Nga trục xuất 45 nhà ngoại giao Ba Lan
Ngày 8/4, Bộ Ngoại giao Nga đã tuyên bố trục xuất 45 nhà ngoại giao Ba Lan, họ sẽ phải rời Nga trước ngày 13/4.
Trong thông báo của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ: “Để đáp trả hành động không thân thiện của Ba Lan nhằm trục xuất các nhà ngoại giao Nga, dựa trên nguyên tắc có đi có lại, 45 nhân viên của Đại sứ quán Cộng hòa Ba Lan và Tổng lãnh sự của Cộng hòa Ba Lan tại Irkutsk, Kaliningrad và St.Petersburg đã được tuyên bố là những người không được hoan nghênh. Họ phải rời khỏi lãnh thổ Liên bang Nga trước ngày 13/4. Công hàm tương ứng đã được chuyển cho Đại sứ Ba Lan tại Nga”.
Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố trục xuất 45 nhà ngoại giao Ba Lan, họ sẽ phải rời Nga trước ngày 13/4 (Nguồn: Tass)
Bộ Ngoại giao Nga cho biết, Moscow bày tỏ phản đối mạnh mẽ với Đại sứ Ba Lan Krzysztof Krajewski, người đã được triệu tập đến Bộ này, do tuyên bố vô lý đối với 45 nhân viên cơ quan đại diện nước ngoài của Nga tại Ba Lan là những người không được hoan nghênh, vào ngày 23/3. Đại sứ Ba Lan đã được tuyên bố rằng, Nga coi “bước đi như vậy là xác nhận mong muốn có ý thức của Warsaw là cuối cùng sẽ phá hủy quan hệ song phương. Trách nhiệm về việc này hoàn toàn thuộc về phía Ba Lan”.
Thông tin này cũng đã được Bộ Ngoại giao Ba Lan xác nhận. Theo Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Zbigniew Rau, quyết định của Nga không phải là điều bất ngờ đối với Ba Lan. Bởi khi quyết định trục xuất 45 nhà ngoại giao của Nga, Ba Lan đã xác định trước về một nguyên tắc có đi có lại trong quan hệ giữa các quốc gia.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Ba Lan Lukasz Jasina cho biết, Đại sứ Ba Lan tại Nga đã được triệu tập đến Bộ Ngoại giao Nga để thông báo chính thức về việc này.
Video đang HOT
Việc trục xuất được coi là một động thái ngoại giao ăn miếng trả miếng sau quyết định của Ba Lan vào ngày 23/3 về việc trục xuất 45 người khỏi Đại sứ quán Nga ở Warsaw. Bộ Ngoại giao Nga đã gọi quyết định của Ba Lan là động thái “có chủ đích phá hủy hoàn toàn quan hệ song phương” và “Ba Lan phải chịu toàn bộ trách nhiệm”.
Quan hệ ngoại giao giữa hai nước được duy trì. Đại sứ quán Liên bang Nga tại Warsaw, bộ phận lãnh sự cũng như tổng lãnh sự quán tại Krakow, Gdansk và Poznan vẫn tiếp tục làm việc.
Thư Odessa: 34 năm sang Ukraine, ngày trở về Việt Nam tay trắng
Sang Ukraine sinh sống làm ăn và xây dựng gia đình yên bình từ năm 1988 đến nay, giờ đây tất cả đa phần cộng đồng người Việt phải chạy loạn vì chiến tranh, tìm cách ra khỏi Ukraine bằng nhiều cách là một điều không bao giờ nghĩ và lường trước được.
Người Việt Ukraine di tản đến chùa Nhân Hòa, Ba Lan. Ảnh Phương Anh- CTV Dân Việt gửi về từ Ba Lan
Gia đình tôi là đợt người Việt cuối cùng di tản rời khỏi Ukraine sang Moldova rồi đến Rumani. Chúng tôi vốn đã định phó thác cho số phận khi kiên quyết bám trụ ở lại thành phố Odessa, nhưng áp lực từ người thân ở Việt Nam, mẹ tôi đã già, bà suốt ngày phải khóc vì lo lắng cho chúng tôi, nên vợ chồng tôi đã quyết định trở về. Trên đường đi, tôi đã khóc suốt vì bỏ lại tất cả sau lưng là tất cả tuổi trẻ, ký ức tươi đẹp và mọi tài sản mà bao nhiêu năm tần tảo gầy dựng.
