Nga triển khai lô tên lửa “khủng” nhất tới sát biên giới
Quân khu miền Tây của Nga sẽ tiếp nhận một số lượng chưa xác định hệ thống phòng không tối tân S-400 và Pantsir-S trước cuối năm 2015. Đó là thông tin vừa được người phát ngôn của quân khu – Thiếu Tá Oleg Kochetkov đưa ra hôm qua (25/6).
“Hệ thống phòng không tầm xa hiện đại S-400 Triumf và hệ thống thống tên lửa Pantsir-S sẽ được đưa vào biên chế của các đơn vị phòng không thuộc Quân khu miền Tây để triển khai tới khu vực sát biên giới phía tây trước cuối năm nay”, ông Kochetkov cho hay.
Nga hiện đang thực hiện chương trình tái vũ trang trị giá 325 tỷ USD, trong đó sẽ hiện đại hóa 70% kho vũ khí quân sự của mình trước năm 2020. Việc bàn giao các hệ thống tên lửa trên cho Quân khu miền Tây cũng thuộc chương trình tái vũ trang này.
S-400 Triumf là hệ thống tên lửa đất đối không tầm trung đến tầm xa, có thể tham gia tấn công hiệu quả tất cả các mục tiêu ở trên không trong tương lai. Loại tên lửa tối tân này do Tập đoàn NPO Almaz-Antey thiết kế và phát triển. Nó được thiết kế để bảo vệ các mục tiêu quân sự và dân sự khỏi sự tấn công của máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. S-400 Triumf được đánh giá là một trong những loại tên lửa hiện đại nhất thế giới.
S-400 có khả năng tiêu diệt mục tiêu ở độ cao từ 5m đến 30km trong phạm vi 400km. Những mục tiêu mà tên lửa S-400 có thể tiêu diệt là các thiết bị bay, máy bay không người lái, tên lửa đạn đạo chiến thuật, tên lửa hành trình, máy bay do thám, máy bay chiến lược và chiến thuật có tầm hoạt động không quá 3.500km và tốc độ bay tối đa 4,8 km/s. S-400 Triumph có thể tác chiến trong mọi điều kiện địa hình, thời tiết, trong môi trường có nhiễu cường độ mạnh và chế áp điện tử cao.
Thông thường, một tiểu đoàn S-400 thường biên chế: xe radar trinh sát, xe đài điều khiển hỏa lực và 8-12 xe mang bệ phóng tên lửa.
Mỗi xe mang bệ phóng mang theo 4 quả đạn tên lửa đặt trong ống bảo quản (thời hạn tới 15 năm). S-400 thiết kế để phóng nhiều loại tên lửa có tầm bắn khác nhau, bao gồm đạn 48N6E (150km), 48N6E2 (200km), 9M96E (40km), 9M96E2 (120km) và 9M38M/9M82M (400km).
Video đang HOT
Một trong những đặc tính khiến S-400 trở thành hệ thống tên lửa độc nhất vô nhị trên thế giới là nó có khả năng cùng lúc giám sát 300 mục tiêu khác nhau và bắn hạ 36 mục tiêu chỉ bằng một lần phóng.
Ngoài ra, S-400 cũng nổi trội ở khả năng cơ động. Đây là một hệ thống phòng không toàn diện có thể được thiết lập ngay trên mặt đất, ở bất cứ đâu chỉ trong vòng vài phút.
Mỗi hệ thống S-400 đều có một số thiết bị trọng yếu. Ngoài bệ phóng còn có một trạm chỉ huy và 2 radar. Trong đó, một radar giám sát bầu trời, tìm kiếm mục tiêu. Sau khi mục tiêu rơi vào tầm ngắm, chiếc radar thứ hai sẽ bắt đầu bám theo hành trình của nó. Lúc này, bộ phận chỉ huy sẽ xin lệnh có loại bỏ mục tiêu hay không
Hiện nay, lực lượng phòng không Nga đã triển khai được tất cả 4 trung đoàn, trong đó 2 trung đoàn đầu tiên được bố trí ở ngoại ô thủ đô Moscow. Trung đoàn S-400 thứ ba được triển khai ở vùng Baltic (Leningrad) và trung đoàn thứ tư vừa được triển khai ở khu vực Nakhodka (vùng lãnh thổ Primorsky Krai), gần sát với phần lãnh thổ phía Đông Bắc của Trung Quốc và phía Bắc của Triều Tiên.
S-400 Triumph được kỳ vọng sẽ trở thành xương sống của lực lượng tên lửa phòng không của Nga trước năm 2020.
