Nga triển khai đầu đạn hạt nhân nhiều hơn Mỹ đúng 1 chiếc
Với việc triển khai 1.643 đầu đạn hạt nhân, Moscow lật ngược 14 năm chiếm thế tối thượng của Mỹ, và nay có nhiều hơn một đầu đạn so với Lầu Năm Góc, theo một báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ mới công bố tuần này.
Dù Mỹ và Nga – hai đối thủ thời Chiến tranh Lạnh – đã cắt giảm đáng kể kho vũ khí hạt nhân (VKHN) từ năm 1991, các dữ liệu cho thấy trong 6 tháng qua (thời điểm quan hệ Nga-phương Tây xuống thấp nhất vì cuộc khủng hoảng Ukraine), cả hai nước đều nỗ lực tăng cường sức mạnh hạt nhân.
Bộ đội tên lửa Nga diễu binh
Mỹ giảm số đầu đạn, Nga tăng
Báo cáo hàng năm nhằm giám sát nỗ lực kiểm soát vũ khí, có hai số liệu chính: số đầu đạn hạt nhân được triển khai, và số phương tiện phóngcác đầu đạn như tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICMB) tàu ngầm và máy bay ném bom.
Từ tháng 3, khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, Moscow đã tăng cả hai số liệu: số giàn phóng từ 906 lên 911 chiếc, số đầu đạn từ 1.512 lên 1.643.
Các số liệu này cho phép Nga ngang bằng Mỹ vốn không triển khai VKHN mới, chỉ tăng số đầu đạn hạt nhân từ 1.585 lên 1642 kể từ tháng 3.
Mỹ đã giảm số giàn phóng từ 952 xuống còn 912.
Dù cả hai nước đều tăng triển khai trong năm 2014, hai bên đã đi theo hai hướng khác nhau trong 3 năm qua: Năm 2011, Nga triển khai 1.537 đầu đạn, ít hơn hiện nay 106 đầu đạn.
Mỹ 3 năm trước triển khai 1.800 đầu đạn, có nghĩa đã rã 158 đầu đạn.
Video đang HOT
Việc tăng số đầu đạn triển khai phản ánh sự tiến bộ trong hệ thống cung ứng vũ khí của Nga, theo chuyên gia VKHN Nga Pavel Podvig. Ông nói Nga đang thúc đẩy số tên lửa Bulava phóng từ tàu ngầm, và tên lửa ICMB mới Yar.
Hồi tháng 9, phó Thủ tướng Nga Dmitry Rogozin nói lực lượng hạt nhân Nga (cột trụ của sức mạnh quân sự nước này) sẽ hoàn tất công cuộc hiện đại hóa từ năm 2020, như một phần trong chương trình tái vũ trang rầm rộ tốn 700 tỷ USD của quân đội Nga.
Hiệp định không cản Mỹ, Nga giấu “đồ chơi”
Theo Hiệp định kiểm soát vũ khí START mới, vốn có hiệu lực từ năm 2011 và có chữ ký của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga lúc đó là ông Dmitry Medvedev, thì số liệu kho VKHN của mỗi nước đều được báo cáo mỗi 6 tháng một lần.
Dù START quy định mỗi nước chỉ có tối đa 1.550 đầu đạn hạt nhân, hiệp định này chỉ đếm số vũ khí trên máy bay ném bom chỉ là một đầu đạn, có nghĩa mỗi nước đều vượt quá mức tối đa khoảng vài trăm đầu đạn.
Mức trần ấy chỉ là một phần trong số đầu đạn mà Nga và Mỹ từng chĩa vào nhau.
Theo dữ liệu của The Bulletin of Atomic Scientists (một tổ chức giám sát hạt nhân toàn cầu),tổng tầm cỡ kho VKHN chiến lược của Mỹ lên tới 32.000 đầu đạn vào năm 1966.
Năm 1978,Liên Xô vượt qua Mỹ và đến năm 1986 thì có tổng cộng 45.000 đầu đạn. Nhưng cũng phải lưu ý, rằng các số liệu này không tính đến các khả năng kỹ thuật và sự khác biệt, cũng như không thể nói nhiều về sức mạnh hiện tại của mỗi nước.
Năm 1968, Mỹ và Liên Xô đồng ý các biện pháp kiểm soát VKHN đầu tiên, bằng thỏa thuận Thương lượng hạn chế vũ khí chiến lược (SALT) niêm phong số tên lửa trong kho vũ khí của họ.
Lúc ấy, Mỹ có 1.710 tên lửa, còn Liên Xô có 2.347 tên lửa.
Dù SALT nhằm hạn chế cuộc chạy đua vũ trang, nó không đề cập vấn đề hạn chế đầu đạn hạt nhân. Hai bên nhanh chóng nhận ra họ có thể tăng cường cho kho tên lửa, bằng cách thiết kế mỗi tên lửa có thể triển khai nhiều đầu đạn hạt nhân sau khi phóng.
