Nga triển khai chiến thuật ‘bom lượn’, Ukraine có thể mất thêm đất
Nga hiện tăng cường các cuộc tấn công bằng bom lượn để nhắm vào hệ thống phòng thủ của Ukraine trong khi giữ an toàn cho các máy bay tấn công của mình, theo Business Insider ngày 27.3.
Chiến thuật này cho thấy Nga đã thích nghi với những hạn chế của mình, từ đó giúp Moscow giành được những chiến thắng mới trên chiến trường gần đây. Ukraine gặp nhiều khó khăn trong việc đối phó với những mối đe dọa từ chiến thuật mới này của Nga do thiếu tên lửa phòng không và viện trợ nhỏ giọt từ phương Tây.
Các chuyên gia quân sự cho rằng Ukraine có thể sẽ mất thêm lãnh thổ và lực lượng giàu kinh nghiệm. Ông George Barros, trưởng nhóm tình báo không gian địa lý và là nhà phân tích Nga tại Viện nghiên cứu chiến tranh (ISW-Mỹ), nói với Business Insider: “Việc Nga sử dụng bom lượn thực sự cho thấy mức độ nguy hiểm của quân đội Nga”.
Tổng thống Putin: Nga không tấn công NATO nhưng sẽ bắn hạ F-16
Nga đạt bước tiến nhờ bom lượn
Bom lượn cho phép lực lượng Nga tấn công các vị trí kiên cố từ xa hơn pháo binh mà không cần mạo hiểm điều máy bay chiến đấu vào tầm ngắm của hệ thống phòng không Ukraine. Những điểm yếu về độ chính xác được bù đắp bằng sức mạnh hỏa lực, bởi những quả bom này có thể nặng tới 3 tấn.
Thời gian bay ngắn, tín hiệu phản xạ radar nhỏ và quỹ đạo phi đạn đạo khiến bom lượn rất khó bị đánh chặn. Ukraine từ lâu đã cảnh báo rằng chúng có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng, và thực tế trong vài tháng qua đã chứng minh mối lo ngại này.
Hiện trường trong một vụ tấn công ở Zaporizhzhia (Ukraine) ngày 28.3.2024. ẢNH REUTERS
Trong một báo cáo công bố tuần trước, các nhà phân tích tại ISW cho rằng, lực lượng Nga đã tăng cường đáng kể các cuộc tấn công bằng bom lượn có điều khiển và không điều khiển nhắm vào các vị trí ở hậu phương và tiền tuyến của Ukraine kể từ đầu năm 2024.
Việc Nga đã chiếm được thành phố Avdiivka (Ukraine) này đã chứng minh tính hiệu quả của chiến thuật “bom lượn” này cũng như đánh dấu bước tiến lớn nhất trong gần 1 năm qua. Các chuyên gia cho rằng thay vì độ chính xác, số lượng lớn các cuộc tấn công bằng bom lượn sẽ làm lung lay tinh thần của binh sĩ Ukraine, từ đó tạo ảnh hưởng lâu dài trong tương lai.
Theo ông Barros, phía Nga đang hiểu rõ cách thức tiến hành các cuộc tấn công vào các thành phố và cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine để làm cạn kiệt nhanh nhất hệ thống phòng không của Ukraine.
“Khi phòng không Ukraine bị hạn chế, Nga sẽ sử dụng máy bay cánh cố định để thực hiện các cuộc tấn công bằng bom lượn. Nếu Ukraine có hệ thống phòng không tốt hơn, họ có thể ngăn chặn đối phương sử dụng bom lượn bằng cách buộc máy bay cách xa chiến tuyến hơn”, ông Barros nói thêm.
Trong trường hợp khả năng phòng không của Ukraine ngày càng suy giảm, có thể cần xem xét các kịch bản tệ hơn khi không quân Nga có thể hoạt động trên bầu trời Ukraine mà không gặp bất cứ chướng ngại nào, ông Barros cho hay.
Ukraine có thể mất thêm lãnh thổ
Máy bay Nga đã thả hơn 3.500 quả bom xuống các vị trí của Ukraine trong gần 3 tháng qua, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine, Trung tướng Ivan Gavrylyuk viết trong một bài xã luận ngày 18.3 cho hãng thông tấn Ukrinform. Ông cho biết con số này cao hơn nhiều so với năm trước.
Nga đã tìm ra một chiến thuật hiệu quả nên nhanh chóng tăng cường sản xuất các loại bom lượn. Tuần trước, Bộ Quốc phòng Nga cho biết việc sản xuất một số loại đạn dược đang gia tăng, bao gồm bom FAB-500 (500 kg), FAB-1500 (1,4 tấn) và bom FAB-3000 ( 3 tấn) – tất cả được cho là đều được sửa đổi và biến thành bom lượn.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky kêu gọi việc viện trợ quân sự từ các đối tác ngày 20.3.2024. ẢNH REUTERS
Theo ông Justin Bronk, một chuyên gia về không quân tại Viện nghiên cứu Thống nhất Hoàng gia (RUSI-Anh), nhiều quả bom lượn của Nga đang được thả ở khoảng cách lên tới 50 km hoặc xa hơn phía sau chiến tuyến, khiến Ukraine khó có thể tấn công những máy bay này bằng các hệ thống phòng không hiện có, ngoài hệ thống MIM-104 Patriot do Mỹ sản xuất.