Tư trang mang theo chỉ mấy bộ quần áo gọn nhẹ nhất vì phải đi bộ từ 15 đến 20km mới đến được trạm biên phòng của Moldova. Những ngày đầu còn ít người di tản đến đây thì Hội chữ thập đỏ còn ra đón, sau đó hỗ trợ làm thủ tục và cho người di tản tá túc 7 ngày, cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống. Nhưng sau đó người di tản đến nhiều, đông quá họ không lo xuể nên mọi người phải tự túc.
Người Việt ở Ukraine di tản sang Rumani. Ảnh Lệ Thúy
Gia đình tôi nằm trong nhóm 50 người có tổ chức hội người Việt liên hệ trước hỗ trợ xe ca sang tận nơi thì đỡ hơn những đoàn đi lẻ khác. Nhưng khi khu tập trung quá đông người, chúng tôi và một vài gia đình tự bắt xe ra khách sạn để bớt gánh nặng cho những người từ thiện đồ ăn. Những ai đi xe ô tô riêng, khi sang Moldova hoặc Rumani phải vứt bỏ ô tô lại để về tìm đường về Việt Nam hoặc đi tiếp...
Gia đình tôi đã cùng với hàng ngàn người Việt qua Moldova và đi tiếp sang Rumani. Vì Moldova cũng bị đóng không phận. Từ đây mọi người đi di tản sang các nước Châu Âu nếu muốn. Hiện gia đình tôi đang ở chỗ tập trung và chờ để được trở về Việt Nam. Tại đây, hàng ngàn người đang sống cùng nhau ở những chỗ tập trung do cộng đồng người Việt tại Rumani liên hệ với địa phương để sắp xếp.
Hàng ngày có đội tình nguyện viên chủ yếu là người Việt đang sống tại Rumani và một số người địa phương tiếp tế thức ăn và các thứ thiết yếu để chờ chuyến bay cứu trợ.
Trong số đó có rất nhiều người không có nổi ngàn đô tiền mặt, vì chuẩn bị vào vụ xuân hè nên tiền của bà con mình nằm hết trong hàng hóa. Hôm chúng tôi đi gặp lại một người bạn của chồng tôi, trước làm cùng nhà máy, anh ấy bảo giờ trong tay chỉ có 500 đô la, không thể di tản đến nơi nào nên sống chết gì anh ấy cũng bám trụ ở lại Ukraine. Nhiều người khác cũng trong hoàn cảnh tương tự, tài sản, cơ nghiệp của chúng tôi ở Ukraine bỗng chốc tan theo mây khói của chiến tranh.
Nụ cười hồn nhiên của những em bé người Việt theo cha mẹ đi di tản mà không biết chuyện gì đang xảy ra. Ảnh Lệ Thúy
"Ra đi cũng tay trắng, giờ trở về tay không" là cảnh ngộ chung của rất nhiều người như chúng tôi.
Nếu không có chuyến bay cứu trợ về quê hương Việt Nam thì không biết người Việt ở Ukraine sẽ xoay xở ra sao vì người Việt tại Rumani cũng không thể hỗ trợ lâu dài được với lượng người di tản đông hàng ngàn người như vậy.
Cầu mong chiến tranh thật nhanh chấm dứt! Và những người Việt từ Ukraine đang chờ tại Rumani sớm được trở về quê hương.
Hôm nay, tôi đã cùng con trai ra phố ghi lại vài hình ảnh làm kỷ niệm trong đời khó quên này!
Chiến sự Nga-Ukraine: Bạo lực, phân biệt chủng tộc khiến người di tản khiếp sợ Tại các nhà ga Ukraine, phụ nữ và trẻ em được quyền ưu tiên. Nhưng những người da trắng cũng được cho lên tàu trước. Khi đến lượt, người châu Phi không còn đủ chỗ ngồi, nhiều người phải đứng suốt 14 giờ đồng hồ - một người Kenya kể về chuyến di tản ác mộng khi chiến sự nổ ra ở Ukraine....