Nga trang bị 72 đầu đạn hạt nhân cho tàu ngầm tàng hình mới, Mỹ “mất hồn”
Tàu ngầm tàng hình mới của Nga trang bị tới 72 đầu đạn hạt nhân được cho là có thể giết chết hàng triệu người. Đây là tất cả những gì chúng ta biết về nó.
Vào ngày 22/5/2018, tàu ngầm “sát thủ” Nga Yuri Dolgoruky trượt xuống dưới những con sóng của Biển Trắng Bắc Cực. Không lâu sau, 4 tên lửa trông có vẻ dài đến 12m nổi lên từng cái một. Các tên lửa nhiên liệu rắn bốc cháy, đẩy chúng lên cao trong tầng bình lưu. Bốn tên lửa bay vọt qua Nga đáp xuống đất trong một bãi thử nghiệm tên lửa trên bán đảo Kamchatka, cách đó khoảng 5.600 km.
Giống như các tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) do Mỹ, Trung Quốc , Pháp, Anh và Ấn Độ vận hành, mục đích chính của các tàu ngầm lớp Borei của Nga gần như không thể tưởng tượng được: đó là mang đến sự hủy hoại cho các thành phố của kẻ thù, thậm chí xóa sổ các lực lượng hạt nhân khác trong cuộc tấn công đầu tiên.
Mỗi 16 tên lửa R-30 Bulava của tàu ngầm Yuri Dolgoruky thường mang theo 6 đầu đạn hạt nhân 150 kiloton được thiết kế để tách ra nhằm bắn trúng các mục tiêu riêng biệt. Điều này có nghĩa một tàu ngầm lớp Borei có thể được trang bị tới 72 đầu đạn hạt nhân có sức công phá gấp 10 lần quả bom nguyên tử Mỹ thả xuống thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Những đầu đạn hạt nhân này có thể trút xuống các thành phố hoặc căn cứ cách xa tới hơn 9.000 km.
Tên lửa Bulava có quỹ đạo bay nông khác thường, khiến việc đánh chặn trở nên khó khăn hơn. Các tên lửa nặng 40 tấn có thể triển khai tới bốn mươi mồi nhử để cố gắng chuyển hướng hỏa lực phòng thủ của đối phương.
Borei là SSBN tối tân nhất trong Hải quân Nga và được thiết kế để thay thế 7 SSBN lớp Delta thời Liên Xô. Gần như trong suốt thời Chiến tranh Lạnh, các tàu ngầm của Liên Xô được đánh giá là ồn ào hơn tàu ngầm của các đối tác phương Tây và do đó dễ bị phát hiện và tấn công bởi các tàu ngầm tấn công phương Tây hơn.
Video đang HOT
Vấn đề này cuối cùng đã được đánh giá nghiêm túc vào những năm 1980, khi Liên Xô đã nhập khẩu các công nghệ từ Nhật Bản và Na Uy để chế tạo tàu ngầm tấn công lớp Akula.
Quá trình xây dựng được tiến hành tại Severodvinsk và tàu ngầm tàng hình đầu tiên Yury Dolgoruky (được đặt theo tên của hoàng tử Nga, người thành lập thành phố Moscow) trình làng năm 2008. Nó được đưa vào hoạt động năm năm sau đó vào tháng 1/2013.
Mục đích chính của SSBN là không bị phát hiện đủ lâu để giải phóng hỏa lực đáng sợ của nó. Chiến lược trở nên dễ dàng hơn nhờ các lò phản ứng hạt nhân của chúng cho phép chúng bị chìm sâu dưới biển trong nhiều tháng. Để đạt được điều đó, tàu ngầm lớp Borei được thiết kế theo tiêu chuẩn tàng hình âm thanh cao hơn so với các thiết kế thời Liên Xô, và có khả năng trốn tránh những kẻ thù có thể tìm ra vị trí của nó. Cả thân tàu và máy móc bên trong tàu ngầm khổng lồ 24.000 tấn đều được bọc trong cao su để làm giảm âm thanh.
Lò phản ứng OKF-650B 190 megawatt giúp tàu ngầm lớp Borei giữ yên lặng tối ưu khi di chuyển với tốc độ dưới nước tối đa 30 hải lý. Truyền thông Nga tuyên bố mức độ âm thanh của Borei chỉ bằng1/5 so với SSBN Typhoon và Delta-IV.
Để phòng thủ chống lại tàu địch và tàu ngầm của kẻ thù, Borei cũng có 8 ống phóng ngư lôi 533 mm và 6 bệ phóng đối phó trên mũi tàu. Nếu lâm vào tình thế cấp bách nguy hiểm, Borei có một cửa thoát hiểm bật ra trên lưng cho 107 thủy thủ đoàn.
