Nga trang bị tên lửa Kalibr cho tất cả các hạm đội
Phó Tư lệnh Hải quân Nga, Phó Đô đốc Viktor Bursuk, ngày 23/10 cho biết tất cả các hạm đội của Nga sẽ được trang bị tàu hộ tống hạng nhẹ thế hệ mới mang tên lửa “Kalibr-NK”.
Một tàu chiến của Nga (Ảnh minh họa: Ria)
Phát biểu tại thủ đô Mátxcơva, Phó Đô đốc Viktor Bursuk cho biết 10 tàu hộ tống hạng nhẹ lớp Buyan-M trang bị tên lửa Kalibr sẽ được phiên chế vào lực lượng Hải quân Nga vào cuối năm 2019.
“Sẽ có sự tiếp nối hợp lý của những con tàu thuộc đề án 21.63 về các tàu hộ tống hạng nhẹ của xưởng thiết kế Saint-Peterburg… Đến cuối năm 2019, toàn bộ lô tàu này sẽ xuất xưởng và có khoảng 10 chiếc”, ông Bursuk phát biểu trên kênh truyền hình “Nước Nga 24″.
“Những con tàu này sẽ được chế tạo cùng lúc tại một số xí nghiệp và sẽ được đưa vào trang bị cho toàn bộ 4 hạm đội của chúng ta”, ông nói thêm.
Video đang HOT
Phó Tư lệnh Hải quân Nga lưu ý tên lửa “Kalibr” bố trí trên các tàu sẽ là vũ khí tấn công chính. Đây cũng là loại tên lửa đã được Nga sử dụng trong các cuộc không kích chống IS hồi đầu tháng này.
“Tầm hoạt động của những tên lửa này nói lên rằng ngay cả khi tàu đậu ở Biển Đen vẫn có khả năng đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách đủ xa, và hiển nhiên đó là điều bất ngờ khó chịu đối với những nước trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)”, Phó Tư lệnh Hải quân Nga nhấn mạnh.
Tàu hộ tống lớp Buyan-M có lượng choán nước 950 tấn, dài 74 m và có thể đạt tốc độ tối đa 45 km/giờ. Trên tàu có 8 ống phóng tên lửa 3K14 Kalibr và một số mẫu tên lửa khác đời cũ hơn.
Hiện tại, Nga đang triển khai chương trình tái vũ trang trị giá 325 tỷ USD, cho phép hiện đại hóa 70% các trang thiết bị quân sự vào năm 2020.
Vũ Anh
Theo Dantri/Sputnik
Cận cảnh tàu sân bay có độ dài hơn 200m của hạm đội Nhật Bản
Tại buổi duyệt binh hạm đội, Nhật Bản đã đưa đến tàu sân bay trực thăng Izumo dài 248m, chiến hạm lớn nhất của Nhật Bản từ Thế chiến II.
Theo Reuters đưa tin, buổi duyệt hạm đội Fleet Review 2015 diễn ra trên vùng biển gần Tokyo là màn phô diễn vũ khí hạng nặng quy mô lớn đầu tiên của quân đội Nhật Bản, kể từ khi Thủ tướng Shinzo Abe giành thắng lợi trong việc đề nghị quốc hội thông qua luật cho phép lính Nhật tham chiến để bảo vệ đồng minh ở nước ngoài.
Tâm điểm chú ý của buổi duyệt binh là, chiến hạm lớn nhất của Nhật Bản từ Thế chiến II. Tàu Izumo dài 248m, được biên chế hồi tháng 5/2015, là minh chứng rõ nhất cho thấy Tokyo đang mở rộng năng lực quân sự để hoạt động ở nước ngoài.
Tàu khu trục chở trực thăng lớp Izumo là tàu hộ vệ mặt nước lớn nhất trong hạm đội Nhật Bản hiện nay. So với tàu sân bay hạng nhẹ Hyuga lớn nhất Nhật đang sở hữu, Izumo dài hơn tới 51m, đủ cho thấy kích thước đáng nể của nó. Izumo cũng có kích cỡ lớn hơn các tàu sân bay hạng nhẹ như Cavour của Italy và Principe de Asturias của Tây Ban Nha và các tàu sân bay hạng nhẹ khác của Anh.
Ngoài ra, Izumo là một chiếc tàu chiến đa nhiệm. Nó có thể tiến hành đồng thời nhiều hoạt động, vừa có khả năng đổ bộ vừa có khả năng kiểm soát không phận và tấn công đất liền. Chiến hạm này có thể chở quân lính và phương tiện bên trong, khoảng 400 thủy quân lục chiến và xe tải (hoặc thiết bị tương đương). Vì vậy Izumo sẽ nâng cao đáng kể khả năng phòng vệ của Lực lượng Phòng vệ biển Nhật Bản.
Giới chức Tokyo tiết lộ tàu Izumo có thể mang các trực thăng tác chiến chống ngầm SH-60K Seahawk và trực thăng MCH-101 rà phá thủy lôi cải tiến.
Izumo còn được thiết kế để trong trường hợp cần huy động sẽ mang theo tối đa 14 trực thăng (7 chiếc SH-60K và 7 chiếc MCH-101). 5 chiếc trong số này có thể cất và hạ cánh đồng thời, nhờ Izumo có boong tàu lớn và 5 điểm hạ cánh.
Hơn nữa, việc mang được tới 12 - 15 chiếc F-35B sẽ khiến Izumo "vượt mặt" tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc, với phương thức tác chiến thứ hai là sử dụng Izumo theo mô hình tàu đổ bộ tấn công. Nếu đảm nhận chức năng kiểu này, Izumo sẽ tăng cường khả năng tấn công mặt đất và kiểm soát không phận trên biển, có vai trò cực kỳ quan trọng tác chiến đổ bộ quy mô lớn.
Tuy nhiên, do là một tàu đổ bộ chở trực thăng nên Izumo có nhược điểm là hệ thống vũ khí không mạnh, chỉ với hai hệ thống phòng không tầm gần Phalanx và hai bệ phóng tên lửa phòng không Raytheon RIM-116 SeaRAM, để chống lại tên lửa đối hạm.
Phan Hoàng
Theo_Người Đưa Tin
Mỹ sẽ điều 2 hạm đội cùng hoạt động ở Tây Thái Bình Dương Một đô đốc Mỹ đề xuất cho Hạm đội 3 mở rộng phạm vi hoạt động từ các căn cứ ở San Diego sang khu vực Tây Thái Bình Dương để tăng cường phối hợp với Hạm đội 7 đồn trú tại Nhât Bản. Tàu sân bay USS Ronald Reagan thuộc Hạm đội 3 của Hải quân Mỹ được điều sang hỗ trợ...