới hạn ở Syria có hiệu lực từ 0h ngày 27/2.
Theo báo Washington Post, những người biết về Putin cho rằng nhà lãnh đạo Nga luôn muốn ở trong tâm thế này. Ông đang định hình nên các sự kiện thế giới và thương lượng với Mỹ ở vị trí ngang bằng.
Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Giữa những bất đồng và bất tín nhiệm giữa các bên liên quan khủng hoảng Syria, hiện vẫn chưa chắc chắn liệu lệnh ngừng bắn có được duy trì hay không. Cũng chưa rõ liệu Tổng thống Nga có sẵn sàng áp đặt giới hạn cho các đồng minh Syria của mình.
Một số quan chức của Lầu Năm Góc lo ngại lệnh ngừng bắn chỉ là thủ thuật nghi binh để Tổng thống Syria Bashar al-Assad có cơ hội tái tập hợp lực lượng và thúc đẩy nỗ lực chiếm lại toàn bộ đất nước.
Trong khi đó ở Nga, các nhà chức trách ca ngợi thỏa thuận ngừng bắn ở Syria là chiến thắng lớn của Kremlin - một phần bởi chính quyền Putin đã kéo được Mỹ vào bàn đàm phán.
Sau gần 2 năm với vô số tiếng nói sắc sảo chỉ trích Mỹ kịch liệt trên truyền thông Nga, ngữ điệu của Tổng thống Putin giờ đây đã thay đổi. Trong bài phát biểu gửi tới toàn dân, ông liên tục đề cập cụm từ "Nga và Mỹ", "các chuyên gia Nga và Mỹ", "Liên bang Nga hoặc các đối tác Mỹ của chúng ta"... Tổng cộng 9 lần đề cập như vậy trong 5 phút phát biểu.
Evgeny Buzhinsky, một tướng về hưu hiện là Chủ tịch Trung tâm Các nghiên cứu chính sách Nga ở Moscow, nhận định: "Tổng thống Putin rất chân thành trong mong muốn tái khởi động các mối quan hệ, đạt được một kiểu bình thường hóa nào đó với Mỹ nói riêng và với phương Tây nói chung".
Nhưng trước sự nghi ngờ ngày càng gia tăng ở Washington dồn về phía Nga, có nhiều cảnh báo từ các quan chức ở Kremlin rằng ông Obama nên yêu cầu cấp dưới của mình đáp lại sự quan tâm và chào hỏi.
Nhiều tiếng nói trong chính quyền Obama, đặc biệt là ở Lầu Năm Góc, tỏ ra hoài nghi về các ý định của ông Putin. Họ cáo buộc chiến dịch không kích của Nga nhắm cả tới những phe nhóm nổi dậy mà Mỹ ủng hộ ở Syria bất kể Moscow luôn khẳng định chỉ bắn phá khủng bố. Nhà Trắng thậm chí còn yêu cầu lập các kế hoạch dự phòng nếu lệnh ngừng bắn ở Syria sụp đổ.
Một số nhà hoạch định chính sách Nga cho rằng lẽ ra Mỹ nên hợp tác với quân đội Syria ngay từ đầu khi tuyên chiến với khủng bố.
"Tình hình đã có nhiều thay đổi ở Syria do sự hợp tác giữa quân đội Syria và không lực Nga" - Washington Post dẫn lời ông Konstantin Kosachev, Chủ tịch Ủy ban Quan hệ quốc tế Thượng viện Nga. "Đó là lý do Mỹ bây giờ mới bắt đầu xem xét lại chiến lược của họ về Syria. Bởi vì họ không thể tự đạt được gì cả".
Trên truyền hình Nga giờ đây, các cuộc đàm luận nhanh chóng chuyển sang ca ngợi thành công của Kremlin ở Syria.
"Các bên tham gia tiến trình đang lo lắng", Oleg Morozov - một thành viên Thượng viện Nga - bình luận trong một talkshow có tiếng. "Vì vậy, họ đang cố gắng tìm ra các giải pháp, chẳng hạn như cách thức phản ứng trước thành công của ông Assad, cách thức phản ứng với thành công của Không lực Nga và trước thực tế người Mỹ không thể quản lý hiệu quả tiến trình này".
Các đồng minh của ông Putin cũng vui mừng nói về nỗ lực thành công trong việc giữ cho Assad tiếp tục tại vị.
Theo Vladimir Yevseyev, một chuyên gia về Trung Đông thuộc Trung tâm Nghiên cứu Xã hội - Chính trị ở Moscow, hồi tháng 7 năm ngoái, cảm tưởng như nhà lãnh đạo Syria sẽ phải ra đi trong vài tuần sau đó nhưng tất cả đã thay đổi khi Nga can thiệp quân sự ở Syria ngày 30/9.
"Giờ đây tình hình đã rất khác. Không thể thay đổi chế độ Assad bằng vũ lực", ông Yevseyev quả quyết. Nhưng chuyên gia này thừa nhận, các lực lượng chính phủ Syria thực sự vẫn rất yếu. Vì vậy, nếu một phần các phe phái đối lập đồng ý với thỏa thuận ngừng bắn thì phần còn lại mới có thể bị hạ gục dễ dàng.
Theo Thanh Hảo
Vietnamnet
Obama đánh mất "ván cờ" Syria về tay Putin? Tổng thống Nga Vladimir Putin đang đóng vai trò điều phối ván cờ địa chính trị ở Trung Đông, để đảm bảo người đồng minh Bashar al-Assad tiếp tục hiện diện trên bàn cờ. Đó là nhận định của hai tác giả Derek Burney và Fen Osler Hampson (*) trong một bài bình luận đăng trên báo Globe and Mail. Tổng thống Mỹ...