Nga triển khai tên lửa S-500 đề phòng Ukraine tấ.n côn.g cầu Crimea
Quyết định triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa S-500 bảo vệ cầu Crimea được cho là sẽ giúp Nga tăng cường đáng kể khả năng phòng thủ trong khu vực.
Hình ảnh hệ thống tên lửa phòng không S-500 được các phương tiện truyền thông của Nga đăng tải (Ảnh: Tass).
Theo Army Recognition, quân đội Nga sẽ triển khai trung đoàn tên lửa phòng không S-500 đầu tiên để bảo vệ cầu Crimea.
Hồi giữa năm 2024, tình báo Ukraine từng tiết lộ các bộ phận đầu tiên của hệ thống S-500 đã được Nga triển khai thử nghiệm ở Crimea.
Tướng Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga ngày 18/12/2024 cũng đã tuyên bố về việc thành lập trung đoàn S-500 đầu tiên, chính thức tích hợp tổ hợp tên lửa này vào nhiệm vụ tác chiến.
S-500 Prometey, hay còn được biết tới bằng tên gọi khác là 55R6M Triumfator-M, là hệ thống tên lửa đất đối không và đán.h chặn tên lửa đạn đạo của Nga do Cục thiết kế chế tạo máy đặc biệt trực thuộc tập đoàn Almaz-Antey nghiên cứu phát triển.
Cơ cấu 1 tổ hợp S-500 tiêu chuẩn bao gồm: trung tâm điều khiển phức hợp, 2 cụm radar đa chức năng và tối đa 12 bệ phóng. Toàn bộ tổ hợp được đặt trên khung gầm xe vận tải dã chiến hạng nặng, có khả năng cơ động cao.
S-500 được Nga thiết kế để bổ sung thêm sức mạnh cho tổ hợp phòng thủ S-400 tiề.n nhiệm và thay thế cho hệ thống đán.h chặn tên lửa đạn đạo A-135.
Hệ thống tên lửa S-500 được cho là có thể theo dõi và tấ.n côn.g cùng lúc 10 mục tiêu đạn đạo đang di chuyển ở vận tốc lên tới 7 km/giây (khoảng Mach 20, tức gấp 20 lần vận tốc âm thanh).
Quyết định triển khai hệ thống tên lửa S-500 bảo vệ cầu Crimea sẽ giúp Nga tăng cường đáng kể khả năng phòng thủ ở khu vực.
Thời gian vừa qua, Ukraine liên tục sử dụng các tên lửa tiên tiến do phương Tây cung cấp, chẳng hạn như ATACMS do Mỹ sản xuất hay Storm Shadow của Anh, để tập kích nhiều mục tiêu chủ chốt và trung tâm chỉ huy của Nga ở Crimea.
Những vụ tấ.n côn.g này đã gây ra thiệt hại đáng kể cho các cơ sở quân sự như căn cứ sân bay Saki ở Dzhankoi. Cầu Crimea đóng vai trò là tuyến đường vận chuyển trọng yếu các khí tài quân sự từ lãnh thổ Nga ra bán đảo Crimea và cũng đã từng là mục tiêu tập kích của Ukraine trước đó.
Crimea có tầm quan trọng chiến lược đối với Nga nhờ vị trí đắc địa của nó trên Biển Đen. Đây là nơi đặt cảng biển nước sâu Sevastopol giúp Nga thực hiện các chiến dịch hải quân cũng như đóng vai trò là cửa ngõ tiến ra biển Địa Trung Hải.
Sau khi được Nga sáp nhập năm 2014, Crimea đã trở thành một cấu phần quan trọng để Nga duy trì ảnh hưởng với Ukraine. Cầu Crimea là tuyến vận tải thiết yếu cho phép Nga tiếp viện hàng hóa, cả quân sự và dân sự, từ lãnh thổ đất liền ra bán đảo Crimea.
Vì vậy, Ukraine luôn tìm cách phá hủy cây cầu nhằm làm gián đoạn tuyến vận tải, ngăn cản các chiến dịch quân sự cũng như thách thức tầm ảnh hưởng của Nga đối với khu vực.
Nga triển khai tên lửa S-500 bảo vệ Crimea đán.h dấu cho sự khởi đầu việc tích hợp hệ thống phòng thủ này vào chiến lược quân sự lớn hơn của Moscow.