Trong số ba tàu ngầm lớp Borei đang hoạt động, Yuri Dologoruky án ngữ tại Ghadzhievo (gần Murmansk) được giao cho Hạm đội phương Bắc, trong khi Alexander Nevsky và Vladimir Monomakh là một phần của Hạm đội Thái Bình Dương, đóng tại Vilyuchinsk trên Bán đảo Kamchatka.
Từ năm 2012 đến 2016, xưởng đóng tàu Severomash đã trình làng 5 tàu ngầm thế hệ mới 955A Borei-II/Borei-A. Tàu dẫn đầu Knyaz Vladimir trình làng vào năm 2017 và dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào năm 2019. So với phiên bản cũ, theo ảnh vệ tinh, Knyaz Vladimir dường như dài hơn 6 mét. Hệ thống chiến đấu, cảm biến và liên lạc của tàu ngầm này cũng được cải tiến để trở nên hiện đại hơn. Khả năng tàng hình âm thanh và khả năng sinh sống của thủy thủ đoàn cũng được cải thiện.
Tất cả 5 chiếc Boreis-A dự kiến được đưa vào hoạt động vào năm 2021, mặc dù hoạt động đóng tàu của Nga thường xuyên bị chậm so với kế hoạch.
Tổng cộng, 8 tàu ngầm lớp Boreis sẽ hoạt động trong Hải quân Nga, chia đều cho hạm đội Thái Bình Dương và phương Bắc.
Phương tiện truyền thông Nga cho biết, 2 hoặc 6 tàu ngầm lớp Boreis khác có thể được xây dựng trong từ giữa đến cuối những năm 2020, để đạt tổng số 10 đến 14 tàu ngầm Boreis.
Hai trong số này có khả năng là một biến thể Borei-K mang tên lửa hành trình tương đương các tàu ngầm tên lửa hành trình SSGN lớp Ohio của Hải quân Mỹ.
Tuy nhiên, Borei chỉ chiếm một nửa lực lượng răn đe hạt nhân trên biển trong tương lai của Hải quân Nga. Nửa còn lại sẽ đến từ một hạm đội gồm bốn tàu ngầm lớp Khaborovsk.
Nửa còn lại sẽ đến từ một hạm đội gồm bốn tàu ngầm lớp Khaborovsk,, mỗi chiếc mang theo 6 ngư lôi không người lái Poseidon chạy bằng năng lượng hạt nhân được cho là không thể đánh chặn và có khả năng tạo ra sóng thần.
Theo Danviet
Quân sự thế giới : Nga đã có thể "thống trị cả thế giới dưới nước"
Ấn bản Stern của Đức bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với tàu ngầm hiện đại Belgorod của Nga, gọi đây là "người khổng lồ dưới nước", có khả năng thực hiện nhiều sứ mệnh đặc biệt trong điều kiện hoàn toàn bí mật.
Tờ báo Đức tập trung chú ý hơn cả đến tính năng siêu việt của tàu ngầm, sự thu hút nằm ở chỗ phương tiện tác chiến tối tân này có thể mang theo cả tàu ngầm khác với kích thước nhỏ hơn, và đặc biệt còn được trang bị ngư lôi "Poseidon", vũ khí được ấn phẩm ví như "ngư lôi Ngày tận thế".
Stern nhấn mạnh vấn đề vì sao tàu ngầm của Nga lại gây "lo ngại đặc biệt" đến thế. Câu trả lời nằm ở chỗ, siêu ngư lôi Poseidon được trang bị đầu đạn nhiệt hạch có sức công phá 2 Megaton, có khả năng tiêu diệt toàn bộ nhóm tàu sân bay Mỹ, cũng như tạo sóng thần kinh hoàng cuốn trôi khu vực ven biển Hoa Kỳ.
Ngoài ra, ấn phẩm tập trung vào động cơ hạt nhân Poseidon, cho phép ngư lôi có khả năng sở hữu nguồn năng lượng gần như vô hạn và đạt tốc độ dưới nước lên tới 200 km mỗi giờ.
Tổng kết lại, tờ báo Đức nhấn mạnh rằng, với việc sở hữu không chỉ siêu ngư lôi "độc nhất vô nhị", mà giờ đây đã thành phương tiện hiện đại giúp di chuyển đến hầu hết mọi địa điểm, Nga đã có thể "thống trị cả thế giới dưới nước".
Theo Danviet
Nga sở hữu siêu vũ khí đủ xóa sổ mục tiêu ở Mỹ trong 5 phút Theo một cựu sĩ quan Nga cấp cao, các siêu vũ khí thông minh thế hệ tiếp theo của Nga có thể xóa sổ các trung tâm chỉ huy của Mỹ trong 5 phút. Đô đốc đã nghỉ hưu Vsevolov Khmyrov cho biết các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ hoàn toàn nằm trong phạm vi tấn công của các tàu và tàu...