Bom lượn thường được sử dụng nhắm vào các mục tiêu cố định, tức là chúng đặc biệt hiệu quả ở những khu vực từng xảy ra giao tranh kéo dài. Chẳng hạn như ở Avdiivka – nơi các vị trí của Ukraine tương đối dễ bị phát hiện.
“Điều đó khiến việc lập kế hoạch tấn công bằng bom lượn vào các mục tiêu cố định trở nên khả thi. Chúng chứa nhiều chất nổ hơn so với đạn pháo hoặc tên lửa, đặc biệt là những quả bom nặng 1,5 tấn”, ông Bronk giải thích. Do đó, những quả bom có ảnh hưởng tâm lý lớn hơn so với pháo binh.
Nga nói Ukraine tổn thất nhiều tổ hợp HIMARS, Patriot
Để giảm các mối đe dọa từ bom lượn, Ukraine cần tăng cường đáng kể các máy bay đánh chặn phòng không và đạn pháo. Tuy nhiên, Tổng thống Volodymyr Zelensky thường xuyên nói rằng kho vũ khí phòng không hiện có của Ukraine không đủ để bảo vệ đất nước khỏi các cuộc tấn công dồn dập, đồng thời kêu gọi các đối tác tăng cường viện trợ.
Mỹ hiện vẫn trì hoãn các gói viện trợ bổ sung cho Ukraine, khiến Kyiv ngày càng thiếu các thiết bị quân sự cần thiết gồm khả năng phòng không và đạn dược. Tuần trước, Nhà Trắng nhấn mạnh, việc Mỹ cung cấp thêm khí tài phòng không cho Ukraine là “rất quan trọng”.
Sức mạnh của bom lượn Nga còn có lợi thế lớn về pháo binh, kho vũ khí ngày càng cạn kiệt của Ukraine và triển vọng ảm đạm về các gói viện trợ từ Mỹ và phương Tây là các yếu tố khiến cục diện chiến sự theo hướng bất lợi cho Kyiv. “Nếu không được Mỹ thông qua khoản viện trợ bổ sung, rất khó để Ukraine tránh được nguy cơ mất thêm lãnh thổ, nhất là khi Nga có thể sẽ tiến hành cuộc tấn công lớn vào mùa hè”, ông Bronk nói.
Nước Nga bước vào cuộc bầu cử quan trọng
Hàng chục triệu cử tri Nga ngày 15/3 bắt đầu đến các điểm bỏ phiếu để bầu Tổng thống nhiệm kỳ 2024-2030, cuộc đua nhằm tìm ra người sẽ chèo lái đất nước Nga thêm hơn nửa thập kỷ với nhiều những khó khăn, thách thức, từ cuộc xung đột tại Ukraine đến sự bao vây của phương Tây.
Hội đồng Liên bang Nga ngày 7/12/2023 phê chuẩn để cuộc bầu cử tổng thống Nga diễn ra trong 3 ngày từ ngày 15 tới 17/3. Do lãnh thổ rộng lớn của Nga, trong đó có nhiều khu vực có điều kiện khí hậu khắc nghiệt khó tiếp cận, nên Hiến pháp Nga quy định sẽ có những khu vực được bỏ phiếu sớm. Những khu vực đầu tiên bỏ phiếu sớm được ghi nhận diễn ra từ ngày 25/2.
Những người ủng hộ ông Vladimir Putin tuần hành tại Moscow. Ảnh Getty Images
Cử tri tại 29 vùng lãnh thổ cấu thành của Liên bang Nga sẽ có thể bỏ phiếu không chỉ tại các điểm bỏ phiếu cố định mà còn có thể bỏ phiếu trực tuyến. Tất cả hoạt động bỏ phiếu kết thúc trong ngày 17/3.
Theo Reuters, hoạt động bỏ phiếu cũng được tiến hành ở Bán đảo Crimea, giống như năm 2018 cũng như các khu vực Nga mới tuyên bố sáp nhập trong chiến dịch quân sự ở Ukraine là Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia. Hơn 112 triệu người đủ điều kiện để đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử này, bao gồm 1,9 triệu người Nga ở nước ngoài, theo hãng tin TASS của Nga.
Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội toàn Nga dự báo, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống Nga năm 2024 ước tính khoảng 71%, tương đương khoảng 80 triệu người có thể tham gia bầu cử. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử năm 2018 tại Nga là 67,5%, mức khá cao so với các quốc gia châu Âu.
Bầu cử tổng thống Nga năm nay chứng kiến cuộc đua của tổng cộng 4 ứng cử viên, trong đó có đương kim Tổng thống Vladimir Putin, tranh cử với tư cách ứng viên tự do, đại diện Đảng Cộng sản Nga Nikolai Kharitonov, lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do Leonid Slutsky và đại diện Đảng Nhân dân Mới Vladislav Davankov.
