Nga trục xuất 40 nhân viên ngoại giao Đức
Bộ Ngoại giao Nga ngày 25/4 cho biết đã đưa 40 nhân viên ngoại giao Đức vào danh sách những người “không được hoan nghênh” nhằm trả đũa động thái tương tự trước đó của Berlin.
Đại sứ quán Nga tại Berlin (Đức). Ảnh: CNN
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ quyết định trên được đưa ra sau khi Đức trục xuất “một lượng đáng kể” nhân viên tại Đại sứ quán Nga ở Berlin. Trước đó, Bộ Ngoại giao Nga đã triệu Đại sứ Đức tại Moskva tới thông báo về quyết định trên.
Hôm 4/4, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết nước này đã tuyên bố 40 nhà ngoại giao Nga là những người “không được hoan nghênh” và phải rời khỏi Đức trong vòng 5 ngày sau đó.
Tiếp sau Đức, Pháp cũng thông báo nước này sẽ trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga. Moskva đã tuyên bố sẽ có động thái đáp trả đối với Berlin và Paris.
Cũng theo Bộ Ngoại giao, trong ngày 25/4, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov đã có cuộc gặp với Đại sứ Mỹ tại nước này John Sullivan để trao đổi về các vấn đề trong quan hệ song phương.
Bộ trưởng Đức: cấm dầu khí Nga, châu Âu tắt điện thì cũng chẳng cản được xe tăng
Ngày 6.3, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cảnh báo việc trừng phạt nhắm vào nhiên liệu hóa thạch của Nga sẽ là vô nghĩa vì biện pháp này không thể duy trì lâu dài.
Bà Baerbock nói: "Sẽ không ích lợi gì nếu ba tuần tới, chúng ta nhận ra rằng số nhiên liệu còn lại chỉ đủ phát điện ở Đức trong vài ngày và rồi chúng ta phải rút lại các lệnh trừng phạt".
Trong một cuộc phỏng vấn khác, Ngoại trưởng Baerbock nói thêm rằng Đức đã sẵn sàng "phải trả một cái giá kinh tế rất, rất cao" nhưng "nếu vài ngày nữa mà Đức hoặc châu Âu phải mất điện thì cũng sẽ không ngăn cản được những cỗ xe tăng".
Đức phụ thuộc rất nhiều vào nhiên liệu hóa thạch của Nga. Ước tính khoảng 55% khí đốt, 42% dầu và than của Đức được nhập khẩu từ Nga.
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cũng tỏ ra nghi ngờ về lệnh cấm nhập khẩu dầu từ Nga. Giá khí đốt ở châu Âu và ở Anh đã tăng lên mức cao kỷ lục vào tuần trước do lo ngại nguồn cung bị gián đoạn. Giá dầu cũng đang tiếp tục tăng cao, với giá dầu Brent giao sau tăng vọt lên gần 140 USD/thùng, mức cao nhất kể từ năm 2008.
Khủng hoảng Ukraine: Cấm vận từ phương Tây có khiến Nga tổn thương?
Ông Lindner gợi ý rằng thay vì tẩy chay năng lượng Nga, vòng trừng phạt tiếp theo của G7 sẽ nhằm vào các nhà tài phiệt trở nên giàu có dưới thời Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đức là nước hiện giữ chức chủ tịch luân phiên của nhóm G7.
Các phát biểu này được đưa ra sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi đồng minh phương Tây áp dụng thêm các biện pháp trừng phạt đối với Moscow, bao gồm tẩy chay sản phẩm dầu khí của Nga.
Ngày 6.3, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết Mỹ và châu Âu đang "rất tích cực thảo luận" về việc nhắm vào nhiên liệu hóa thạch của Nga trong bối cảnh chiến sự ngày một khốc liệt.
Nga đang phải hứng chịu một làn sóng trừng phạt nhằm cô lập nước này khỏi hệ thống tài chính quốc tế. Tổng thống Putin đã gọi động thái này là một lời tuyên chiến.
Tổng thống Putin: cấm vận chính là chiến tranh
Đức cảnh báo không nên phỏng đoán hoặc giả định các quyết định của Nga về Ukraine Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock ngày 19/2 cho rằng không nên giả định hoặc phỏng đoán các quyết định của Nga về Ukraine, sau khi Mỹ đưa ra cảnh báo rằng Nga "sắp tấn công Ukraine". Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock tại cuộc họp báo ở Berlin, Đức, ngày 20/1/2022. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu bên lề Hội nghị an ninh Munich tại Đức,...