Nga trở lại tốp 5 về chi cho quốc phòng
Mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn do bị áp đặt các lệnh trừng phạt về kinh tế của Mỹ và Phương Tây, nhưng về cơ bản, Nga đã đứng vững và không ngừng đầu tư để nâng cao năng lực quốc phòng.
Theo số liệu vừa công bố của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Nga đã quay trở lại tốp 5 cường quốc chi tiêu nhiều nhất cho quốc phòng. Theo đó, năm 2019, Nga dành khoảng 3,9% GDP (65,1 tỷ USD, tăng 4,5%) cho ngân sách quốc phòng, mức cao nhất trong một thập kỷ qua.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu phát biểu tại một hội nghị ở Moskva. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Trong tốp 5 quốc gia chi tiêu quân sự nhiều nhất, Mỹ vẫn đứng đầu bảng xếp hạng, tiếp đến là Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Ả-rập Xê-út. Lần đầu tiên trong lịch sử có hai quốc gia châu Á lọt vào tốp 3. Tổng ngân sách quốc phòng của 5 quốc gia này chiếm tới 62% chi tiêu quốc phòng toàn cầu năm 2019. Trong đó, Mỹ đã chi 732 tỷ USD (tăng 5,3%), chiếm 38% tổng chi của toàn thế giới; Trung Quốc dành cho quốc phòng số tiền 261 tỷ USD (tăng 5,1%); còn Ấn Độ tăng 6,8% chi phí cho quốc phòng với tổng mức chi 71,1 tỷ USD.
Bên cạnh Trung Quốc và Ấn Độ, các cường quốc châu Á khác như Nhật Bản (47,6 tỷ USD), Hàn Quốc (43,9 tỷ USD) cũng mạnh tay chi cho quốc phòng.
Trên bình diện toàn cầu, năm 2019, tổng chi tiêu quân sự của các nước trên thế giới đạt mức 1.917 tỷ USD, chiếm 2,2% GDP toàn cầu, tăng 7,2% so với năm 2018. Nếu chia theo đầu người thì con số này tương đương với 249 USD/người.
Naftogaz thông báo về 'số phận' của các vụ kiện chống lại Gazprom sau thỏa thuận hòa giải
Từ giờ đến cuối tháng, Naftogaz và Gazprom cần thông báo cho tòa án phân xử Stockholm về thỏa thuận hòa giải và thu hồi các vụ kiện liên quan, cơ quan báo chí công ty Ukraine cho biết.
Trước đó, Moscow và Kiev đã ký hợp đồng vận chuyển khí đốt 5 năm. Thỏa thuận này trở nên khả thi sau khi hai bên giải quyết các tranh chấp cũng như dỡ bỏ những yêu sách tiếp theo đối với nhau.
Tổng thống Ukraine Vladimir Zelensky nói rằng nhờ vào hợp đồng mới, nước này sẽ nhận được ít nhất 7 tỷ đô la trong năm năm. Người đứng đầu Naftogaz, Andrei Kobolev, trước đây đã bày tỏ hy vọng rằng hợp đồng mới sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả hai bên.
Một trong những điều kiện quan trọng để tiếp tục vận chuyển khí đốt Nga sang châu Âu thông qua Ukraine là Ukraine phải chuyển sang các quy tắc của châu Âu để quản lý hệ thống vận chuyển khí - quyết định thành lập một công ty khai thác riêng để quản lý hệ thống vận chuyển khí. Sau khi thông qua luật có liên quan, việc tách (giải ngân) khỏi Naftogaz bắt đầu.
Phương Thảo
Theo giaoducthoidai.vn/Ria.ru
Nga và Ukraine nhất trí từ bỏ yêu sách qua lại về vận chuyển khí đốt Ukraine và Nga đã thỏa thuận rằng từ 1/1/2020 các khiếu nại lẫn nhau sẽ bị vô hiệu hóa, các vụ tịch thu tài sản theo các quyết định của tòa sẽ được tháo dỡ. Công nhân làm việc tại cơ sở dự trữ khí đốt Dashava ở gần Striy, ngoại ô Lviv, Ukraine. (Ảnh: AFP/TTXVN) Theo Sputnik, trong cuộc trả lời phỏng...