Nga triển khai tên lửa đẩy mới
Phát biểu trước báo giới hôm qua (24/4), Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga – Thiếu Tướng Oleg Ostapenko tiết lộ, quân đội Nga sẽ tiếp nhận hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Morfey mới vào năm 2015.
Morfey là hệ thống tên lửa phòng không di động, có tầm phóng hiệu quả khoảng 5km. Nó được phát triển từ năm 2007.
Ông Ostapenko, người cũng từng giữ cương vị Tư lệnh Lực lượng Không quân Nga, nói với phóng viên tại Moscow rằng: “Tôi nghĩ, một số hệ thống tên lửa đầu tiên loại này sẽ được đưa vào biên chế trong năm 2015″.
Hệ thống Morfey sau khi được triển khai sẽ gia nhập mạng lưới phòng không trong tương lai của Nga với các hệ thống tên lửa tối tân khác như Vityaz, S-400 và S-500.Hiện hệ thống phòng không tầm trung Vityaz, dự kiến sẽ thay thế hệ thống tên lửa đã lỗi thời S-300PS, vẫn đang trong quá trình được phát triển.
Bên cạnh đó, ông Ostapenko còn cho biết, quân đội Nga dự kiến sẽ lần đầu tiên phóng quả tên lửa đẩy Angara mới vào năm 2014 sau khi xây dựng xong khu liên hiệp phóng tên lửa mới ở trung tâm vũ trụ Plesetsk.
Tên lửa Angara được thiết kế với khả năng đưa những vệ tinh, thiết bị có trọng lượng lên tới khoảng từ 2.000 đến 40.500kg lên quỹ đạo trái đất ở tầm thấp. Tên lửa này được phát triển từ năm 1995.
Tên lửa đẩy Angara
Video đang HOT
“Chúng tôi hy vọng sẽ phóng nó lần đầu tiên vào năm 2014. Tuy nhiên tất cả đều phụ thuộc vào các đơn vị chế tạo”, ông Ostrapenko cho các phóng viên biết tại Moscow .
Theo dự kiến ban đầu, tên lửa Angara sẽ được phóng đi lần đầu tiên vào năm 2013 này.
Dòng tên lửa Angara được thiết kế và phát triển nhằm mục đích giúp Nga tiếp cận một cách độc lập với không gian vũ trụ. Tên lửa loại này sẽ giảm sự phụ thuộc của Nga vào trung tâm vũ trụ Baikonur mà nước này thuê của Kazakhstan. Theo đó, nước này có thể phóng các thiết bị có trọng tải nặng từ trung tâm vũ trụ Plesetsk ở miền bắc nước Nga cũng như từ trung tâm vũ trụ mới Vostochny ở vùng Viễn Đông.
Ông Ostanpenko cũng cho biết, thời gian phóng tên lửa hạng nhẹ Soyuz-2.1V sẽ được quyết định vào tháng 5 tới, vì vụ phóng thử dự kiến trong năm 2013 của tên lửa này đã bị hoãn lại do gặp sự cố trong các lần phóng thử.
Đầu tư ngân quỹ để tăng cường sức mạnh quốc phòng
Trong một diễn biến liên quan khác, cũng trong hôm qua, Thiếu Tướng Vladimir Shamanov, Chỉ huy Lực lượng Không kích Nga cho biết, Bộ Quốc phòng Nga sẽ chi khoảng 300 triệu USD cho các chương trình huấn luyện lực lượng đặc nhiệm của nước này.
Lực lượng Đặc nhiệm bao gồm Binh lính Đặc vụ, Lực lượng Không kích, các đơn vị đặc nhiệm Lục quân và Hải quân sẽ được huấn luyện tại khoa tình báo quân sự của Học viện Ryazan, ông Shamanov nói trong một cuộc họp báo với hãng tin RIA Novosti.
Chương trình sẽ bắt đầu được thực hiện trong vòng từ 2 đến 3 năm tới, ông cho biết.
Ông Shamanov còn nói rằng, ông đã đề xuất việc thiết lập một quân đoàn phản ứng nhanh cũng như thành lập một quân khu “lưu động” riêng biệt ở Nga để kịp thời đối phó với những tình huống khó lường trước.
Quân đoàn phản ứng nhanh này sẽ thuộc quyền chỉ huy của Bộ Tổng Tham mưu Lực lượng Vũ trang Nga, ông nói thêm. Quân đoàn này được lập ra để đối phó nhanh với các mối đe dọa và thách thức trong và ngoài nước Nga.