Trung tâm Nghiên cứu dư luận xã hội toàn Nga dự báo, các ứng viên Tổng thống Nga có thể đạt được tỷ lệ phiếu bầu như sau: Ông Vladimir Putin có thể đạt 82%, ông Nikolai Kharitonov và ông Vladislav Davankov mỗi người khoảng 6%, trong khi ông Leonid Slutsky 5%. Tỷ lệ 1% còn lại sẽ là các phiếu không hợp lệ. Kết quả dự báo này được công bố theo ủy quyền của Viện chuyên gia nghiên cứu xã hội Nga (EISI) trên cơ sở các dữ liệu tiếp cận thông qua một cuộc khảo sát bằng điện thoại trên toàn Nga được thực hiện ngày 6/3/2024.
Trong một cuộc khảo sát khác do Trung tâm Levada ở Moscow thực hiện, kết quả cho thấy 86% người dân Nga ủng hộ Tổng thống Putin trước thềm bầu cử. 75% người được hỏi cho rằng đất nước đang đi đúng hướng, cao hơn 13% so với cuộc khảo sát hồi tháng 9/2023, trong khi 15% có quan điểm khác. Khảo sát cũng chỉ ra 73% người dân ủng hộ hoạt động của Chính phủ Nga và 21% không tán thành.
Ông Putin được bầu làm Tổng thống Nga lần đầu tiên năm 2000 và sau đó tái đắc cử nhiệm kỳ lãnh đạo chính phủ kéo dài 4 năm thêm 3 lần nữa, vào các năm 2004, 2012 và 2018. Nếu chiến thắng trong cuộc bỏ phiếu sắp tới như các dự báo mới nhất, ông Putin, 71 tuổi, sẽ tiếp tục lãnh đạo Nga nhiệm kỳ thứ 5, lần này kéo dài 6 năm theo các sửa đổi Hiến pháp được nước này thông qua năm 2020. Những cải cách pháp lý quan trọng đó cũng xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ Tổng thống, đồng nghĩa với việc ông Putin có thể chạy đua vào ghế lãnh đạo Điện Kremlin lần nữa vào năm 2030 và nếu tái đắc cử, ông sẽ cầm quyền đến năm 2036, lúc 83 tuổi.
Tổng thống Putin, trong thông điệp ngày 14/3, kêu gọi các cử tri đoàn kết trong tiến trình xác định tương lai của nước Nga bằng cách bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống. "Điều quan trọng là nhấn mạnh sự gắn kết, quyết tâm của chúng ta và cùng nhau tiến về phía trước. Mỗi lá phiếu mà các bạn đi bỏ đều có giá trị và có ý nghĩa. Do đó, tôi yêu cầu các bạn trong 3 ngày tới hãy đi bỏ phiếu", ông Putin nhấn mạnh trong một bài phát biểu qua video được đăng tải rộng rãi bởi truyền thông Nga. Ngoài ra trong bài phát biểu, ông Putin cũng cho rằng tất cả cử tri đều muốn thấy một nước Nga hùng mạnh, thịnh vượng và tự do "nhằm nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống".
Cuộc bầu cử tổng thống Nga năm nay được tổ chức trong bối cảnh hết sức đặc biệt, khi chiến sự ở Ukraine vẫn diễn ra ác liệt cũng như những áp lực lớn từ các lệnh trừng phạt của phương Tây hay NATO mở rộng. Việc kiểm phiếu được bắt đầu ngay sau khi cuộc bầu cử kết thúc. Các thành viên của ủy ban bầu cử khu vực sẽ công bố kết quả muộn nhất vào ngày 19/3 và ủy ban bầu cử của các vùng lãnh thổ cấu thành Liên bang Nga không muộn hơn ngày 21/3. Kết quả cuối cùng được Ủy ban bầu cử xác định trước ngày 28/3.
Thông tin bầu cử sẽ được công bố trong vòng 3 ngày sau khi kết thúc quá trình thống kê và kiểm phiếu. Ứng cử viên chiến thắng là người nhận được từ 50% trở lên. Nếu không xác định được ứng cử viên chiến thắng, Ủy ban bầu cử sẽ lên lịch cho vòng 2, được tổ chức sau 3 tuần khi vòng đầu tiên hoàn thành. Hai ứng cử viên có số phiếu bầu cao nhất sẽ tham gia bầu cử vòng 2. Bầu cử tổng thống Nga 2024 có hơn 1.000 quan sát viên. Các quan sát viên nước ngoài cũng sẽ có mặt tại cuộc bầu cử.
'Mổ xẻ' lợi thế vũ khí hiện nay của Nga so với Ukraine Nga sản xuất đạn pháo nhiều hơn gần 3 lần so với Mỹ và châu Âu sản xuất cho Ukraine, trong khi bom lượn cũng giúp Moscow giành lợi thế trên không. Bom lượn cải tiến của Nga trong chiến dịch ở Ukraine. ẢNH CHỤP TỪ CLIP CNN Báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) ngày 10.3 dẫn lời một quan...