Năm 1986, Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và lãnh tụ Liên Xô Mikhail Gorbachev gặp nhau ở Reykjavik để bàn chuyện hạn chế vũ khí.
Trên bàn họp lúc đó là đề xuất giảm 50 % kho VKHN, và thậm chí có lúc ông Gorbachev nói với ông Reagan, rằng ông sẽ xóa toàn bộ VKHN của Liên Xô, nếu Mỹ hủy kế hoạch tên lửa phòng thủ.
Ông Reagan từ chối, kho vũ khí vẫn tồn tại, nhưng cuộc họp cho ra đời Hiệp định Lực lượng hạt nhân tầm trung bình (INF) vốn lần đầu tiên hủy toàn bộ số VKHN.
Ngày nay, INF đang bị đe dọa,Mỹ cáo buộc Nga vi phạm, còn các quan chức cấp cao Nga công khai đề cập việc rút khỏi INF.
Năm 1991, Hiệp định giải trừ vũ khí chiến lược (START) được ký, hạn chế số VKHN ở con số 1.600 phương tiện phóng và 6.000 đầu đạn hạt nhân.
20 năm kế, nỗ lực soạn START 2 và 3 chưa được hoàn tất, nhưng năm 2002, Tồng thống Mỹ George Bush và Tổng thống Nga Vladimir Putin đồng ý giảm số đầu đạn xuống còn 2.000 chiếc, theo tinh thần Hiệp định giải trừ vũ khí tấn công chiến lược (SORT, còn gọi là Hiệp định Moscow).
START mới hạ mức hạn chế xuống thêm 450 đầu đạn.
Tuy nhiên, các hiệp định này chỉ áp dụng với việc vũ khí đã triển khai, và nó vẫn “giấu” được số vũ khí lớn mà cả hai bên đang trữ trong kho.
Theo Bulletin of Atomic Scientists, Nga vẫn còn 8.000 VKHN, Mỹ còn 7.000 VKHN.
Theo_Người Đưa Tin
Ả-rập Xê-út mua tên lửa đạn đạo DF-21 của Trung Quốc
Ả-rập Xê-út đã mua các tên lửa đạn đạo DF-21 của Trung Quốc để bảo vệ 2 thánh địa Hồi giáo Mecca và Medina, một quan chức Ả-rập Xê-út tiết lộ.
Các hệ thống tên lửa đạn đạo DF-21.
Ông Anwar Eshqi, một vị tướng về hưu và hiện là cố vấn cho hội đồng liên quân của Ả-rập Xê-út, cho biết: "Ả-rập Xê-út đã nhận được các tên lửa DF-21 từ Trung Quốc và việc tích hợp tên lửa, trong đó có kiểm tra bảo dưỡng toàn bộ và các thiết bị nâng cấp, đã hoàn thiện".
Ngoài bảo vệ 2 thánh địa Hồi giáo Mecca và Medina, DF-21 cũng sẽ được sử dụng để tạo thành một chiếc ô che chở nhằm bảo vệ các đồng minh của Ả-rập Xê-út tại Vùng Vịnh, ông Eshqi nói, ngụ ý rằng các tên lửa không được sử dụng cho các cuộc tấn công.
Tên lửa DF-21 có tầm xa từ 1.600 -2.500 km và được tin là có tốc độ tối đa vào khoảng March 5 (tương đương 6.000 km/h).
Ả-rập Xê-út đã ký hợp đồng với Trung Quốc nhằm mua các tên lửa DF-21 vào năm 2007, nhưng không bên nào công khai thừa nhận về thỏa thuận.
Ả-rập Xê-út có thể mua và công bố thương vụ vũ khí này như một thông điệp nhằm "dằn mặt" Iran.
Theo tạp chí Newsweek, Mỹ đã đồng ý để đồng minh Ả-rập Xê-út mua tên lửa DF-21 miễn là chúng không có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Tuy nhiên, ông Eshqi cho hay các tên lửa DF-21 mà Ả-rập Xê-út mua có thể được trang bị đầu đạn hạt nhân.
An Bình
Theo dantri/Want China Times
Ả-Rập Xê-Út thừa nhận mua tên lửa đạn đạo DF-21 của Trung Quốc Ả-Rập Xê-Út đã mua tên lửa đạn đạo DF-21 từ Trung Quốc để bảo vệ khu vực Mecca và Medina, ông Anwar Eshqi, cựu tướng lĩnh cao cấp và cố vấn của Hội đồng Liên quân Ả-Rập Xê-Út. "Quân đội Ả-Rập Xê-Út đã nhận được các tên lửa DF-21 từ Trung Quốc, cũng như những thiết bị kèm theo, bao gồm các bộ...