Ngoài chủ trương đầu tư ngân sách vào việc phát triển lực lượng đặc nhiệm, Bộ Quốc phòng Nga còn vừa công bố kế hoạch hiện đại hóa các phương triện chiến đấu phòng không BMD-1 và dự kiến sẽ chi 100 triệu USD cho chương trình này.
Theo đó, 145 chiếc BMD-1 sẽ được nâng cấp lên phiên bản BMD-2 trong năm nay, còn 67 chiếc khác sẽ được nâng cấp vào năm tới, với chi phi nâng cấp cho mỗi chiếc lên tới 16 triệu rúp
Năm ngoái, Nga cũng chi khoảng 2 tỷ rúp cho chương trình hiện đại hóa 135 phương tiện chiến đấu.
Trước đó, hồi tháng 12 năm ngoái, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Nga – Thiếu Tá Alexander Kucherenko từng cho biết, Lực lượng Không kích của nước này sẽ tiếp nhận 10 chiếc BMD-4M nâng cấp đầu tiên vào cuối năm 2013.
BMD-4M là phiên bản nâng cấp mới nhất của một loại xe chiến đấu bọc thép, có khả năng hỗ trợ lính phòng không. Nó được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực kỹ thuật số và một tổ hợp vũ khí có độ chính xác cao, trong đó có súng 100-mm.
Quân đội Nga dự kiến sẽ mua thêm khoảng 1000 xe BMD-4M trong chương trình tái vũ trang đến năm 2020.
Theo Dantri
Nga chuẩn phóng tên lửa đẩy vũ trụ Angara đầu tiên
Quân đội Nga dự kiến sẽ thực hiện vụ phóng tên lửa đẩy mới Angara đầu tiên vào năm 2014, sau khi việc xây dựng tổ hợp phóng mới tại Trung tâm vũ trụ Plesetsk được hoàn thành, Thứ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Oleg Ostapenko cho biết hôm 24-4.
Các tên lửa Angara, được thiết kế để cung cấp khả năng mang được khối lượng từ 2.000 đến 40.500 kg vào quỹ đạo thấp của trái đất, đã được phát triển từ năm 1995.
"Chúng tôi hy vọng sẽ sẵn sàng vào năm 2014. Nhưng tất cả phụ thuộc vào ngành công nghiệp - vào việc họ có thể hoàn thành các tên lửa trong bao lâu", Ostapenko phát biểu trước các phóng viên tại Moscow. Lần phóng đầu tiên của Angara hạng nhẹ trước đó được dự kiến vào năm 2013.
Tên lửa đẩy mới Angara-1 của Nga
Các tên lửa Angara có một thiết kế mô-đun tương tự như Phương tiện phóng có thể phá hủy cải tiến (EELV), dựa trên một mô-đun tên lửa phổ quát chung.
Mục đích chính của họ tên lửa Angara là để cung cấp cho Nga sự truy nhập không gian độc lập. Các tên lửa sẽ làm giảm sự phụ thuộc của Nga vào Trung tâm vũ trụ Baikonur mà họ thuê của Kazakhstan bằng việc cho phép sự phóng các tải trọng nặng từ Trung tâm Vũ trụ Plesetsk ở miền bắc Nga và từ Trung tâm vũ trụ mới Vostochny tại vùng Viễn Đông của Nga.
Ông Ostapenko cũng cho biết, khung thời gian cho việc phóng tên lửa hạng nhẹ Soyuz-2.1V sẽ được quyết định vào tháng 5-2013, sau khi vụ phóng thử nghiệm được lên kế hoạch cho năm 2013 đã bị hoãn lại do một tai nạn trong quá trình thử nghiệm buồng đốt của động cơ của tên lửa.
Theo ANTD
Ngày 3/5, VN phóng vệ tinh viễn thám đầu tiên Mô hình vệ tinh VNRED Sat-1 Ngày 3/5 tới đây, Vệ tinh VNRED Sat-1, vệ tinh viễn thám đầu tiên của Việt Nam, trị giá hơn 70 triệu USD sẽ được phóng lên vũ trụ, theo TS Bùi Trọng Tuyên, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Vũ trụ Việt Nam. Trước đó, ngày 8/3, VNRED Sat-1 đã được vận chuyển đến bãi phóng...