Nhiều nước rất muốn sở hữu S-400 của Nga. Hiện giá mỗi tổ hợp tên lửa phòng không tối tân này là khoảng 500 triệu USD. Nga ban đầu khẳng định, nước này chưa có kế hoạch xuất khẩu S-400. Tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại này chỉ được sản xuất để phục vụ cho Lực lượng Vũ trang Nga.
Tuy nhiên, theo dự kiến, tới khi nào S-400 đáp ứng đầy đủ nhu cầu của Quân đội Nga thì nước này sẽ bắt đầu xuất khẩu (khoảng từ năm 2015) loại tên lửa tối tân này. Trong đó, các khách hàng tiềm năng sẽ được mua hệ thống S-400 là Trung Quốc, Belarus, Kazakhstan và có thể cả Việt Nam. Hiện trong biên chế, lực lượng phòng không Việt Nam có 2 tiểu đoàn S-300PMU1 hiện đại.
Trong khi đó, Pantsir-S (NATO gọi là: SA-22 Greyhound) là một tổ hợp tên lửa/pháo phòng không có khả năng tiêu diệt hầu hết các mục tiêu trên không trong phạm vi ngắn và trung. Đây là một trong những hệ thống phòng không tầm gần tiên tiến nhất của Nga hiện nay.
Mỗi tổ hợp phòng không Pantsir-S gồm 2 khẩu pháo phòng không tự động 2 nòng 30 mm và các tên lửa đất – đối – không 57E6 cùng với radar hoặc thiết bị quang học theo dõi mục tiêu và đài chỉ huy vô tuyến. Hiện tại đây được xem là tổ hợp pháo phòng không kết hợp với tên lửa bán chạy nhất thế giới và không có đối thủ trên thị trường vũ khí.
Các tổ hợp phòng không Pantsir-S thường được sử dụng để bảo vệ các khu vực mục tiêu trọng yếu, các điểm dân cư và quân sự, đội hình đơn vị chiến đấu đang cơ động lên tới cỡ trung đoàn hoặc các tổ hợp phòng không khác như S-300/S-400.
Hệ thống Pantsir-S được sử dụng để tiêu diệt các mục tiêu trên không hoặc dưới mặt đất và trong khi di chuyển có khả năng bám sát tới 20 mục tiêu và thực hiện phóng cùng lúc hai tên lửa vào mục tiêu.
(tổng hợp)Đan Khanh
Theo_VnMedia
Tiêm kích Su-30 đóng giả địch cho S-300 tập bắn
Các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 thuộc Quân khu phía Đông Nga mới có cuộc tập trận với mục tiêu giả định do Su-30SM và Su-24 đóng.
Các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 thuộc Quân khu phía Đông Nga mới có cuộc tập trận với mục tiêu giả định do Su-30SM và Su-24 đóng.
Các đơn vị phòng không Quân khu phía Đông Nga ở vùng lãnh thổ Khabarovsk đã tổ chức cuộc tập trận đánh trả cuộc không kích của kẻ thù giả định, phát ngôn viên quân khu ông Aleksandr Gordeyev nói với TASS.
Khoảng 500 sĩ quan, chiến sĩ và 100 vũ khí khí tài liên quan gồm cả hệ thống tên lửa phòng không S-300 đã tham gia cuộc tập trận.
Tên lửa S-300.
"Các kíp chiến đấu của hệ thống phòng không S-300 đã được cảnh báo và hành quân tới vùng hồ Khummi. Kẻ thù giả định được đóng giả bởi các máy bay tiêm kích Su-30SM và cường kích Su-24, triển khai tại vùng lãnh thổ Khabarovsk bắt trước một cuộc không kích lớn", ông này cho biết.
Dù đã đưa vào biên chế số lượng lớn S-400 nhưng tổ hợp tên lửa S-300 vẫn là "xương sống" của lực lượng phòng không trên khắp lãnh thổ Nga.
Hoàng Lê
Theo_Kiến Thức
Tàu tên lửa Nga tập huấn trên Thái Bình Dương Giám đốc của cơ quan báo chí của Quân khu Viễn Đông Nga, thuyền trưởng Roman Martov cho biết: Các tàu sân bay trang bị tên lửa của Nga tại trụ sở trên bán đảo Kamchatka đã tiến hành một cuộc diễn tập quân sự ở Thái Bình Dương. Ông Martov cho biết: "Trong quá trình tập huấn, tàu sân bay hạng nhẹ...