S-500 có khả năng đán.h chặn nhiều loại mục tiêu tiên tiến như tên lửa siêu vượt âm hay máy bay tàng hình, giúp Nga có thêm một lớp phòng thủ vững chắc nữa bên cạnh các hệ thống S-400 và S-300 hiện có.
Tình báo Ukraine nêu kết quả mới của cuộc tấ.n côn.g vào cầu Crimea đối với Nga
Lãnh đạo cơ quan tình báo chính của Ukraine mới đây nói rằng cuộc tấ.n côn.g bằng xuồng không người lái của Ukraine vào cầu Crimea hồi tháng 7 đã buộc Nga phải sử dụng phà để di chuyển vũ khí.
Vụ tấ.n côn.g xảy ra vào rạng sáng 17.7 trên cầu Crimea, tuyến đường huyết mạch nối bán đảo Crimea với vùng Krasnodar ở miền nam Nga. Các quan chức Nga khi đó t.ố cá.o tình báo Ukraine với sự hỗ trợ của phương Tây đã tấ.n côn.g cầu Crimea làm 2 người thiệ.t mạn.g và con gái của họ bị thương.
Trong bộ phim tài liệu được công bố ngày 24.11, ông Vasyl Maliuk, đứng đầu Cơ quan An ninh Ukraine (SBU), đã vạch ra cách thức tấ.n côn.g cầu Crimea với sự tham gia của 5 chiếc xuồng không người lái được điều khiển từ xa từ thủ đô Kyiv, cách đó 1.000 km về phía bắc, theo Reuters. Đoạn phim cho thấy một vụ nổ lớn trên cầu và các kỹ thuật viên đang ăn mừng kết quả trong phòng điều khiển, theo Reuters.
Vụ nổ ngày 17.7 khiến một đoạn cầu Crimea bị sụp xuống. Ảnh Reuters
Trong phim tài liệu, ông Maliuk nói rằng vụ tấ.n côn.g cầu Crimea hồi tháng 7 đã "đảo ngược" hoạt động hải quân và buộc Moscow phải dùng phà để vận chuyển vũ khí. Ông còn nói rằng vụ tấ.n côn.g khác vào tháng 8 đã làm gián đoạn nghiêm trọng các hoạt động trên cây cầu dài 19 km và làm lung lay quan niệm về khả năng bất khả chiến bại của Nga, theo Reuters.
"Trên thực tế, chúng tôi đã đảo ngược triết lý hoạt động hải quân. Chúng tôi đã phá hủy huyền thoại về khả năng bất khả chiến bại của Nga... Cây cầu đó bị hủy diệt. Rất nhiều điều bất ngờ đang ở phía trước chứ không chỉ riêng cầu Crimea", ông Maliuk nói trong phần đầu tiên của loạt phim tài liệu có tựa đề "SBU, Chiến dịch chiến thắng đặc biệt".
Điểm xung đột: Gaza hoang tàn tạm ngưng tiếng sún.g; Tổng thống Ukraine cảnh báo Tổng tư lệnh?
Cây cầu nói trên được hoàn thành vào năm 2018, bốn năm sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine. Cuộc tấ.n côn.g vào cầu Crimea là một trong số những hành động tấ.n côn.g của Ukraine ở biển Đen, trong đó có cả vụ tấ.n côn.g bằng tên lửa vào trụ sở Hạm đội Biển Đen của Nga ở thành phố Sevastopol vào tháng 9.
Trong tháng này, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho hay Ukraine đã giành được thế chủ động từ Nga ở biển Đen và nhờ sử dụng xuồng không người lái đã buộc hạm đội và tàu chiến của Nga phải rút lui, theo Reuters.
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Nga đối với tuyên bố mới từ phía Ukraine.
Ukraine tuyên bố sắp tấ.n côn.g Crimea Lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Ukraine Kyrylo Budanov cho biết, Kiev đang chuẩn bị cho một cuộc tấ.n côn.g khác nhằm vào Crimea "trong vài ngày tới". Trả lời truyền thông ngày 22/8, lãnh đạo cơ quan tình báo quân sự Ukraine Kyrylo Budanov bất ngờ tuyên bố, "có nhiều người dân trên bán đảo đang háo hức mong chờ"...